Sai lầm chiến lược khi “săn” người ngoài hành tinh

Trước đây, phần lớn các cuộc truy tìm người ngoài hành tinh đều dựa trên giả thuyết đó là những sinh vật sống. Tuy nhiên, nếu đó là những trí tuệ nhân tạo (AI) thì con người đã hoàn toàn lạc hướng trong việc tìm những người hàng xóm trong vũ trụ này.


'Phần lớn người ngoài hành tinh là AI'


Nhiều thập kỷ nay, nhờ các kính viễn vọng không gian lớn, con người có thể tìm ra những hành tinh tồn tại các đại dương lỏng và khí quyển hỗ trợ sự sống - môi trường giúp loài người tiến hóa. Từ đó, nhiều tổ chức truy tìm người ngoài hành tinh hướng sự chú ý và thậm chí là gửi nhiều thông điệp đến những khu vực như vậy với hy vọng nhận được hồi đáp từ ngoài vũ trụ.


Việc truy tìm sự sống ngoài Trái đất phần lớn dựa trên giả thuyết người ngoài hành tinh là những cơ thể sống tương tự như con người. Tuy nhiên mới đây, một số nhà khoa học đã đặt câu hỏi liệu giả thuyết đó có chính xác? Sẽ ra sao nếu người ngoài hành tinh là những trí tuệ nhân tạo (AI) và nơi họ cư ngụ không phải là những hành tinh có môi trường tương tự như Trái đất?


'Đó chính là vấn đề. Người ngoài hành tinh có thể tồn tại ở bất cứ nơi nào. Hoàn toàn có lý do để tin rằng họ đang tồn tại ở nơi có nguồn năng lượng lớn', Seth Shostak, nhà thiên văn cao cấp cho người nước ngoài thuộc Trung tâm Nghiên cứu sự sống ngoài Trái đất (SETI), cho biết.


Điều đó có nghĩa rằng chúng ta đã đặt mục tiêu sai và việc những thông điệp của loài người hàng chục năm qua chưa nhận được hồi đáp có thể không phải là do những sinh vật sống trong vũ trụ chưa đạt trình độ đủ để nhận biết tín hiệu mà là do chúng ta sai phương hướng.




Các sinh vật ngoài hành tinh phần lớn là trí tuệ nhân tạo?

'Nếu chúng ta nhận được tín hiệu từ vũ trụ, không nên mong đợi đó sẽ là thông điệp từ các loài sinh vật sống', ông Shostak nhận định.


Nhà khoa học này cho rằng nên xét đoán người ngoài hành tinh dựa trên việc dự đoán tương lai của loài người. 'Nếu chúng ta có thể phát triển trí thông minh nhân tạo trong vòng vài trăm năm sau khi phát minh ra sóng radio, bất cứ nền văn minh ngoài Trái đất nào cũng có thể làm điều tương tự. Không có gì đáng ngạc nhiên nếu hầu hết các trí thông minh trong vũ trụ là trí thông minh nhân tạo', ông Shostak nói.


'Rất có khả năng là như vậy; nhưng khi bạn phải hoàn thiện AI, bạn có thể có thế hệ tiếp theo và tiếp theo nữa trong vòng 50 năm. Khi đó, đấy sẽ là những AI thông minh hơn tất cả các loại robot trước đây và có thể thông minh hơn loài người rất nhiều', ông Shostak nói thêm.


Cần thay đổi cách tiếp cận


Hoàn toàn dễ hiểu khi các thông điệp đầu tiên của loài người gửi vào vũ trụ lại hướng tới các sinh vật sống. Bởi lẽ, khi đó ít người có thể tưởng tượng viễn cảnh robot, AI lại phát triển nhanh như giai đoạn hiện tại.


'Chúng ta đang tìm kiếm cái gì đó mà chúng ta tưởng tượng sẽ giống mình đôi chút. Chúng ta đang tự giới hạn sự tìm kiếm. Câu hỏi lớn hiện nay là liệu các AI trong vũ trụ đã phát triển đến giai đoạn tự ý thức và xác định mục tiêu của mình cũng như đưa ra quyết định rằng không cần có các sinh vật sống đã tạo ra chúng hay chưa', Stuart Clark, nhà thiên văn học, tác giả của cuốn sách Tìm kiếm người anh em song sinh của Trái đất nói.


