Bắt đầu từ một câu chuyện lịch sử…
Trước sự phá hủy tàn bạo từ phía vị vua khét tiếng Mohammed II (Thổ Nhĩ Kỳ) tại Byzantine, Giáo Hoàng Paul như một cách tự vệ hữu hiệu nhất đã tìm đến sự kết giao với Moscow bằng việc gả công nương Sophia (cháu gái vị hoàng đế cuối cùng của Byzantium) cho đại công tử Ivan III - người duy nhất có thể đấu chọi với quốc vương Thổ Nhĩ Kỳ để củng cố vị trí của Rome tại thời điểm khó khăn ấy.
Một trong những câu chuyện được nhắc nhiều nhất về cuộc hôn phối lịch sử ấy chính là món quà hồi môn mà công nương Sophia mang tới nước Nga. Chiếc huy hiệu mang hình đại bàng vàng hai đầu trên triện của vị Hoàng đế cuối cùng đế chế Byzantine được coi như một bước đệm quan trọng trong việc hình thành biểu tượng mới của đất nước Nga - biểu tượng của sức mạnh lịch sử, con người và niềm kiêu hãnh của một dân tộc lớn.
Với việc kết hôn và được thừa kế toàn bộ biểu tượng từ hoàng gia của người vợ Sophia Palaiologina , hình ảnh đại bàng hai đầu chính thức trở thành biểu tượng của Nga bắt đầu từ thế kỉ thứ 15. Trên hình là con dấu chính thức của Ivan đại đế được sử dụng trong thời kì trị vì của ông.
Và trải qua những biến động lịch sử…
Trong những cuộc chinh phạt miền đất mới và chính sách của từng vị hoàng đế, chiếc quốc huy của Nga ít nhất cũng đã ngót nghét trên dưới chục lần bị thay đổi hình dáng và các chi tiết trang trí. Đôi khi, biểu tượng đại bàng được khai thác triệt để chất hung hăng hiếu chiến như dưới thời hoàng đế Ivan IV, cũng có khi lại mang màu đen tuyền của lòng can đảm như thời Peter Đại đế hoặc quay trở lại màu vàng nguyên thủy của sự khai sáng và hòa bình thời Hoàng đế Alexander I…
Biểu tượng quốc huy Nga là một con đại bàng hai đầu bằng vàng, sải rộng đôi cánh của mình trên một tấm khiên bảo vệ màu đỏ. Trên đầu con đại bàng có ba vương miện lịch sử, trên chân đại bàng - tượng trưng cho quyền lực của người đại diện và cường quốc, trên ngực đại bàng trên tấm khiên bảo vệ có người kỵ sỹ đang đánh con rồng bằng cây giáo.
Tất cả những thăng trầm của lịch sử Nga cứ như vậy được tái hiện rồi lại thay đổi trên quốc huy và cuối cùng cũng được thống nhất lại vào tháng 12/2000 dưới bàn tay của hoạ sĩ Yevgeny Ukhnalev.
Đến niềm kiêu hãnh của một cường quốc…
Với diện tích lãnh thổ trải dài khắp siêu lục địa Á Âu, Liên Bang Nga - đất nước của sự giao thoa văn hóa Đông Tây từ cổ chí kim không chỉ hấp dẫn bởi những câu chuyện chinh phạt của những vị hoàng đế, bởi thiên nhiên hùng vĩ mà còn bởi sự phát triển thần kỳ xứng tầm cường quốc của những người con Nga.
Lấy nguyên mẫu từ hình ảnh quốc huy Nga, linh vật hiện thân trên chiếc điện thoại mới nhất 2016 của Mobiado – Professional 3 GCB Great Empires Russia như đang kể lại chuỗi hành trình dài kì bí trong câu chuyện về nguồn gốc và sức mạnh của một cường quốc lẫy lừng.
Biểu trưng đại bàng trên tác phẩm cơ khí Professsional 3 GCB Great Empires Russia tượng trưng cho quyền uy lớn hơn vương quyền, một quyền quân chủ đế chế thực thụ, một ông vua trong những ông vua.
Cũng bởi sức mạnh được cô đọng từ ngàn năm lịch sử cùng sự kiêu hãnh trong tâm khảm những người con xứ sở bạch dương, một vài thương hiệu xa xỉ lớn trên thế giới cũng dốc lòng để có một cơ hội chạm vào biểu tượng văn hóa của một dân tộc vĩ đại.
Chiếc Speake-Marin Imperial Russian Eagle chế tác theo đơn đặt hàng riêng của một triệu phú người Nga với 55 viên kim cương khảm kín thân đại bàng cùng 12 viên kim cương hiển thị tương ứng 12 cọc số La Mã biểu thị giờ và chiếc điện thoại Professional 3GCB Great Empires Russia mạ vàng giới hạn 99 chiếc trên toàn cầu.
Trên bộ khung máy mạ vàng 24K nguyên chất, Professional 3GCB Great Empries Russia mô phỏng gần như đầy đủ những chi tiết dù là nhỏ nhất có mặt trên quốc huy nổi tiếng của nước Nga.
Một trong những phiên bản về Việt Nam đầu tiên có giá bán lẻ 125 triệu đồng. 99 vị chủ nhân của thiết bị được đồn đoán là những yếu nhân có vai trò quan trọng trong lĩnh vực của mình.
Theo vietnamnet.vn