Trong một nghiên cứu tìm hiểu những lý do dẫn một số người tìm đến Facebook để kết nối với những người khác, tiến sĩ Russell Clayton của trường Missouri of Journalism phát hiện ra rằng sự lo lắng và sử dụng rượu dường như có ảnh hưởng rất lớn.
Trong luận án tiến sĩ, được phát hành trong tháng 5 của Computers in Human Behavior, Clayton đã khảo sát hơn 225 sinh viên năm nhất đại học về hai cảm xúc, lo lắng và cô đơn, cùng với hai hành vi sử dụng rượu và cần sa. Trong báo cáo của mình, Ông thấy rằng những sinh viên có trạng thái cảm xúc lo lắng và uống rượu có nhu cầu tìm đếm với Facebook nhiều hơn. Mặt khác cho biết họ đã sử dụng Facebook để kết nối với những người khác nhưng không thực sự vì mục đích kết bạn mà chỉ để giải tỏa cảm xúc lúc đó.
Nó có lẽ không phải là một điều gì đáng ngạc nhiên khi những người đang lo lắng có thể cảm thấy tốt hơn khi kết nối với một xã hội ảo, Clayton thừa nhận trong một thông báo: 'Ngoài ra, khi những người đang có trạng thái lo lắng hay sử dụng rượu kết nối với Facebook, xem hình ảnh và trạng thái của bạn bè trên Facebook, họ cảm thấy có động lực hơn và mạnh dạn hơn để tham gia vào các hành vi trực tuyến tương tự để phù hợp trong thế giới ảo.'
Mặt khác việc sử dụng cần sa lại trái ngược dự đoán . Những trường hợp này thường không có nhu cầu tìm đến mạng xã hội. Clayton đưa ra một lý giải về điều này như sau: 'sử dụng cần sa là phạm pháp và là một hình ảnh xấu, một dấu hiệu của phạm tội, điều đó đồng nghĩa với việc có ít người đăng trên Facebook về việc sử dụng nó.'
Facebook là nơi để chia sẻ tâm tư, tình cảm, suy nghĩ có thể giúp mọi người được chia sẻ, đồng cảm và thoải mái hơn. Nhưng một nghiên cứu vào năm trước cho thấy những người sử dụng các trang web mạng xã hội thường xuyên thấy những hành vi của họ thay đổi một cách tiêu cực, và trong đó có việc khó khăn để ngừng lên facebook và thư giãn. Vì vậy, câu hỏi trở thành: Cái gì xuất hiện đầu tiên, lo âu hay các mạng xã hội gây nghiện?