Nhưng để tiến về phía tương lai với một thiết bị thông minh bị 'dính chặt' bởi một hệ điều hành nằm bên trong nó thì có lẽ sẽ cản trở bước tiến này. Vậy thì smartphone trong tương lai sẽ phải như thế nào?
Cấu hình, thiết kế của chúng thì có lẽ chúng ta vẫn chưa biết được vì không chừng trong vài năm tới sẽ có một 'iPhone phiên bản thứ hai' thay đổi cách nhìn của con người về một thiết bị thông minh.
Nhưng trước hết hãy thử nghĩ đến việc bạn rời khỏi nhà mà không mang theo smartphone, điều này sẽ làm bạn cảm thấy lo lắng, thậm chí là sợ hãi vì thiếu một 'người bạn' đã quá đỗi quan trọng với chúng ta.
Nhiều người thậm chí còn không chịu rời khỏi phòng nếu không có smartphone kia mà. Thế nên bạn có thấy phấn khích hay không khi mà trong tương lai việc bạn bỏ quên 'dế' ở nhà sẽ chẳng có vấn đề gì cả?
Không vòng vo nữa, với mong muốn giúp người dùng có thể sử dụng được chiếc smartphone của họ thông qua bất cứ chiếc điện thoại nào, một công ty có tên Nextbit đã giới thiệu mẫu smartphone Nextbit Robin với một hệ điều hành được đồng bộ thông qua những 'đám mây lưu trữ' của họ.
Tức bạn có thể truy cập các ứng dụng, dữ liệu, hình ảnh của bạn từ một chiếc Nextbit Robin của người khác mà không làm ảnh hưởng đến sự riêng tư của họ.
Hiểu đơn giản hơn thì từ hệ điều hành cho đến dữ liệu được lưu trữ trên chiếc Nextbit Robin đều có thể được đồng bộ hoá lên trên các 'đám mây dữ liệu' để từ đó giúp bạn có thể dử dụng chiếc smartphone của mình thông qua bất kì chiếc Nextbit Robin nào của bạn bè.
Thế nên cho dù bạn có bị mất điện thoại đi chăng nữa thì cũng chẳ sao vì dường như tất cả đã được lưu trữ lên 'đám mây' hết rồi. Xét trên lý thuyết thì chiếc smartphone này rất hữu dụng nhưng nếu chúng được các nhà sản xuất khác áp dụng theo thì lại khó khả thi.
Tại sao lại khó khả thi ư? Bởi vì nếu làm như vậy thì làm sao những nhà sản xuất khác bán được phần cứng của họ nữa, vì thiết kế bên ngoài cũng như phần cứng của những chiếc smartphone trên thị trường ngày nay đang là 'con gà đẻ trứng vàng' dành cho họ kia mà.
Hơn nữa, một nền tảng hệ điều hành dựa trên những đám mây lưu trữ cũng đặt ra một thách thức không chỉ cho các nhà sản xuất smartphone mà còn cho cả các công ty phần mềm lẫn các nhà mạng.
Nếu người dùng sử dụng lưu lượng mạng, kể cả Wifi, nhằm để đồng bộ dữ liệu, hình ảnh của họ thông qua hệ điều hành trên đám mây thì lúc đó các nhà mạng sẽ phải đau đầu hơn do nhu cầu về băng thông và truyền tải là rất cao.
Chưa hết, tính bảo mật trong lúc truyền dữ liệu giữa smartphone và máy chủ trên đám mây vẫn còn là một dấu hỏi nếu nó được thuơng mại hoá một cách mạnh mẽ.
Tóm lại thì Nextbit Robin thực sự là một ý tưởng hay và tất nhiên nó đã được ra mắt. Nhưng để chúng ta có thể nhân rộng những chiếc smrtphone như vậy, trước hết chúng ta phải nâng cấp được băng tần mạng, nếu cần thiết thì phải tiến lên sử dụng cả công nghẹ mạng 5G để có thể sử dụng được hệ điều hành được lưu trữ trên đám mây.
Còn không thì hiện tại chúng ta vẫn tạm hài lòng với những chiếc smartphone mà mình đang có và đừng quên bỏ rơi chúng ở nhà một mình bạn nhé.
*Lược dịch từ trang AndroidPIT.
- Bất ngờ với 5 công nghệ lưu trữ dữ liệu tuyệt vời của tương lai!
- Người dùng Google Pixel có thể lưu trữ dữ liệu trực tuyến không giới hạn
- Trong khi dịch vụ iCloud có giá quá 'chát', Google Photos lại FREE
Nguồn:Thế giới di động