Ứng dụng miễn phí có thể "mất phí" nhiều hơn bạn nghĩ!
Tất cả chúng ta đều thích các ứng dụng miễn phí, phải thừa nhận điều đó! Việc phải trả tiền để được sử dụng một tiện ích di động là nỗi ám ảnh của nhiều người. Tuy nhiên, nếu biết được sự thật đằng sau cái gọi là 'miễn phí' thì nhiều khả năng từ bây giờ, mỗi khi cần tải về một tiện ích nào đó, bạn sẽ ưu tiên những sản phẩm mất phí hơn. Tin hay không? Hãy cùng đọc phần dưới nhé.
Ứng dụng miễn phí, thực ra là có mất phí
Đây chính là vấn đề: các nhà lập trình phát triển ứng dụng cũng cần phải có thứ gì đó để duy trì cuộc sống. Điều này có nghĩa, sự nỗ lực của họ phải tạo ra lợi nhuận (bằng cách nào đó). Việc đặt quảng cáo dường như không phải là một vấn đề lớn khi bạn tải về được một ứng dụng tốt với mức giá '0' đồng nhưng một nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng mô hình này đang tác động tới trải nghiệm người dùng di động nhiều hơn chúng ta nghĩ.
Nếu muốn biết liệu đồng tiền mình bỏ ra có nhận lại được điều xứng đáng thì hãy nhìn vào những tác động tiêu cực của những thứ được gọi là 'miễn phí'.
Quảng cáo thực sự gây khó chịu!
Hãy nhìn vào một thực tế cơ bản nhất: Chẳng ai thích quảng cáo cả. Tất cả chúng ta đều phải đối mặt với nó bởi vì đó là sự thay thế đáng giá cho việc không phải trả tiền để mua nhưng thực sự là không một ai hạnh phúc khi nhìn thấy quảng cáo. Sẽ không bao giờ tôi nghĩ 'Wow, quảng cáo Piano Tiles thật tuyệt vời và chính nó đã khiến tôi thua màn chơi này' khi phải dừng màn chơi hiện tại của game Color Switch cả.
Freemium thậm chí còn đắt hơn
Freemium là các ứng dụng được phát hành dưới dạng miễn phí nhưng một số tính năng trong ứng dụng yêu cầu người dùng phải nâng cấp lên bản Premium để được trải nghiệm. Candy Crush là một trong rất nhiều đại diện tiêu biểu của hình thức này. Chúng ta đều biết nó gây nghiện. Liệu bạn có dừng được ham muốn chinh phục khi đã lên đến level 700 và bỗng nhiên thiếu mất một bổ trợ để vượt qua màn chơi khó trong khi cửa hàng game đang có sẵn? Liệu bạn có chấp nhận phải chơi đi chơi lại nhiều lần hay trả phí để mua bổ trợ, vượt qua màn đó 'ngon lành' và bắt đầu bước sang một màn mới? Một điều chắc chắn là nếu muốn chơi được lâu và tiến xa hơn, bạn phải trả phí.
Và những ứng dụng này giúp các nhà phát triển thu về số tiền không hề nhỏ. Năm 2014, tất cả các gói IAP (gói mua hàng trong ứng dụng) của game Candy Crush Saga giúp King thu được hơn 1,3 tỷ USD. Series game huyền thoại Final Fantasy cũng giúp Square Enix 'lãnh' hơn 15 tỷ USD từ việc bán đồ cho game thủ. Thậm chí, rất nhiều hãng game khác chỉ 'sống' nhờ một sản phẩm duy nhất.
Quảng cáo và câu chuyện ngốn pin
Bạn có thể nghĩ rằng đó đơn thuần chỉ là một banner quảng cáo hay một video khoảng vài phút, thậm chí dưới một phút nhưng thực sự chúng có thể khiến pin điện thoại của bạn bị hao hụt rất nhanh. Theo một nghiên cứu được thực hiện bởi các trường đại học USC (Đại học Nam California), ICSE (International Conference on Software Engineering - Hội nghị quốc tế về kỹ thuật phần mềm) và RIT (Học viện công nghệ Rochester), các ứng dụng có tích hợp quảng cáo tiêu thụ hơn 16% năng lượng pin so với các ứng dụng 'sạch' (trong các điều kiện khác tương quan). Con số này tương đương với khoảng 2,1 – 2,5 giờ sử dụng pin chẳng để làm gì cả.
Mặc dù việc sản xuất các loại pin có khả năng dự trữ năng lượng lớn hơn và các phương pháp tiết kiệm pin như Doze Mode nhưng việc bỏ qua các quảng cáo phiền phức lại là chuyện hoàn toàn khác.
