Mới đây, bang California (Mỹ) đã đưa ra một điều luật liên quan đến mã khóa thiết bị khiến các hãng công nghệ lớn như Apple, Google điêu đứng. Theo đó, có thể những thiết bị di dộng của các hãng công nghệ lớn sẽ bị cấm lưu hành ngay tại đất Mỹ, nếu không, đơn vị bán máy phải nộp phạt 2.500 USD cho mỗi thiết bị.
Cụ thể, California (Mỹ) ban hành điều luật quy định bất cứ smartphone nào được sản xuất từ ngày 1/1/2017 trở đi và được bán tại California đều phải có khả năng mở khóa bởi nhà sản xuất thiết bị hoặc bởi các công ty phát triển hệ điều hành cho sản phẩm đó. Điều này khiến cho cả Apple và Google lâm vào tình trạng khốn đốn bởi cả 2 đều tuyên bố không thể tự mình mở khóa các dữ liệu trong những chiếc iPhone và điện thoại Android nếu người dùng đã kích hoạt chế độ an ninh cho máy. Như vậy các sản phẩm này nếu được bán tại California sẽ trở thành “thảm họa” của cả nhà sản xuất lẫn cửa hàng bán thiết bị.
Giải thích cho điều luật này chỉ có thể là xâu chuỗi từ hàng loạt vấn đề liên quan đến quyền riêng tư của người dân Mỹ trong thời gian qua. Những nhà hành pháp, dù ở cấp nào đi nữa, đều tin rằng mã hóa có thể là mối đe dọa cho cả người dân và chính quyền. Chẳng hạn như các tổ chức khủng bố hoặc tội phạm có thể sử dụng chính khả năng mã hóa này để gây ra tội ác. Chính vì thế, các nhà lập pháp đang tìm cách hạn chế tội phạm mạng thực hiện lưu giữ các tài liệu mật.
Tuy nhiên, đứng trước khó khăn này, các hãng công nghệ liệu phải làm gì để vẫn có để đảm bảo doanh thu mà vẫn tuân thủ điều luật “nghiệt ngã” này? Liệu quyền riêng tư của người dùng có được đảm bảo khi điều luật được thực thi?