Tế bào tự thực trong giải Nobel Y học giúp điều trị bệnh hiểm nghèo

Nghiên cứu của nhà khoa học Nhật Bản giành giải Nobel Y học 2016 về cơ chế tự thực của tế bào mở ra cánh cửa ứng dụng trong điều trị bệnh hiểm nghèo.


Yoshinori Osumi, nhà khoa học Nhật Bản, giành giải Nobel Y học 2016 hôm 3/10 sau nhiều năm nghiên cứu tế bào nấm men để tìm hiểu cơ chế tự thực của tế bào, Nature World News đưa tin.




Yoshinori Oshumi, nhà khoa học Nhật Bản, giành giải Nobel Y học năm 2016. (Ảnh: Kenishii).

Tự thực là quá trình cơ bản của sự phân tách và tái tạo tế bào. Quá trình này được các nhà khoa học biết đến từ năm 1960, khi phát hiện ra tiêu thể (Lysosome), nơi tích trữ các tế bào phân tách. Sau khi quan sát, các nhà khoa học phát hiện tế bào giống như đang 'tự ăn chính nó', tiêu hủy chất chứa bên trong. Chúng sau đó co màng lại và tạo thành các bọng hình túi rồi chuyển tới tiêu thể.


Tuy nhiên trước đó, các nhà khoa học chưa hiểu rõ về cách thức tế bào thực hiện quá trình tự thực. Nghiên cứu của Ohsumi đã giải đáp vấn đề này.


Ohsumi sinh năm 1945 ở Fukuoka, Nhật Bản. Ông nhận bằng tiến sỹ ở trường Đại học Tokyo năm 1974 và mở phòng thí nghiệm vào năm 1988. Mục tiêu nghiên cứu của Ohsumi là tìm hiểu cách vận hành chính xác của cơ chế tự thực. Ông nghiên cứu các tế bào của men bánh mì để tìm ra loại gene tham gia vào quá trình tự thực. Sau đó, Ohsumi tái tạo lại quá trình này rồi đưa ra kết luận, quá trình tự thực tương tự cũng xảy ra ở tế bào con người.


'Khi nghiên cứu các quá trình trong cơ thể, tôi phát hiện ra có quá trình làm mới đang diễn ra trong cơ thể con người, nhờ vậy cơ thể sống mới có thể tồn tại', Ohsumi trả lời đài truyền hình Nhật Bản NHK.


Quá trình tự thực của tế bào có vai trò rất quan trọng. Khi thiếu chất dinh dưỡng, các tế bào phá vỡ protein và các thành phần không cần thiết để tái sử dụng chúng thành năng lượng. Quá trình tự thực cũng giúp tiêu diệt virus và vi khuẩn xâm nhập, loại bỏ các cấu trúc hư hỏng. Nó được cho là có khả năng đánh bại ung thư, các bệnh truyền nhiễm, bệnh về miễn dịch và sự rối loạn thoái hóa thần kinh.




Nghiên cứu về tế bào tự thực có thể giúp điều trị các căn bệnh hiểm nghèo. (Ảnh: Bestchinanews).

Sự phân tách trong quá trình tự thực cũng liên quan tới căn bệnh Parkinson, tiểu đường tuýp hai và các chứng rối loạn khác ở người già.


'Nhờ nghiên cứu của Ohsumi và những người kế tiếp ông ấy, chúng ta biết được quá trình tự thực tham gia điều chỉnh các chức năng sinh lý quan trọng. Sự đột biến trong các gene tự thực có thể gây ra bệnh di truyền. Ngoài ra, rối loạn trong cơ chế tự thực cũng có liên quan tới bệnh ung thư. Do đó, nhiều nghiên cứu chuyên sâu đang được thực hiện để chế tạo thuốc nhằm vào quá trình tự thực của các loại bệnh', báo cáo của Hội đồng Nobel giải thích.


Nghiên cứu của Ohsumi cũng truyền cảm hứng để nhiều nhà khoa học trên thế giới tham gia nghiên cứu về quá trình này.


'Ông ấy mở ra một lĩnh vực mới', Seungmin Hwang, trợ lý giáo sư tại khoa Bệnh lý học, trường Đại học Chicago, nhận xét.


