Sau khi câu hỏi được chia sẻ trên Reddit, nó ngay lập tức thu hút được sự quan tâm của rất nhiều thành viên.
Theo lẽ thường, câu trả lời rõ ràng là “có”, bởi với chiều cao có thể lên tới 28m khi trưởng thành khiến hươu cao cổ chẳng khác gì một ngọn tháp giữa thảo nguyên.
Hươu cao cổ chẳng khác gì những “ngọn tháp” di động trên thảo nguyên (Ảnh: Internet)
Tất nhiên, sét không phải lúc nào cũng nhắm vào các vật thể cao nhất trong khu vực, nhưng rõ ràng là những vật cao hơn sẽ dễ bị tổn thương hơn do khoảng cách gần nhất với những đám mây điện tích. Nhiều sự kiện từng được ghi lại có liên quan đến vấn đề này:
Theo nhà động vật học Darren Naish “Từ năm 1996 đến năm 1999, khu bảo tồn Tê giác và Sư tử gần Krugersdorp, Nam Phi, đã có hai con hươu cao cổ bị sét đánh, một con chưa trưởng thành cũng bị tấn công nhưng may mắn thoát nạn”
Năm 2003, sét đã đánh gục một con hươu cao cổ ở Disney’s Animal Kingdom ở Florida. Vào thời điểm đó, đây là vụ tai nạn duy nhất xảy ra trong công viên.
Năm 2011, kỹ sư điện Chandima Gomes – một trong những chuyên gia hàng đầu về an toàn sét thuộc Đại học Putra Malaysia, đã viết một công trình nghiên cứu khoa học về tác động của sét đối với động vật. Ông nói rằng “động vật với sự tách biệt lớn giữa chân trước và sau … rất dễ bị chấn thương bởi sét”.
Tia điện có thể đi qua các cơ quan quan trọng và gây thương vong cho chúng. Gomes cũng viết những con vật cao hơn như voi và hươu cao cổ có thể là nạn nhân của những tia sét bật lại sau khi đánh vào một cái cây gần đó. Chúng cũng có thể bị tổn hại nếu tiếp xúc trực tiếp với cây bị đánh, trong trường hợp này, dòng điện sẽ truyền từ các cành cây qua cơ thể con vật và truyền xuống đất.
Các giải thích của Gomes có nền tảng khoa học vững chắc, nhưng nếu không có một công trình thống kê và nghiên cứu nghiêm túc sẽ rất khó để có thể đưa ra một kết luận chính xác. Điều duy nhất chung ta có thể chắc chắn đây không phải là một hiện tượng phổ biến và gây ảnh hưởng ít hơn nhiều so với biến đổi khí hậu và những tác động gây ra bởi con người.
Hoài Anh