Máy chạy chậm
Điện thoại luôn chạy ổn định khi còn mới nhưng theo thời gian, chúng sẽ chậm dần. Điều này xảy ra do rất nhiều nguyên nhân nhưng một trong những lý do bị bỏ qua đó chính là các quảng cáo trong ứng dụng. Cũng theo kết luận được đưa ra từ nghiên cứu trên, các ứng dụng có quảng cáo khiến CPU hoạt động chậm đi khoảng 48% , 22% do bộ nhớ quá lớn và 56% do các tác vụ hay tiện ích chạy trên máy.
Ngốn dữ liệu
Một vài người thích sử dụng các gói dữ liệu không giới hạn nhưng không phải tất cả. Và thậm chí khi bạn đang sử dụng dịch vụ 3G /4G (trả trước hay trả sau) thì bạn có khả năng vẫn phải trả chi phí nhiều hơn nếu sử dụng quá nhiều dữ liệu. Câu chuyện ở đây là bạn không muốn lãng phí dữ liệu không cần thiết nếu có thể tránh nó.
Đây chính là vấn đề. Quảng cáo gần như không thay đổi, có nghĩa là thông tin vẫn phải được tải xuống sau mỗi thời gian nhất định chứ không giống như lúc bạn sử dụng các thông tin được lưu trữ trong bộ nhớ thiết bị. Các nghiên cứu cũng kết luận rằng quảng cáo khiến dữ liệu bị ngốn nhanh hơn khoảng 79%, thậm chí lên tới 100% tùy thuộc vào tần suất sử dụng và ứng dụng cụ thể.
Chất lượng ứng dụng
Hiện có hơn 1,6 triệu ứng dụng trên Google Play Store và nhiều trong số đó là những ứng dụng chứa quảng cáo phiền phức. Không có nhà sản xuất nào nỗ lực hết mình để phát triển một ứng dụng chạy mượt và chất lượng nếu họ không nhận được một phần thưởng xứng đáng. Nếu nó là sản phẩm trả tiền, các chuyên gia lập trình sẽ không ngừng khiến nó trở nên hoàn hảo hơn so với trước.
Tại sao không nên tin vào các đánh giá ứng dụng?
Để giải quyết vấn đề trên, một vài người tự tin vào sự lựa chọn ứng dụng miễn phí của mình dựa vào các đánh giá trên cửa hàng ứng dụng. Thế nhưng, đừng vội mừng vì những sự thật dưới đây sẽ khiến bạn phải xem lại.
1. Các đánh giá dựa trên cảm nhận chủ quan
Khi một ai đó nhận xét về một ứng dụng hay trò chơi thì họ hoàn toàn dựa trên trải nghiệm cá nhân. Kết luận đó có thể được đưa ra sau hàng ngàn giờ sử dụng liên tục hoặc có thể chỉ mở ra một vài lần hoặc thậm chí, tồi tệ hơn khi họ cài đặt xong, không biết cách sử dụng và ngay lập tức gỡ bỏ. Hãy nhớ rằng, bất cứ điều gì bạn đọc được ở phần đánh giá đều là những cảm nhận chủ quan của người khác.
2. Các đánh giá thiếu tính toàn diện
Vì là chủ quan nên nó không được đánh giá trên nhiều khía cạnh. Hơn thế nữa, đôi khi một tính năng bị đánh giá thấp nếu đó không phải là thứ bạn cần khi tải về một ứng dụng thì thực tế cũng không ảnh hưởng lắm đến trải nghiệm của bạn. Thang điểm cao, số lượt tải về hay các đánh giá là những dữ liệu tham khảo cần có chọn lọc.
3. Không phải lúc nào ý kiến người khác cũng đúng
Một điều chắc chắn là rất nhiều người tải về ứng dụng cho điện thoại nhưng lại chẳng có nhiều kiến thức hay thậm chí, chỉ biết rất ít về công nghệ. Ngay cả khi bạn đọc đánh giá từ các tạp chí hay bất kỳ blog nào về một ứng dụng cũng đừng vội tin rằng tiện ích đó là tốt nhất hay tệ nhất. Không có gì tuyệt đối cả vì các nhà phát triển game uy tín vẫn không ngừng hoàn thiện sản phẩm của mình.
4. Chiêu trò PR đằng sau các đánh giá
Việc các nhà phát triển trả tiền cho người khác viết bài đánh giá hay giới thiệu sản phẩm của họ trên Wiki, mạng xã hội hay blog cá nhân là điều rất bình thường. Họ đang kinh doanh phần mềm và cạnh tranh với các công ty khác nên cũng đang cố gắng moi tiền của bạn. Vì vậy, họ sẵn sàng đầu tư cho những nhận xét tốt về sản phẩm của mình nhằm thu hút người dùng.
