DNS cache là thứ lưu trữ các tập tin có chứa tên máy chủ và địa chỉ IP của website, điều này giúp đảm bảo thời gian kết nối nhanh hơn khi người dùng truy cập tới liên kết nào đó. Tuy nhiên, nếu địa chỉ IP được thay đổi trước khi thiết bị hoặc trình duyệt kịp cập nhật bộ nhớ cache, thì sẽ dẫn đến một số vấn đề phát sinh khiến cho trang web không thể kết nối. Trong trường hợp này, việc xóa DNS cache hoặc thiết lập lại cấu hình IP có thể giúp bạn khắc phục phần nào sự cố. Sau đây là phương pháp thực hiện, mời các bạn cùng tham khảo.
# Xóa bộ nhớ cache của bất kỳ trình duyệt nào trên thiết bị
Thao tác thực hiện việc này khá đơn giản, bạn chỉ cần mở Cài đặt > Quảng lý ứng dụng > mở tab tất cả ứng dụng và chọn trình duyệt cần xóa cache. Tại giao diện ứng dụng, chọn mục 'lưu trữ' và bấm vào 'xóa cache'.
Xóa DNS cache trên trình duyệt Google Chrome
Nêu lựa chọn Chrome làm trình duyệt web mặc định, bạn có thể xóa DNS trực tiếp bằng cách nhập dòng lệnh 'chrome://net-internals/#DNS' trên thanh địa chỉ, sau đó chọn mục 'Clear host cache' > chọn cùng lúc 'Flush sockets' và 'Clear cache' > nhấn 'Clear host cache' một lần nữa để hoàn thành.
# Thay đổi thiết lập DNS trên Android
Nếu xoá bộ nhớ DNS cache trên thiết bị Android vẫn không thể khắc phục được các lỗi phát sinh, bạn có thể thử thay đổi thiết lập DNS. Có hai cách để thực hiện cài đặt này:
1. Thay đổi DNS trong kết nối Wi-fi
Nếu lựa chọn Wi-fi làm kết nối internet chính, bạn có thể thiết lập lại địa chỉ DNS động thành tĩnh theo các bước sau đây:
Bước 1: Mở 'cài đặt' > chọn tính năng Wi-fi > chạm và giữ tên kết nối đang sử dụng và chọn mục 'sửa đổi mạng' .
Bước 2: Tại cửa sổ hiện ra, bạn chọn 'tùy chọn nâng cao' > chuyển DHCP sang Tĩnh và thay đổi DNS 1/DNS 2 thủ công. Ở đây ưu tiên sử dụng DNS của Google là 8.8.8.8/8.8.4.4.
2. Thay đổi DNS thông qua ứng dụng của bên thứ ba.
Có khá nhiều ứng dụng hỗ trợ thay đổi DNS miễn phí như DNS Changer, Set DNS, DNS switch v.v... bạn có thể tải về qua liên kết phía dưới hoặc tìm kiếm trên cửa hàng ứng dụng Google Play.
Bước 1: Ở đây, ví dụ sử dụng DNS Changer, bạn có thể thực hiện tương tự với các công cụ khác. Mở DNS Changer > chọn DNS ở mục 'choose a DNS provider' > nhấn nút 'start' để bắt đầu. (lưu ý, bạn có thể chọn Google DNS, Open DNS, Yandex DNS, Level3 DNS làm DNS mặc định trên thiết bị).
Bước 2: Sau đó, tại giao diện mới xuất hiện bạn nhấn nút 'OK' để bắt đầu sử dụng.
Ở trên là một số phương pháp đơn giản, có thể giúp bạn khắc phục được phần nào sự cố gây ra từ lỗi DNS. Nếu biết thêm bất kỳ cách nào khác hữu ích hơn, hãy chia sẻ cùng TECHRUM và các bạn đọc khác qua phần bình luận phía dưới nhé.
Xem thêm:
Nguồn: Beebom