Nobel Y sinh 2016 vinh danh nghiên cứu về sự tự huỷ tế bào
Cập nhật: 18/10/2016
Theo VnExpress

TIN LIÊN QUAN

Nobel Y sinh vinh danh nghiên cứu về sự tự huỷ tế bào

Giải Nobel Y sinh 2016 được trao cho nhà khoa học Nhật Bản Yoshinori Ohsumi vì công trình nghiên cứu về các cơ chế tự huỷ và tái tạo của tế bào.

Mùa trao giải Nobel 2016 bắt đầu hôm nay

Mùa trao giải Nobel 2016 sẽ chính thức bắt đầu vào hôm nay. Vào 17 giờ 30 chiều nay, giải Nobel đầu tiên được công bố là giải Nobel Sinh lý học và Y khoa hay gọi tắt là Nobel sinh y học.

Giải Nobel Vật lý 2016 về tay bộ ba nhà khoa học

Giải Nobel Vật lý 2016 vừa được quyết định trao cho ba nhà khoa học David Thouless, Duncan Haldane và Michael Kosterlitz.

Giáo sư Anh bình thản đi dạy sau khi đoạt giải Nobel Vật lý

Giáo sư Duncan Haldane vẫn tiếp tục công việc giảng dạy hàng ngày sau khi biết tin giành giải thưởng Nobel Vật lý 2016.

Video: Người đạt giải Nobel đầu tiên phát minh ra cái gì?

Giải Nobel được trao cho các cá nhân và tổ chức có thành tựu xuất sắc trong nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên, bạn có bao giờ thắc mắc người đầu tiên đạt giải Nobel là ai chưa?

THỦ THUẬT HAY

Dọn dẹp Messenger: Xoá lịch sử cuộc gọi và vẫn lưu tin nhắn một cách hiệu quả

Trên ứng dụng Messenger, việc xóa lịch sử cuộc gọi có thể làm đơn giản mà không làm mất đi các tin nhắn quan trọng của bạn. Dưới đây, trangcongnghe.vn sẽ hướng dẫn các bạn một số giải pháp đơn giản để có thể xóa lịch

Thủ thuật Safari trên Mac: tự đăng nhập Google, Facebook, lưu offline, tăng tốc download...

Anh em xài Mac thì nên thửqua Safari để tận dụng được hết sức mạnh của trình duyệt này vì nó có khả năng tích hợp rất sâu vào hệ thống, điển hình như việc sign in tự động vào Google, Facebook. Safari cũng cung cấp một

Màn hình Xiaomi bị ám vàng phải làm sao?Bạn xem cách sửa hiệu quả nhé

Một số người dùng phàn nàn về tình trạng màn hình Xiaomi bị ám vàng, gây khó chịu khi sử dụng. Đây là nguyên nhân và cách khắc phục lỗi màn hình bị ám vàng trên Xiaomi...

Bí mật kinh hoàng về các Sa hoàng Nga

Nước Nga đã trải qua gần 400 năm tồn tại và phát triển dưới sự trị vì của các Sa hoàng Nga với những bí mật về tranh giành quyền lực, đấu đá giữa các phe phái mà khi được khám phá không khỏi khiến chúng ta giật mình

9 thủ thuật cực hay trên iPhone mà bạn sẽ hối hận nếu bỏ lỡ

Nhắc tới iPhone thì 'quá biết' rồi đúng không, tuy nhiên ẩn dấu bên trong chiếc điện thoại này còn rất nhiều điều bí mật mà mình tin rằng bạn chưa khám phá ra. Đó là gì? Cùng tìm hiểu thông qua bài viết sau nhé!

ĐÁNH GIÁ NHANH

Đánh giá kính AR của Magic Leap: “Không có tí magic nào”

Magic Leap là một trong số những startup công nghệ muốn biến những thứ không tưởng trở thành hiện thực. Trong nhiều năm, nhà sáng lập và CEO Rony Abovitz đã hứa với cả thế giới về một phép màu hiện thực. Và cả thế giới

Trên tay loa DiamondBoxx size L: di động kiểu Mỹ, chất âm người lớn

Tại Việt Nam, phần lớn thị trường này có giá chỉ khoảng vài trăm nghìn cho tới 2-3 triệu đồng. Song dĩ nhiên chúng ta cũng có những ngoại lệ, đặc biệt là khi sản phẩm được đóng mác 'Handmade in USA' như Diamondboxx