Đây là một thỏa thuận thuộc dự án Dunbar - được lấy tên theo số Dunbar chỉ giới hạn nhận thức của con người. Theo đó mỗi người chỉ có thể duy trì mối quan hệ ổn định với tối đa 150 người khác bởi bộ não của chúng ta quá nhỏ để có thể theo dõi nhiều hơn số liên kết xã hội này.
Theo dự án này thì các ngân hàng tại 4 quốc gia nói trên sẽ hợp tác với Ngân hàng thanh toán quốc tế (BIS) để tìm hiểu các mô hình mẫu dành cho các nền tảng chia sẻ cho phép thanh toán quốc tế với tiền điện tử được ban hành bởi nhiều ngân hàng trung ương. Cả 4 quốc gia này đều chưa có đồng tiền CBDC nào đang hoạt động và thông qua dự án này, 4 quốc gia sẽ bắt đầu làm việc để hiểu rõ hơn về cách xây dựng và vận hành một đồng tiền CBDC.
Tại sao 4 nước Úc, Malaysia, Singapore và Nam Phi lại quan tâm đến CBDC thì BIS nói trong thông cáo báo chí rằng: 'Những nền tảng CBDC sẽ cho phép các tổ chức tài chính giao dịch trực tiếp với nhau bằng tiền kỹ thuật số được phát hành bởi các ngân hàng trung ương từ đó loại bỏ nhu cầu trung gian và cắt giảm thời gian, chi phí của các giao dịch.'
CBDC đang ngày trở nên phổ biến hơn tại nhiều quốc gia. Chẳng hạn như Trung Quốc vừa báo cáo rằng đã xử lý lượng giao dịch bằng đồng NDT kỹ thuật số với tổng giá trị đến 5,3 tỉ đô. Trong khi đó, Cục dự trữ liên bang Mỹ cũng chuẩn bị công bố một báo cáo về đồng USD kỹ thuật số trong quý 3 năm nay.
Các đồng tiền kỹ thuật số đang được hậu thuẫn bởi Ngân hàng thế giới (WB), Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) và BIS. CBDC cũng đã được đem ra thảo luận tại hội nghị G20 hồi tháng 7 vừa qua. Vì vậy, ngày càng có nhiều sự đồng thuận của các nước rằng CBDC sẽ là phương thức thanh toán của tương lai.
Theo: Tom's Hardware
bistiền kỹ thuật sốcbdcthanh toán xuyên biên giớidự án dunbar