SETI tích cực tìm kiếm dấu hiệu của các sinh vật thông minh ngoài Trái đất hơn nửa thế kỷ bằng cách dùng kính viễn vọng vô tuyến tại California (Mỹ) để quan sát những nơi có khả năng cao nhất. Đó chính là những nơi có môi trường sống giống Trái đất. Việc chưa thu được dấu hiệu đáng kể nào từ vũ trụ khiến ông Shostak và một số nhà khoa học cho rằng chúng ta nên thay đổi cách tiếp cận.




Người ngoài hành tinh có thể tồn tại ở bất cứ nơi nào.

'Các tổ chức như SETI có thể đang tìm sai vị trí và thay vì tập trung vào cách thức tìm kiếm là dùng kính viễn vọng vô tuyến, họ có thể trang bị cho các thiết bị quan sát của họ chức năng nhận biết tất cả các tín hiệu nghi ngờ và tìm kiếm các tín hiệu lặp đi lặp lại trong vũ trụ', ông Shostak cho biết.


Trong khi đó, ông Clark tin rằng cần mở rộng vùng tìm kiếm thay vì chỉ tập trung ở một số hành tinh có môi trường sống giống Trái đất. 'Tôi cho rằng SETI nên tìm kiếm trên phạm vi càng rộng càng tốt. Một câu trả lời 'Có' cho câu hỏi về trí tuệ thông minh trong vũ trụ có ý nghĩa sâu sắc với chúng ta', nhà thiên văn học Clark nói.


Một phương thức khác được các nhà khoa học nêu ra là việc gửi các thông điệp vào vũ trụ và lần này là gửi đến tất cả mọi nơi trong vũ trụ, thay vì chỉ khoanh vùng, tập trung ở một vài khu vực có các hành tinh giống Trái đất. Phương pháp này vốn bị nhà vật lý thiên tài Stephen Hawking phản đối vì cho rằng rất có thể điều đó sẽ khiến Trái đất thành mục tiêu tấn công của người ngoài hành tinh. Mới đây, ông tiếp tục lên tiếng cảnh báo.


'Nếu trí tuệ thông minh trong vũ trụ đã tồn tại, chúng ta hoàn toàn có thể tìm ra. Trong tương lai, con người có thể nhận được tín hiệu từ một hành tinh tương tự như Trái đất; nhưng chúng ta phải cân nhắc rất kỹ trước khi đáp lại. Bởi lẽ, chuyện gặp gỡ nền văn minh ngoài vũ trụ gần giống như câu chuyện người Mỹ bản địa gặp Columbus. Nó có thể sẽ diễn ra không hề tốt đẹp', Hawking nói trên CNET.


Cập nhật: 20/10/2016
Theo khoahocphattrien

TIN LIÊN QUAN

Truyền thuyết về loài quạ đen sống trên tháp London

Quạ ở tháp London có người chăm sóc riêng, ăn thịt sống và bánh quy ngâm máu tươi, thích tiền xu và sẽ cắn người có ý muốn chạm vào chúng.

Những sự kiện công nghệ đột phá năm 2022

Phần lớn, công nghệ đã được chứng minh là hữu ích trong lịch sử loài người. Trong quá khứ, những hiệu ứng đột phá của nó chủ yếu là nội dung của tiểu thuyết và phim khoa học viễn tưởng.

Đại học Cambridge công bố dấu hiệu mới về sự sống ngoài trái đất

Nghiên cứu mới khẳng định những hành tinh đại dương có khí quyển giàu hydro ngoài hệ Mặt trời có thể là nơi tiềm năng cho phát triển sự sống ngoài Trái đất.

Sao Hỏa đã và đang tồn tại sự sống, lẽ ra chúng ta phải biết tin này từ 40 năm trước

Nghiên cứu mới chỉ ra rằng đáng ra chúng ta phải biết đến sự sống trên sao Hỏa từ năm 1976 cơ.

