Trước những lo ngại về cơn bão Diamu, chiều ngày 19/8, nhiều cơ quan, doanh nghiệp như FPT, VTC... đã chủ động thông báo cho nhân viên về sớm, tránh khả năng bão có thể đổ bộ vào khoảng 13h chiều ngày 19/8.
Bắt đầu từ 13h chiều, cơn bão đổ bộ Hải Phòng và Thái Bình, gần 16h bão vào Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nội, gây gió mạnh cấp 8 - 9.
Hàng loạt cây cối đã bị đổ bởi cơn bão, trong đó có một cây xà cừ cổ thụ đè bẹp một chiếc xe Kia Forte trên phố Hai Bà Trưng, Hà Nội, rất may là không có thiệt hại về người.
Facebook mở tính năng thông báo an toàn cho người dùng Facebook ViệtĐến khoảng 16h cùng ngày, cơn bão đã suy yếu thành ấp thấp nhiệt đới, sức gió giảm, mưa rải rác, tuy nhiên, người dân vẫn cần đề phòng cây đổ do sau khi ngấm nước, đất bở, những cây xà cừ cổ thụ có nguy cơ đổ cao khi gặp gió.
Trong chiều 19/8, người dùng Việt bất ngờ nhìn thấy nút kiểm tra an toàn (Safety Check), theo đó, khi bấm vào nút I'm Safe (Tôi an toàn), người dùng Facebook có thể thông báo trạng thái bản thân sau cơn báo, trên tường Facebook của mình.
Safety Check là tính năng giúp người dùng tại nơi bị nạn thông báo cho bạn bè, người thân biết họ đã được an toàn. Người dùng có thể dùng tính năng này để gửi đề nghị thông báo về trạng thái tới bạn bè, người thân của mình, xem họ có ảnh hưởng gì sau những thảm hoạ hay không.
Chị Phương Hà, một người dùng Facebook tại Hà Nội cho biết, Facebook của chị đã đưa ra thông báo, chị nên đánh dấu tình trạng của bản thân và chị đã sử dụng tính năng này.
Nhiều người dùng Việt đã sử dụng tính năng của Facebook để thông báo về tình trạng an toàn của bản thânTính năng của Facebook cũng cho phép, kiểm tra tình trạng an toàn của bạn bè trên Facebook của mình, bằng cách xem họ đánh dấu tình trạng của bản thân hay chưa, hoặc có thể gửi cho họ một thông điệp, đề nghị thông báo tình trạng này.
Tuy nhiên, không phải ai ở các khu vực bão đi qua đều nhận được thông báo mở tính năng Safety Check, anh Phùng Mạnh Hùng cũng ở Hà Nội cho hay, anh không hề nhận được thông báo nào từ Facebook cho việc anh nên đánh dấu vào tính năng kiểm tra an toàn.
Điều này có thể giải thích, có thể là do anh Hùng không bật chế độ định vị trên tài khoản Facebook của mình, do đó, Facebook đã không biết anh ở vùng có bão để đưa ra đề nghị về việc anh nên bật tính năng kiểm tra an toàn, để thông báo cho người thân, bạn bè của mình.
Facebook ra mắt Safety Check vào tháng 10/2014 sau khi lần đầu tiên giới thiệu nó tại Nhật Bản - quốc gia thường hay hứng chịu tai hoạ tự nhiên như động đất, bão.
Tuy nhiên, không phải lúc nào Facebook cũng bật Safety Check, mạng xã hội này được kích hoạt trong vụ khủng bố đẫm máu tại Paris, Pháp, nhưng lại không được kích hoạt cho những thảm hoạ khác.
Trong ngày 19/8, những nhà mạng như MobiFone, Viettel... cũng gửi cảnh báo bão đến khách hàng, đề nghị trú ẩn ở nơi an toàn và hạn chế đi lại cho tới khi cơn bão đã đi qua.
Theo ictnews.vn