Tất nhiên chúng ta không thể phủ nhận mặt tiêu cực của rượu bia với khả năng nhận thức và vận động của cơ thể, việc lạm dụng quá mức còn gây ảnh hưởng tới trí nhớ và sự tập trung đồng thời dẫn tới tính tự tin thái quá và mất khẳ năng tự đánh giá bản thân. Như vậy, chúng ta sẽ thắc mắc rằng liệu khả năng nói một ngôn ngữ không phải tiếng mẹ để có tốt hơn không sau khi uống rươu bia?
Để trả lời cho câu hỏi này, một nhóm các nhà nghiên cứu người Anh và Hà Lan đã tiến hành thử nghiệm và công bố kết quả trên tờ Tạp chí tâm thần dược học (Journal of Psychopharmacology) khẳng định việc những người tham gia thử nghiệm đã thực sự nói ngoại ngữ mới trôi chảy hơn sau khi uống một lượng nhỏ đồ uống có cồn ngay cả khi tự bản thân họ không thể nhận ra điều đó.
Nghiên cứu được tiến hành trên 50 sinh viên (nói tiếng Đức bản ngữ) đang theo học tại Đại học Maastricht, một trường đại học của Hà Lan nằm gần biên giới Đức. Tất cả những người này ít nhiều đều đã từng sử dụng rượu bia và vì chương trình học đều bằng ngôn ngữ Hà Lan nên họ đã vượt qua các yêu cầu cơ bản về tiếng Hà Lan trước đó. Mỗi người được yêu cầu thực hiện hội thoại trong 2 phút với một 'phỏng vấn viên' người Hà Lan. Trước lúc thực hiện hội thoại, nhóm được chia làm hai nửa với một nửa chỉ được uống nước lọc và nửa còn lại uống thức uống có cồn tính tỉ lệ theo trọng lượng cơ thể tương đương một lít bia.
Các cuộc hội thoại được ghi lại và đánh giá một cách khách quan bởi những người nói tiếng Hà Lan bản ngữ. Tất nhiên là người đánh giá không được biết người tham gia thử nghiệm nào trước đó đã được uống bia hay nước lọc. Ngoài ra, những người tham gia thử nghiệm cũng được yêu cầu tự đánh giá xem họ cảm thấy như thế nào về mức độ trôi chảy trong buổi hội thoại của mình.
Các tác giả nghiên cứu cũng lưu ý rằng nồng độ và hàm lượng cồn có trong thức uống sử dụng cho buổi thử nghiệm ở mức thấp tới trung bình, việc sử dụng nồng độ và hàm lượng cồn cao hơn như vậy có thể sẽ không mang lại những hiệu quả tích cực. Hơn nữa, tất cả mọi người tham gia thử nghiệm mà có uống rượu đều đã biết mình uống rượu nên nghiên cứu này chưa đủ bằng chứng để xác nhận liệu việc cải thiện kỹ năng nói ở trên là do tác dụng sinh học của cồn hay đơn giản là một hiệu ứng mang tính tâm lý. Chúng ta sẽ có câu trả lời rõ ràng từ các nghiên cứu sâu hơn trong tương lai.
Nguồn: http://www.techrum.vn/threads/mt-chut-ruu-bia-truoc-khi-noi-ngoai-ng-se-giup-ban-noi-troi-chay-va-phat-am-chun-hon.163957/