Ăn nhiều trái cây khiến chúng ta yêu đời hơn

Một cuộc nghiên cứu đã cho thấy ăn nhiều trái cây/rau củ không chỉ có lợi cho sức khỏe con người, mà nó còn khiến chúng ta cảm thấy hạnh phúc hơn và cải thiện chất lượng cuộc sống.

Hacker đang bị FBI truy nã gắt gao nhất thế giới có cuộc sống đời thực như... James Bond

Evgeniy Mikhailovich Bogachev - hacker mang quốc tịch Nga còn được biết đến với các biệt danh 'lucky12345' và 'slavik' đang bị Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) liệt vào danh sách một trong những tội phạm mạng bị truy nã gắt gao nhất với số tiền

Người ngoài hành tinh có thể dùng tia vũ trụ làm thức ăn

Nghiên cứu mới của nhà khoa học Mỹ chỉ ra nếu tồn tại ở những hành tinh như sao Hỏa, sinh vật ngoài hành tinh có thể sống bằng năng lượng từ tia vũ trụ.

"Thấu kính hấp dẫn" giúp tìm kiếm sự sống ngoài hành tinh

Các nhà nghiên cứu có thể phát hiện những điều kiện phù hợp với sự sống trên hệ sao gần Trái Đất nhất trong sự kiện thấu kính hấp dẫn hiếm gặp.

THỦ THUẬT HAY

Hướng dẫn xem bóng đá K+ với myK+ trên điện thoại

Ứng dụng myK+ hiện đang hỗ trợ gần 30 kênh SD bao gồm các kênh K+ như K+1, K+PM, K+NS, K+PC. Các kênh truyền hình quốc tế như MTV, KBS World, NHK World, Channel News Asia, TV5MONDE và 19 kênh trong nước như VTV, VTC,

Cách tăng khả năng phòng vệ nhờ thiết lập Windows Defender

So với các phần mềm diệt virus bên thứ 3, thì chương trình diệt virus Windows Defender Antivirus chỉ cung cấp tùy chọn bảo vệ máy tính ở mức độ cơ bản, tuy nhiên mức độ bảo vệ tổng thể của Windows Defender Antivirus đã

Cách sửa lỗi không đăng nhập được Snapchat trên iOS 11

Sau khi nâng cấp iOS 11, người dùng thường gặp phải lỗi không đăng nhập được ứng dụng Snapchat, và xuất hiện thông báo Could Not Connect.

Cách chặn tin nhắn quảng cáo trên điện thoại Android

Những tin nhắn quảng cáo, spam từ nhà mạng, số điện thoại lạ luôn gây khó chịu, bài viết sẽ hướng dẫn bạn cách chặn tin nhắn quảng cáo trên điện thoại Android.

Tổng hợp phím tắt giúp bạn lướt web nhanh khi sử dụng laptop

Và trên trình duyệt cũng có những phím tắt giúp bạn có thể sử dụng web nhanh hơn, bạn có thể sử dụng những phím tắt ở dưới bài viết này để sử dụng thì bạn sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian và sức lực khi lướt web bằng

ĐÁNH GIÁ NHANH

Hơn kém nhau 1 triệu đồng, nên mua Vivo Y21 hay Vivo Y21s?

Vivo Y21 hay Vivo Y21s là 2 mẫu smartphone nằm trong phân khúc tầm trung giá rẻ và sở hữu những ưu điểm nổi bật. Giá bán chênh nhau 1 triệu đồng nên mua Vivo Y21 hay Vivo Y21s để hỗ trợ tốt nhất cho công việc và giải

Đánh giá nhanh thiết kế smartphone mới ra mắt Nokia 6

Nokia vừa mới ra mắt chính thức chiếc Nokia 6 tại Trung Quốc, đánh dấu sự quay trở lại lần đầu tiên sau hơn hai năm dài vắng bóng. Bây giờ chúng...

Đánh giá Oppo A39: Hiệu năng khá, selfie tốt

Smartphone kế nhiệm A37 nhấn đến một số điểm như hiệu năng với cùng con chip và RAM 3 GB giống mẫu F1s hay camera selfie, phần mềm được tinh chỉnh tốt.