Một điều nữa bạn cũng cần lưu ý là việc đăng tải các đánh giá tiêu cực về sản phẩm của đối thủ để đẩy sản phẩm mình lên cũng là điều không có gì lạ. Do vậy, hãy trở thành một người dùng di động thông minh ngay từ bây giờ để không mắc những sai lầm đáng tiếc.
6 lời khuyên giúp bạn lựa chọn được ứng dụng tốt
1. Đọc kỹ và có chọn lọc các bài đánh giá
Việc dựa vào các đánh giá của những người dùng trước hay tham khảo các bài viết từ những tạp chí uy tín là cơ sở rất hữu ích để bạn có thể đưa ra được lựa chọn đúng đắn.Nếu có nhiều thời gian hơn, hãy so sánh các bài review, tìm kiếm bài viết liên quan đến ứng dụng và bắt đầu trải nghiệm thử.
2. Dựa vào tỷ lệ Rating của ứng dụng
Không phủ nhận việc nhiều ứng dụng hoạt động tương đối tốt nhưng vẫn bị đánh giá 1 sao hay ứng dụng dở tệ nhưng số lượt đánh giá 5 sao lại cao ngất ngưởng. Tuy nhiên, với các sản phẩm được phát triển bởi các hãng uy tín và có thời gian dài tồn tại trên Google Play hay App Store thì tỷ lệ Rating là tiêu chí có mức độ chính xác có thể tham khảo được.
3. Xem video đánh giá
Chỉ cần tìm kiếm trên YouTube là bạn đã có ngay hàng loạt kết quả liên quan đến chia sẻ của những người dùng khác về một ứng dụng nào đó. Các video này thường có đi kèm mô tả bằng lời cũng như cung cấp hình ảnh chân thực về cách sử dụng, trải nghiệm và nhận xét cá nhân nên đây cũng là nguồn tham khảo tốt.
4. Dùng thử các phiên bản rút gọn
Phiên bản rút gọn của một ứng dụng hay game nào đó mặc dù không đầy đủ các tính năng như bản chính thức nhưng vẫn rất tốt để bạn tải về trải nghiệm thử. Một cách nhận dạng là các ứng dụng thường được phát hành dưới dạng 'Lite' như Clean Master Lite, ứng dụng cho phép dùng thử tính năng cấp cao trong thời gian giới hạn hay một số tựa game cho phép người dùng sử dụng các bổ trợ mất phí nhưng khi đến các mốc quan trọng sẽ bị vô hiệu hóa và yêu cầu bạn trả tiền để được trải nghiệm tiếp.
Phiên bản rút gọn là cách mà nhà phát hành muốn người dùng thấy được chất lượng của sản phẩm ở một mức độ nhất định. Ngược lại, với hình thức này, bạn có cơ hội trải nghiệm thử để đưa ra những đánh giá chính xác nhất trước khi quyết định bỏ tiền mua một sản phẩm nào đó.
5. Tìm hiểu về nhà phát hành
Một nhà phát hành uy tín luôn có các thông tin rõ ràng, bao gồm tên, trang web và địa chỉ. Chắc chắn, sẽ tốt hơn khi tải về ứng dụng hay game của các nhà phát triển nổi tiếng trên thị trường.
6. Kiểm tra thời gian cập nhật phiên bản mới nhất
Một ứng dụng dù tốt nhưng phiên bản hiện tại được cập nhật cách đây khoảng 1, 2 năm, thậm chí dù chỉ vài tháng thì bạn cũng cần cân nhắc kỹ lưỡng. Bởi lẽ, khi phần cứng và phần mềm của điện thoại đang được các hãng sản xuất thiết bị không ngừng đổi mới thì việc một ứng dụng bị bỏ qua quá lâu là điều rất khó chấp nhận.
Thực sự thì không có thứ gì miễn phí cả. Điều quan trọng là bạn có nhìn thấy những gì đang bị lấy đi một cách 'vô hình' hay không mà thôi!
TIN LIÊN QUAN
Tên miền Tiếng việt đạt mốc kỷ lục 1 triệu trong tháng 7/2014
Kết quả có được sau hơn 3 năm triển khai đăng ký tên miền tiếng Việt miễn phí, theo dự kiến của Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC).
Người dùng phải trả giá vì dùng Facebook miễn phí?
Không phải ngẫu nhiên mà ông bà ta có câu “Không ai cho không ai cái gì bao giờ”. Vậy cái giá phải trả cho sự miễn phí của Facebook là gì?
