Nobel Y sinh vinh danh nghiên cứu về sự tự huỷ tế bào

Giải Nobel Y sinh 2016 được trao cho nhà khoa học Nhật Bản Yoshinori Ohsumi vì công trình nghiên cứu về các cơ chế tự huỷ và tái tạo của tế bào.


Ông Yoshinori Ohsumi sinh năm 1945 ở Fukuoka (Nhật Bản) và hiện đang là giáo sư của Viện Công nghệ Tokyo.


Thông báo của Hội đồng Nobel của viện Karolinska Thuỷ Điển nói quá trình tự huỷ (autophagy) là cơ chế nền tảng của tế bào. Thông báo cũng nói nghiên cứu của Ohsumi chỉ ra cơ chế tự huỷ kiểm soát các tính năng y sinh căn bản khi các thành tố tế bào bị suy thoái và được tái tạo.


'Các phát hiện của Ohsumi dẫn tới tư duy mới trong cách hiểu về cơ chế tái tạo của tế bào', Hội đồng Nobel của Viện Karolinska ở Thuỵ Điển nói khi công bố giải thưởng 8 triệu crown Thuỵ Điển (tương đương 933.000 USD)


Quá trình tự huỷ cũng có thể nhanh chóng cung cấp nhiên liệu và năng lượng cho việc xây dựng các thành tố tế bào mới. Đây là cơ chế quan trọng để tế báo ứng phó với tình trạng tế bào bị đói hoặc là các dạng stress khác.


Khi bị nhiễm trùng, quá trình tự huỷ tế bào có thể ngăn chặn các vi khuẩn và virus thâm nhập xuyên tế bào. Quá trình này cũng đóng góp cho việc phát triển phôi và sự tạo khác biệt cho tế bào.




Ông Yoshinori Ohsumi. (Ảnh: Titech).

Quá trình tự huỷ đã được biết đến trong hơn 50 năm nay nhưng tầm quan trọng của nó đối với y sinh và y dược mới chỉ được nhận ra sau những nghiên cứu của ông Yoshinori Ohsumi trong những năm 1990.


Ông sử dụng nấm men bánh mỳ để xác định gen cần thiết trong quá trình tự huỷ. Sau đó, ông đào sâu làm sáng tỏ các cơ chế này ở nấm men.


Khám phá của Ohsumi mở ra một mô hình mới về sự hiểu biết của nhân loại đối với cách thức các tế bào tái sản sinh các thành phần của nó. Việc đột biến trong cơ chế tự huỷ có thể dẫn đến bệnh tật, bao gồm bệnh ung thư và các bệnh về thần kinh.


Ông là nhà khoa học gốc Nhật Bản thứ 23 đoạt giải Nobel, và là người Nhật thứ 6 được vinh danh ở hạng mục Y sinh.


Trước đó, hãng Thomson Reuters đã dự đoán giải Nobel Y sinh năm nay sẽ được trao cho các nghiên cứu có thể giúp cho liệu pháp chữa trị bệnh ung thư.


Hồi năm ngoái, các nhà khoa học đến từ Mỹ, Nhật Bản và Trung Quốc được vinh danh ở giải thưởng Nobel Y sinh học vì nghiên cứu kháng các bệnh do giun ký sinh và bệnh sốt rét. Họ là ông William C. Campbell (sinh năm 1930) làm việc tại Đại học Drew (bang New Jersey, Mỹ), ông Satoshi Omura (sinh năm 1935) từ Đại học Kitasato (Tokyo, Nhật Bản); và bà Youyou Tu (sinh năm 1930) từ Học viện Y học cổ truyền Trung Quốc.


Nobel Y sinh là giải đầu tiên được trao trong chuỗi sự kiện Nobel. Từ năm 1901, Ủy ban Nobel đã trao giải Y sinh học cho 106 cá nhân và tập thể. Tuy nhiên, chỉ 12 người phụ nữ chiến thắng giải này.


Người trẻ nhất nhận được vinh dự này là Frederick Banting (1891 - 1941). Ông nhận giải ở tuổi 32 với công trình nghiên cứu về insulin. Trong khi đó, nhà khoa học cao tuổi nhất từng nhận giải là Peyton Rous (1879 - 1970) ở tuổi 87 nhờ công trình nghiên cứu về virus gây ung thư.


