Máy tính có thể dự đoán được bạn đang mơ gì dựa vào hoạt động sóng não và lưu lượng máu não.
Các nhà khoa học hiện nay đã có thể tiến sâu hơn vào lĩnh vực vẫn còn mang nhiều màu sắc bí ẩn là giấc mơ. Họ nghiên cứu hoạt động của não với một loại máy quét được gọi là fMRI (chụp ảnh cộng hưởng từ chức năng). Loại máy này sẽ khiến cho các bác sĩ không cần phải tiến hành phẫu thuật não cũng như đo lường tín hiệu điện trong não. Thay vào đó, các nam châm sẽ đo lưu lượng máu mang chất dinh dưỡng và hóa chất đến tế bào thần kinh. Thông qua đó, máy quét sẽ nhận biết được các nơ ron nào hút thức ăn nhiều nhất và lưu lượng máu cũng như vị trí não hoạt động nhiều nhất.
Dựa trên những dữ liệu này, các nhà nghiên cứu có thể dự đoán những gì mà bạn đang mơ. Máy quét sẽ cho bạn biết những hình ảnh nổi bật trong giấc mơ của bạn. 'Sử dụng phương pháp này, chúng ta sẽ biết nhiều hơn về các chức năng của giấc mơ', theo lời của Masako Tamaki, một nhà thần kinh học tại Đại học Brown cho biết. Những hình ảnh này cũng sẽ giúp các nhà khoa học hiểu rõ được những gì diễn ra trong não khi con người gặp phải những cơn ác mộng.
Tình nguyện viên đang được chụp ảnh não đọc hình ảnh giấc mơ. (Nguồn ảnh: sciencenewsforstudents).
Lý do chính xác vì sao mọi người nằm mơ vẫn còn là một điều bí ẩn. Nhà sáng lập của bộ môn phân tâm học Sigmund Freud cho rằng giấc mơ là những mong muốn vẫn chưa được thực hiện. Một số người khác tin rằng giấc mơ chỉ là sản phẩm phụ không liên quan đến chu kỳ giấc ngủ. Thêm một giả thuyết nữa là, giấc mơ cho phép trí não của chúng ta tiếp tục giải quyết các thách thức phải đối mặt trong ngày. Đa phần mọi người đều thống nhất rằng, các giấc mơ của họ đều chứa đựng ý nghĩa nào đó.
Trong nghiên cứu của mình, bà Tamaki và các cộng sự đã theo dõi hoạt động não nhờ sử dụng phương pháp chụp ảnh cộng hưởng từ chức năng (fMRI) đối với 3 người tình nguyện khi họ đang ngủ. Cứ vài phút, nhóm nghiên cứu lại đánh thức 3 người này dậy để mô tả về giấc mơ của họ. Tổng cộng, các nhà khoa học đã thu thập được 200 hình ảnh.
Nhóm nghiên cứu sau đó gắn nội dụng giấc mơ mà các đối tượng mô tả khi tỉnh thức với các dạng hoạt động não nhất định (như lưu lượng máu trong các ảnh quét fMRI) và dùng một mô hình máy tính để tìm hiểu những dấu hiệu đó.
Mô hình máy tính sau đó phân tích các giấc mơ của mỗi đối tượng. Thiết bị này đã có khả năng chỉ ra thời điểm mỗi đối tượng mơ về các sự vật cụ thể nào đó dựa vào hoạt động não của anh ta/cô ta khi thức.
Các khám phá trên ám chỉ, cùng những vùng não đã được kích hoạt khi con người tỉnh thức và khi họ có các giấc mơ liên quan.
Theo báo cáo, kỹ thuật này từng được sử dụng để phát hiện, tái tạo lại khuôn mặt một người cụ thể xuất hiện trong trí não của con người. Trong tương lai, kỹ thuật tương tự này cũng có thể giúp các nhà nghiên cứu tái tạo lại bộ nhớ của con người, trí tưởng tượng hoặc hình ảnh xuất hiện trong những giấc mơ, và thậm chí có thể giúp cảnh sát tìm hiểu các thông tin về tội phạm thông qua những ghi nhớ của nhân chứng.
Cập nhật: 10/10/2016
Theo khampha