Nhà Trắng “mở cửa” dữ liệu miễn phí cho người dân
Hôm thứ hai, Nhà Trắng cho biết đang thực hiện một chương trình trực tuyến đầy tham vọng, cung cấp dữ liệu miễn phí cho người dân về những vấn đề dân sinh.
10% trẻ em trên thế giới có hệ miễn dịch chống lại HIV
Sự tiến hóa và chọn lọc tự nhiên đã khiến cho cơ thể người thích nghi với virus HIV.
Google trả bao nhiêu tiền để mua lại tên miền Google.com?
Chỉ sau vài cú nhấp chuột, một nhà nghiên cứu vô danh đã mua được tên miền Google.com chỉ với giá 12 USD vào năm ngoái.
Những chợ hoa được kết nối Wifi miễn phí dịp Tết Bính thân 2016
Ngoài Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, rất nhiều thành phố, điểm tham quan tập trung đông du khách sẽ được cung cấp kết nối Wifi miễn phí, đây là một phần trong dự án S-Wifi của Công ty cổ phần dịch vụ Bưu chính Viễn Thông Sài Gòn.
Tên miền vi phạm sở hữu trí tuệ sẽ bị tịch thu
Từ tháng 7-2013, quy định mới về xử phạt trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp (SHCN) sẽ được áp dụng, theo đó có khả năng tên miền xâm phạm quyền SHCN sẽ bị tịch thu sau 10 ngày thay vì sau một năm như hiện nay.
Trải nghiệm xem Netflix miễn phí trên điện thoại Android: Quá xá đã!
Cách xem Netflix miễn phí trên điện thoại Android cụ thể là gì? Cùng mình trải nghiệm xem Netflix miễn phí trên điện thoại Android để tìm câu trả lời nha!
THỦ THUẬT HAY
Hướng dẫn chia sẻ tài khoản không lo mất mật khẩu như Facebook, Fshare, Youtube...
Nếu bạn muốn chia sẻ tài khoản cho bạn bè và người thân mà lại đang lo lắng bị lộ thông tin thậm chí mất tài khoản thì với hướng dẫn chia sẻ tài khoản không lo mất mật khẩu mà TCN giới thiệu sau đây, bạn sẽ hoàn toàn
Hướng dẫn sửa lỗi mạng máy tính bị chấm than vàng chỉ với 3 bước
Trong bài viết dưới đây, Quản Trị Mạng sẽ hướng dẫn các bạn một số bước cơ bản để khắc phục lỗi mạng dây máy tính bị báo lỗi chấm than vàng. Lỗi máy tính không vào được mạng, biểu tượng mạng Internet xuất hiện dấu chấm
Ứng dụng cung cấp meme độc đáo mới trên iOS
Nếu bạn dành nhiều thời gian trên Internet, hẳn bạn sẽ yêu thích Memeois - ứng dụng iOS mới được tạo ra để cung cấp những meme hot nhất.
Biến hình ảnh khuôn mặt thành mô hình 3D trong chớp mắt
Không cần phải chụp hàng loạt ảnh và sử dụng phần mềm chuyên dụng để tạo mô hình 3D. Giờ đây, bạn có thể biến hình ảnh khuôn mặt của bất cứ ai thành mô hình 3D chỉ sử dụng một bức ảnh duy nhất.
Hàng loạt thủ thuật vui trên Google mà có thể bạn chưa biết!
Google có rất nhiều ứng dụng giúp ích rất nhiều cho người dùng, trong đó công cụ tìm kiếm Google chắc hẳn ai dùng Internet trong thời đại ngày nay cũng phải biết.
ĐÁNH GIÁ NHANH
So sánh đẹp của Huawei Nova 2i và Vivo V7: Ai là người nổi bật hơn?
Đón đầu xu hướng thiết kế mới, Huawei Nova 2i và Vivo V7 đều được trang bị màn hình lớn tỉ lệ 18:9. 5.7 inch trên V7 và 5.9 inch trên Nova 2i.
Đánh giá Camera Galaxy A7 2017: Ảnh tốt với ánh sáng lý tưởng và chênh sáng, ảnh không tốt buổi đêm
Galaxy A7 2017 có camera trước và sau cùng độ phân giải là 16MP và khẩu độ ống kính F1.9. Với người dùng phổ thông, chụp tự động ở nhiều trường hợp khác nhau: du lịch, đời sống, sinh hoạt, tĩnh vật... thì galaxy A7 đáp
Đánh giá Samsung Gear 360: Thiết kế đẹp, ảnh 360 độ ấn tượng
Là thiết bị về nước muộn nhất trong hệ sinh thái di động được Samsung giới thiệu tại MWC 2016, máy ảnh Gear 360 nhận được sự quan tâm đặc biệt từ giới công nghệ....