Cập nhật: 03/10/2016
Theo Zing

TIN LIÊN QUAN

Tế bào tự thực trong giải Nobel Y học giúp điều trị bệnh hiểm nghèo

Nghiên cứu của nhà khoa học Nhật Bản giành giải Nobel Y học 2016 về cơ chế tự thực của tế bào mở ra cánh cửa ứng dụng trong điều trị bệnh hiểm nghèo.

Mùa trao giải Nobel 2016 bắt đầu hôm nay

Mùa trao giải Nobel 2016 sẽ chính thức bắt đầu vào hôm nay. Vào 17 giờ 30 chiều nay, giải Nobel đầu tiên được công bố là giải Nobel Sinh lý học và Y khoa hay gọi tắt là Nobel sinh y học.

Giải Nobel Vật lý 2016 về tay bộ ba nhà khoa học

Giải Nobel Vật lý 2016 vừa được quyết định trao cho ba nhà khoa học David Thouless, Duncan Haldane và Michael Kosterlitz.

Giải Nobel Kinh tế 2016 thuộc về hai nhà kinh tế ở Mỹ

Giải thưởng Nobel Kinh tế 2016 vừa được quyết định trao cho hai ông Oliver Hart của trường ĐH Harvard và Bengt Holmström của trường MIT.

THỦ THUẬT HAY

Cách tạo khung viền trang bìa trong Word

Khi thêm khung viền cho trang bìa, tài liệu sẽ tăng tính thẩm mỹ, nghệ thuật hơn, đặc biệt khi bạn làm bìa giáo án, bìa luận văn, bìa báo cáo.

Hướng dẫn cách chạy phần mềm iOS lên trên Mac chip M1

Macbook mới của Apple chạy vi xử lý M1 có thể chạy được các ứng dụng, phần mềm iOS, iPadOS rất dễ dàng. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách chạy phần mềm iOS lên trên Mac chip M1. Vì vậy hãy làm theo hướng dẫn dưới

Hướng dẫn cách sử dụng bảng điều khiển tủ lạnh Sharp SJ-FX630V-ST

Để giúp các bạn có thể sử dụng tủ lạnh của mình hiệu quả hơn, TCN sẽ hướng dẫn các bạn cách sử dụng bảng điều khiển tủ lạnh Sharp SJ-FX630V-ST nhé.

7 lựa chọn miễn phí thay thế tốt nhất cho Google Now Launcher mà bạn nên thử qua

Google Now Launcher là bộ giao diện được nhiều người yêu thích bởi sự nhẹ nhàng và thuần gốc nhất. Tuy nhiên, theo một số thông tin thì trong thời gian tới Google sẽ gỡ bỏ hoàn toàn launcher này ra khỏi kho ứng dụng

Cách cách kiểm tra iPhone còn bao nhiêu lần sạc đơn giản

Nếu bạn đang sử dụng iPhone thì nhanh tay làm theo cách dưới đây để có thể kiểm tra iPhone còn bao nhiêu lần sạc nhé. Bởi vì trong quá trình sử dụng iPhone thì pin iPhone sẽ bị chai nên trong trường hợp chai pin quá %

ĐÁNH GIÁ NHANH

Mazda CX-8 2018 có thiết kế vận hành và giá bán chính thức thế nào?

Xe Mazda CX-8 2018 có chiều dài 4.900 mm, dài hơn 350 mm so với CX-5, rộng 1.840 mm và cao 1.730 mm. Cả CX-9 và CX-8 đều có cùng chiều dài cơ sở 2.930 mm, tuy nhiên chiều dài cơ học CX-8 ngắn hơn 175 mm và chiều rộng

Đánh giá hiệu năng Meizu M3s: Nhỏ nhưng có võ

Meizu M3s là chiếc điện thoại giá rẻ trong bộ 3 sản phẩm chuẩn bị được phân phối chính thức tại Việt Nam.

Trải nghiệm Yamaha Sirius sau 10.000km sử dụng

Các dòng xe số phổ thông đã trở nên rất phổ biến bởi sự tiện dụng, nhỏ gọn và tiết kiệm của nó. Tại thị trường nước ta, các dòng xe số phổ thông đã thâm nhập vào thị trường được hơn 20 năm và đã có những thành công