Hãy để Android 7.0 Nougat sang một bên, theo như một số nguồn tin gần đây tiết lộ rằng, Google đang tiến hành phát triển một hệ điều hành mới mang tên Fuchsia.
Được biết hệ điều hành này không dùng nhân Linux và có các tính năng tương tự Android. Chưa rõ Google sẽ sử dụng hệ điều hành này với mục đích gì.
Đầu tiên, Fuchsia không hoạt động dựa trên nhân Linux Kernel, vốn là nền tảng chính của cả Android lẫn Chrome OS. Điều này đồng nghĩa với việc Fuchsia là hệ điều hành hoàn toàn mới.
Trang Android Police từng nhận định các hệ điều hành mang nhân Linux sẽ đòi hỏi phần cứng cao và cồng kềnh, khó tương thích ổn với các thiết bị gia dụng thông minh như Internet of Things.
Có vẻ như Google đã tạo ra Fuchsia với nhân được thiết kế để hướng tới các thiết bị IoT để phục vụ một số dự án gần đây của hãng như Android Auto và Google Home.
Hệ điều hành mới của Google: Fuchsia
Hệ điều hành mới có tên 'Fuchsia', được ghép từ hai từ 'Pink + Purple', vốn không nói lên ý nghĩa rõ ràng nào. Nó dùng nhân Magenta dựa trên dự án 'Little Project' của Google. Nhân này được thiết kế để hướng tới các thiết bị IoT, đồng thời nó cũng tương thích tốt với cả các thiết bị smartphone lẫn máy tính PC.Dù vậy, Fuchsia có giao diện người dùng tương tự với Android hiện tại, mang hơi hướng của Material Design. Ngoài ra, nó cũng hỗ trợ hầu như tất cả các vi xử lí hiện tay từ các chip 32, 64bit ARM hay chip 64bit trên PC.
Rõ ràng Fuchsia sẽ thừa hưởng những gì tinh túy nhất trên AndroidGoogle tạo ra Fuchsia để làm gì?
Nhiều người cho rằng đây chính là nỗ lực mới của Google để kết hợp và thay thế cả Android lẫn ChromeOS, mang lại trải nghiệm đồng nhất với cả điện thoại, máy tính bảng, laptop, PC và các thiết bị thông tin thuộc IoT.
Một suy đoán khác ít tiêu cực hơn, đơn giản là Google muốn tạo ra một hệ điều hành nhẹ nhàng hơn để tối ưu hóa tốt với các sản phẩm như OnHub hay Google Home.
Trên lý thuyết, việc thay thế Android và ChromeOS có vẻ rất hiệu quả để mang lại trải nghiệm tốt, đồng nhất, nhưng khi xem xét thực tế, bạn sẽ nhận ra ngay rằng để thuyết phục hàng trăm triệu người dùng từ bỏ một nền tảng quen thuộc để đến với hệ điều hành non trẻ khác là điều không hề dễ dàng.
Android sẽ không dễ bị thay thế
Còn quá sớm để nói rằng hệ điều hành Android đã đến lúc phải bị thay thế. Chưa kể nếu tạo ra thay đổi này, Google có thể sẽ đối mặt với nguy cơ mất đi sản phẩm chủ lực Android.
Android hiện đang chiếm tới hơn 80% thị trường smartphone trên toàn thế giới. Để thay thế Android phải cần một cuộc cách mạng vô cùng lớn, tuy nhiên chắc chắn đây chưa phải là lúc.
Cũng có nhiều khả năng đây chỉ là thử nghiệm của Google mà thôi, và có thể Fuchsia sẽ không bao giờ xuất hiện ngoài thị trường với sản phẩm thương mại bởi vì Google hiện tại đã quá hài lòng với Android và các hệ sinh thái đám mây của họ.
Hiện tại, Fuchsia chỉ đang ở giai đoạn phát triển nên chưa rõ chiến lược lâu dài của Google là gì. Tuy nhiên, trước sức ảnh hưởng to lớn Android đã gây dựng được, công ty khó lòng từ bỏ “con gà đẻ trứng vàng” để đặt cược vào một nền tảng mới.
Bạn có nghĩ nền tảng hệ điều hành mới Fuchsia mà Google đang phát triển sẽ thành công không?