Bạn muốn bảo vệ thông tin cá nhân trên smartphone của mình? Hãy thực hiện 4 cách rất đơn giản trong bài viết để giữ an toàn cho điện thoại.
Ngày nay, khi mà khả năng của điện thoại thông minh ngày càng được nâng cao với nhiều công nghệ và tính năng mới thì đồng nghĩa với việc các nguy cơ bị đánh cắp dữ liệu hay thông tin cá nhân trên smartphone cũng tăng lên. Bởi vì chúng ta đang sử dụng điện thoại của mình với tần suất và phạm vi lớn hơn rất nhiều trước đây. Các bạn có thể tiếp xúc với mạng xã hội để mua sẵm trực tuyến, giao dịch ngân hàng, lướt web... ngay trên smartphone với vài thao tác đơn giản.
Tuy nhiên, các thông tin như vậy lại dễ bị đánh cắp hơn nên khuyên các bạn hãy thực hiện 4 phương pháp đơn giản dưới đây để bảo vệ thông tin cá nhân và gần như là các smartphone hiện nay đều sở hữu một trong số đó.
Xem thêm: 4 smartphone tầm trung khuấy động thị trường Việt nửa cuối 2016
Luôn khóa điện thoại bằng mật khẩu
Hầu hết các điện thoại thông minh ngày nay từ phân khúc giá rẻ đến cao cấp đều được trang bị tính năng này. Hãy cố gắng các chế độ bảo mật khóa màn hình lên khi có thể bởi nó đảm bảo cho smartphone của bạn được an toàn trước những người lạ. Bạn cũng có thể bật tùy chọn xóa dữ liệu trong máy khi mở sai mật khẩu quá nhiều lần để tránh trường hợp thiết bị mất cắp.
Các nhà sản xuất bây giờ còn cung cấp nhiều cơ chế bảo mật mới giúp điện thoại của bạn an toàn hơn như sử dụng cảm biến sinh trắc học bằng vân tay hay mống mắt. Các công nghệ này cũng giúp người dùng tiết kiệm được thời gian mở khóa đi khá nhiều và lại không dễ để sao chép.
Công nghệ quét võng mạc mới trên Samsung Galaxy Note 7
Không truy cập các website hay ứng dụng lạ
Các hacker hay những kẻ đánh cắp thông tin thường sử dụng các website và ứng dụng lạ mắt với các nội dung hấp dẫn để đánh vào tâm lý tò mò của bất kỳ ai. Chúng gắn lên đó các mã độc hại, virut để khi người dùng nhấp vào các đường link sẽ đồng nghĩa với việc đưa các mã độc vào và gây nguy hiểm cho chính điện thoại của bạn. Những mã độc này sẽ thực hiện sao chép toàn bộ thông tin cũng như hoạt động của người dùng trên điện thoại để gửi về cho hacker.
Và sẽ khó có thể kiểm soát các mã độc này một khi nó đã xâm nhập thiết bị của bạn vì thế hãy cảnh giác với các đường link, ứng dụng lạ ngay cả khi nó được người quen của bạn gửi tới.
Sử dụng các phần mềm khóa ứng dụng
Trên các kho ứng dụng hiện nay cung cấp rất nhiều phần mềm khóa ứng dụng tốt từ các nhà phát triển uy tín. Vì vậy, nếu có mạng ở đây bạn hãy tải ngay về cho mình một phần mềm như App Lock chẳng hạn để có thể khóa bất cứ ứng dụng nào mà bạn muốn không một ai ngoài bạn có thể truy cập được. Đây cũng được coi là một lớp bảo mật thứ 2 sau việc tạo mật khẩu cho màn hình khóa.
Samsung Galaxy Note 7 được trang bị tính năng khóa ứng dụng
Các bạn nên chọn các ứng dụng cần thiết và chứa nhiều thông tin cá nhân như tin nhắn, thư viện, mail, quản lý file, facebook... Và hãy nhớ thiết lập một mật khẩu khác với mật khẩu màn hình khóa để tránh kẻ gian 'một công đôi việc'.
Xem thêm: 4 tính năng quan trọng trên Galaxy Note 7 mà dân văn phòng không thể bỏ qua
Thường xuyên theo dõi các ứng dụng truy cập dữ liệu cá nhân
Dù muốn hay không thì chúng ta vẫn phải chấp nhận để một số ứng dụng được quyền truy cập các dữ liệu cá nhân như là tin nhắn, gọi điện, camera...Tuy nhiên hãy thường xuyên kiểm tra chúng để nắm được là ứng dụng đó truy cập thông tin gì trên máy. Một số nhà sản xuất cũng có hẳn một phần mềm theo dõi việc này ví dụ như DTEK của BlackBerry.
Hiện nay, trên các smartphone chạy Android 6.0 cũng đã có tính năng cấp quyền cho ứng dụng từ chính người dùng tức là bạn có thể kiểm soát và cho phép một phần mềm nào đó được truy cập dữ liệu ra sao theo ý muốn. Trong trường hợp các ứng dụng không rõ nguồn gốc mà đòi hỏi quả nhiều quyền truy cập thì các bạn cũng nên xem xét nên cài đặt chúng hay không.
Hồng Sơn
Tham khảo Zing
Nguồn: fptshop.com.vn