Trước đó chúng tôi đã có bài nói về thế hệ thứ hai của chiếc USB “sát thủ”. Tác giả của USB sát thủ tuyên bố rằng: 95% các thiết bị điện tử không thể chịu được sự thay đổi điện áp đột ngột tại cổng USB. Đây là chính là lỗ hổng mà USB Killer 2.0 đã lợi dụng để phá hủy các thiết bị mà nó kết nối vào. Nó có cầu tạo gồm một tụ điện có khả năng tích điện tức thì và đạt đến điện áp 240 V rồi lập tức xả điện vào cổng USB khiến hầu hết mọi linh kiện điện tử phải hỏng hoặc bị chập cháy.
USB này hiện đang được bán trên thị trường và đã được những khách hàng đầu tiên thử nghiệm thực tế. Và một trong số đó là tác giả của kênh YouTube EverythingApplePro. Khi gắn chiếc USB “chết chóc” phiên bản 2.0 vào máy tính để bàn thì gần như ngay lập tức đã không còn 'dấu hiệu của sự sống'.
Tiếp theo đó, anh chàng lại khiến cuộc tàn sát trở nên càng thú vị hơn: Đem thiết bị phá hủy này cắm vào iPhone 7 Plus và Samsung Galaxy Note7 qua cáp USB OTG. Với bê bối cháy nổ diễn ra gần đây thì rất có khả năng chúng ta sẽ được chứng kiến một màn khói lửa đẹp mắt ở chiếc Note7, phải vậy chăng?
Thế nhưng cuộc đời không đơn giản như thế, và kết quả khá bất ngờ. Vậy thì trước khi xem video, các bạn hãy dự đoán xem giữa Note 7 và iPhone 7 Plus thì cái nào sẽ “hi sinh” trước?.
Trong khi đó chiếc Samsung Galaxy Note 7 lại không hề hấn gì, thậm chí máy còn nhận chiếc USB sát thủ kia là một thiết bị cần sạc và cấp nguồn cho nó. Ngay cả khi đã chuyển chế độ về “Sạc điện thoại” thì cũng không có vấn đề gì xảy ra cả. Màn khói lửa đã không xuất hiện như mong đợi.
Như vậy có thể tạm kết luận rằng cả Apple và Samsung đều có trang bị cho 2 thiết bị đầu bảng của mình mạch bảo vệ quá tải, quá áp. Ở chiếc iPhone 7 Plus thì cổng Lightning “ra đi” để bảo vệ cho bo mạch và các linh kiện điện tử bên trong, còn chiếc Note7 “tai tiếng” thì khả năng bảo vệ còn ở mức đỉnh cao hơn nữa khi không hề bị tổn hại gì cả. Đúng là “giặc ngoài” không sợ, chỉ sợ “thù trong” – hỏng từ trong máy hỏng ra mà thôi.
Nguồn : Genk.vn
ĐĂNG KÝ NHẬN THÔNG TIN iPHONE 7 KHI CÓ HÀNG
Nguồn: Thế giới di động