Nhưng điều đáng buồn ở chỗ, với chỉ tầm 2 triệu chiếc điện thoại chạy BlackBerry OS được bán ra, đã 'góp phần' giúp hệ điều hành do Dâu Đen phát triển giảm từ 0.2% xuống đúng còn... 0% tròn trĩnh.
Về phần Windows của Microsoft, với việc giảm từ 1.1 xuống chỉ còn 0.3% thị phần, đã dấy lên một cuộc báo động đỏ thực sự dành cho Microsoft. Nếu họ không tìm ra được một chiếc phao cứu sinh trong thời gian tới thì việc Microsoft đi theo BlackBerry trong mảng smartphone là điều khó tránh khỏi.
Do đâu mà Android và iOS lại tăng trưởng, còn BlackBerry OS và Windows thì sa sút?
Tất nhiên số lượng smartphone bán ra tăng mới dẫn đến sự phát triển của hệ điều hành Android và iOS. Nhưng nguyên nhân sâu xa nằm ở chỗ chính BlackBerry và Microsoft đã tự thua trong cuộc chiến hệ điều hành.
Cụ thể hơn, BlackBerry sau khi đã nhượng quyền thương hiệu lại cho TCL trước đó, trong tháng 7/2016, đã tuyên bố với các nhà mạng lớn tại Mỹ như về việc sẽ ngừng hỗ trợ các thiết bị đang chạy hệ điều hành BlackBerry 10 trong thời gian sắp tới.
Cộng thêm việc những chiếc smartphone mang thương hiệu Dâu Đen mới được cho ra mắt gần đây như Priv hay DTEK50 đều chạy hệ điều hành Android, số mệnh của BlackBery OS coi như đã chấm dứt.
Microsoft sau khi không thành công trong việc kinh doanh dòng Lumia cũng đã không cho thấy bất cứ một động thái nào trong việc ra mắt một dòng sản phẩm mới chạy Windows Phone nhằm giành lại thị phần hệ điều hành.
Chính những sự việc đó đã giúp iOS và Android không đánh mà thắng, tiếp tục chiếm đến 99.6% thị phần cho smartphone.
Cuộc chiến hệ điều hành chính thức chấm dứt!
Quả thật là như vậy, BlackBerry OS và Windows như đang hấp hối, Web OS một thời được coi là kẻ ngáng đường iOS cũng đã lạc trôi về tay của LG và chỉ còn xuất hiện trên vài dòng TV thông minh, Firefox OS cũng đã bị khai tử, Symbian chỉ còn là dĩ vãng và Tizen của Samsung vẫn còn đang trong quá trình hoàn hiện.
Vậy nên cuộc chiến hệ điều hành smartphone trong vài năm tới chỉ là cuộc đua song mã giữa Android và iOS. Và nếu có một ai đủ sức ngáng đường thì nó phải làm được điều mà Apple hay Google đã từng làm với những đứa con của mình. Tức tạo ra được một sức hút đáng nể, một sự đột phá mà hai gã khổng lồ kia chưa thể chạm đến.
Trận chung kết: Apple và Google
Google sau nhiều năm quanh quẩn với Google Now và Google Launcher đã mạnh dạn đưa ra một trợ lý ảo có tên Google Assistant độc quyền, nhằm thu hút người dùng hơn.
Họ cũng đang ra sức phát triển một hệ điều hành hoàn toàn mới có tên Fuchsia OS để hợp nhất Android và Chrome OS lại làm một, tiện đường tiến đánh cả mảng smartphone lẫn laptop trong thời gian tới.
Bên cạnh đó, Google cũng đã ra mắt smartphone của riêng họ, Google Pixel, và cả kính thực tế ảo Google DayDream nhằm thu hút người dùng tìm đến hệ điều hành Android hơn.
Apple thì đến giờ vẫn chưa hé lộ một sự nâng cấp đáng kể nào cho phiên bản iOS kế nhiệm. Nhưng chúng ta có thể hy vọng rằng 'Táo Khuyết' đang ấp ủ một sự đổi thay lớn tại sự kiện WWDC trong tháng sáu tới đây với bản iOS 11, cùng sự xuất hiện của mẫu iPhone 8.
Lời kết
Sau tất cả, giờ đây cũng ta chỉ còn có thể lựa chọn giữa smartphone chạy iOS hoặc Android. Với sự tuỳ biến ngày càng cao, cùng với đó là những tính năng hữu ích đang ngày một nhiều thêm. Hai hệ điều hành đã nêu hẳn sẽ chẳng có đối thủ trong thời gian sắp tới.
Nhưng điều đó không đồng nghĩa việc cơ hội dành cho các hệ điều hành khác đã hết. Chẳng ai nghĩ được Symbian tượng đài một thời lại bị iOS hay Android hạ gục chỉ sau vài năm.
Vậy nên chỉ cần một sự sáng tạo thật độc đáo, một quyết tâm mạnh mẽ hơn, thu hút được nhiều lập trình viên hơn, hẳn sẽ lại có một hệ điều hành hoàn toàn mới đủ sức cạnh tranh sòng phẳng với Android và iOS mà thôi.
Bạn có từng dùng qua hệ điều hành nào ngoài iOS hay Android chưa? Theo bạn thì iOS nổi trội hơn hay Android đáng để trải nghiệm hơn?
Hãy chia sẻ ý kiến của bạn trong phần bình luận nhé!
Tech Funny