Hình xoắn ốc của Fraser
Thoạt trông, hình xoắn ốc gây ảo giác với 4 mày đen, vàng, tím, trắng này tập hợp những đoạn màu rời rạc chồng lên nhau; nhưng thật ra, nó chỉ là tập hợp của những hình tròn bình thường.
Hình tròn của Ebbinghaus
Đây là một bức ảnh về tâm điểm gây ảo giác lấy tên nhà Tâm lý học người Đức Hermann Ebbinghaus. Thoạt trông, cách người thực hiện phân bố những vòng tròn, khiến ta nghĩ: hình tròn màu cam kích thước khác nhau; nhưng sự thật không phải thế.
Hình lập phương bất khả thi
Hình lập phương bất khả thi này được sáng tạo bởi Charles Cochran năm 1966. Bức hình gây ảo giác dường như sự kết nối giữa các góc của hình lập phương có gì đó sai sai. Thế nên, không ít người đã ra sức tìm bí mật trong nguyên tắc kết nối của bức hình.
Zollner
Đây đơn giản chỉ là những đường thẳng có hình răng kia sắp xếp cạnh nhau. Bức ảnh là kết quả của 'một tai nạn' lúc nhà vật lý người Đức Johann Zollner đang tìm tòi phát triển một loại vải mẫu mới vào năm 1860. Nhìn chúng có vẻ như sắp va vào nhau tại một điểm nào đó, nhưng thực tế, những đường này hoàn toàn song song nhau.
Jastrow
Đầu tiên, bức ảnh được xác nhận là của Joseph Jastrow, nhà tâm lý học người Mỹ. Khi nhìn bức ảnh này, mọi người thường nghĩ, hình A và B có diện tích khác nhau; nhưng, sự thật là: chúng cùng diện tích.
Hình tam giác của Kanizsa
Bức ảnh này được đặt theo tên của nhà Tâm lý học người Ý Gaetano Kanizsa. Với rất nhiều thủ pháp, như làm mờ, đặt nhiều hình học cạnh nhau; Kanizsa khiến người nhìn, dù tỉnh táo nhất, đều nghĩ có một hình tam giác màu trắng ở giữa trung tâm. Nhưng, thật ra, hình tam giác đó không thật sự tồn tại.
Poggendorff
Đây là một hình gây ảo giác cổ điển được đặt tên theo nhà Vật lý người Đức Johann Poggendorff. Nhà khoa học này đã khám phá ra bức ảnh này sau khi nhận bức ảnh từ nhà thiên văn học nổi tiếng F.Zollner. Đường thẳng màu đen bên trái nhìn như là tiếp theo đường màu xanh, như thật ra lại là đường màu đỏ.
Blivet
Blivet cũng nổi tiếng là một hình đinh ba không hiện thực, đây là một ví dụ cổ điển tiêu biểu về ảo giác hình học. Bạn không cần phải thắc mắc, đây là vât thể không thể tồn tại ngoài đời thực.
Hình ảo giác của White
Nhìn thoáng qua, chúng ta sẽ nghĩ ngay rằng, những màu xám trong bức hình này không đồng nhất. Tuy nhiên, thật ra màu xám trong bức ảnh này cùng một sắc độ, sở dĩ nó thể hiện ra khác là bởi bị chồng lên màu trắng hoặc màu đen.
Ảo giác chuyển động
Những màu sắc tương phản và sắc nét trong bức ảnh khiến chúng ta cứ nghĩ là những chi tiết đó đang chuyển động. Đây là một trong những bức ảnh ảo giác xuất sắc nhất mà con người từng sáng tạo.
Bức ảnh kẻ ô của Hermann
Ludimar Hermann đã khám phá ra bức ảnh ảo giác trên vào năm 1870 trong khi đang đọc một cuốn sách về âm thanh của John Tyndall. Bức ảnh kẻ ô của Hermann trông hơi 'ma quái' với những điểm xám xuất hiện ở chỗ giao nhau giữa các ô. Tuy nhiên, khi ta chỉ tập trung nhìn vào một điểm giao nhau, màu xám sẽ biến mất.
Cặp đôi già lão hay ban nhạc đệm có guitar
Ấn tượng đầu tiên, đây là một bức ảnh miêu tả một cặp vợ chồng già. Nhưng hãy nhìn kỹ lại, bạn thấy ảnh gì nào?
Vòng xoay đồng tâm
Bạn hãy tập trung nhìn vào điểm đen ở giữa bức hình, sau đó di chuyển đầu nhẹ nhàng về phía trước, rồi di chuyển đầu nhẹ nhàng về phía sau. Trong quá trình đung đưa đầu, bạn cảm thấy dường như 2 vòng tròn đó đang xoay.
Bức tường cafe
Hãy cẩn thận khi nhìn vào bức tranh này. Bạn nghĩ những đường thẳng trong bức ảnh không hề song song, thật ra chúng thẳng hàng với nhau và cùng song song với nhau. Bức ảnh gây ảo giác này được Richard Gregory khám phá ở Wall cafe tại Bristol, nên nó mới có tên như thế.
Bánh xe luân chuyển
Nhìn tổng thể, bạn sẽ thấy dường như tất cả bánh xe đều quay. Nhưng khi bạn nhìn kỹ vào bất cứ bánh xe nào, thì nó lại đứng im, trong khi tất cả những bánh xe chung quanh vẫn quay.
Theo Brightside