Ra đời từ cách đây 15 năm trước khi YouTube xuất hiện, nền tảng Flash do Adobe phát triển có lẽ chỉ còn sống được thêm 2 năm nữa là chính thức chia tay người dùng. Những thế hệ người dùng tiếp theo có lẽ sẽ chỉ biết đến nó như một công nghệ máy tính lỗi thời cuối thế kỷ 20.
Flash đang hấp hối, chỉ còn sống được khoảng 2 năm nữa khi mà hiện tại những video nền web có dùng công nghệ Flash chỉ còn chiếm tỉ lệ rất rất ít. Khác hẳn với thời hoàng kim của công nghệ này, khi mà tất cả các nội dung từ video, nhạc, trang web chơi game đều cần tới Flash để có thể hoạt động được; thì giờ đây, công nghệ HTML5 đã dần soán ngôi. Theo Adobe dự đoán, công nghệ Flash sẽ biến mất hoàn toàn vào năm 2018.
Hiện tại, các nền tảng hệ điều hành di động như Android, iOS đều đã ngừng hỗ trợ Flash, các trang web lớn cũng đã thay đổi và không sử dụng công nghệ lỗi thời chứa đầy nguy cơ bảo mật này. Con số ước tính năm 2015 cho thấy Flash chỉ còn chiếm 6% trên các thiết bị di động và video nền web, trong khi năm 2014 là 21%.
Đằng sau cái chết của Flash thì vẫn còn một thứ hữu dụng: đó là bộ giải mã video H.264 đã tồn tại được khoảng 13 năm. Đến năm 2016, H.264 đã chiếm 72% các video trực tuyến nhưng rồi cũng sắp bị Liên Minh Viễn Thông Quốc Tế thay thế bằng H.265 (tên gọi khác HEVC). Mặc dù vẫn còn một lựa chọn khác vượt trội hơn là WebM vì hoàn toàn miễn phí, HEVC lại có lợi thế về khả năng tái sản xuất các nội dung video giống hệt nhau ở tốc độ cao.
Sau Java, liệu sự ra đi của Flash có mấy người tiếc nuối?