90% dịch vụ trên di động CSP cung cấp không có bản quyền

Bộ TT&TT sẽ 'quản' phân chia doanh thu dịch vụ SMS
Ngày 10/7, tại Hội thảo kết nối Internet và kết nối giữa doanh nghiệp di động với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ nội dung, theo đại diện Cục Viễn thông (Bộ TT&TT), trong thời gian qua, việc kinh doanh dịch vụ của các doanh nghiệp cung cấp nội dung có đầu số (CSP) gặp khá nhiều bất lợi như phụ thuộc nhiều vào chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp di động (Telco), không được tự quyết định giá cước dịch vụ nên không có cơ hội để đưa ra dịch vụ có nội dung chất lượng cao. 'CSP cung cấp dịch vụ không thu cước trực tiếp từ khách hàng mà phải thông qua Telco dẫn đến việc nếu doanh nghiệp di động không thu được cước thì các CSP cũng không được trả cước, trong khi họ phải chịu chi phí nội dung', đại diện Cục Viễn thông cho biết thêm.
Chưa kể, việc quy định mức sàn doanh thu mà CSP phải đạt được trong 1 tháng đã làm cho các đơn vị này gặp rất nhiều khó khăn trong bối cảnh suy thoái kinh tế. Do đó, sắp tới, Bộ TT&TT sẽ có sự điều chỉnh hợp tác, kết nối giữa Telco và CSP, trong đó quy định cơ cấu giá cước dịch vụ nội dung bao gồm giá cước kết nối (chi phí hành thành nên giá cước, chi phí thu hộ cước...) và giá cước nội dung thông tin. Giá cước dịch vụ nội dung sẽ do các CSP tự quy định với dịch vụ do mình cung cấp và công khai với người sử dụng. 'Telco sẽ được hưởng cước kết nối và không quá 50% cước nội dung thông tin', đại diện Cục Viễn thông nhấn mạnh.
Viettel sẵn sàng chia phần hơn cho CSP có nội dung bản quyền
Ông Nguyễn Việt Dũng, Phó Tổng Giám đốc Viettel Telecom cho rằng, đa số mọi người vẫn nhìn bức tranh phiến diện mối quan hệ một chiều giữa Telco và CSP. Thị trường nội dung viễn thông Việt Nam đã có những bước phát triển rất mạnh thể hiện qua con số doanh thu, lợi nhuận và số lượng các CSP ở Việt Nam (theo thống kê của Bộ TT&TT, Việt Nam hiện có hơn 400 CSP). Do đó, nếu quy định kết nối giữa Telco và CSP, thị trường nội dung ở Việt Nam sẽ không thể phát triển mạnh như hiện nay, nhất là các dịch vụ mới do thời gian đàm phán lâu. 'Đi sang một số nước khác như Lào, Peru... sẽ thấy thị trường nội dung viễn thông còn ảm đạm chứ không đa dạng như Việt Nam', ông Dũng dẫn chứng.
Hiện nay, các CSP đều cung cấp đủ các nội dung từ xổ số, truyện tranh, bóng đá... nhưng 90% CSP đều không có bản quyền từ các công ty xổ số hay công ty sở hữu bản quyền kết quả bóng đá... Vì thế, Viettel ủng hộ việc thu phí theo nội dung để đảm bảo quyền lợi khách hàng thay vì thu phí theo đầu số như hiện nay, dẫn đến việc tin nhắn kết quả bóng đá, xổ số, cài đặt dịch vụ đều có giá 15.000 đồng. Do liên quan đến giá thành CSP sản xuất dịch vụ nên có những dịch vụ Viettel sẵn sàng chia cho CSP lên đến 70-80% nhưng cũng có dịch vụ chỉ được chia khoảng 30%. Vì vậy, nếu CSP tự quy định tỷ lệ ăn chia dịch vụ thì có thể ra mắt thẻ cào như game online hay kho tải như App Store. 'Tài khoản di động của khách hàng là do nhà mạng quản lý nên Viettel sẽ phải bảo vệ quyền lợi của khách hàng', ông Dũng cho biết thêm.
Ông Nguyễn Đăng Nguyên, Phó Tổng Giám đốc Công ty VMS- MobiFone khẳng định, các telco đang cung cấp cả dịch vụ nội dung thay vì trở thành một doanh nghiệp thuần về hạ tầng và trở thành 'người làm thuê' cho các doanh nghiệp nội dung. Do đó, cơ quan quản lý chỉ nên đưa ra nguyên tắc chung nhằm đảm bảo cạnh tranh, thay vì ban hành các quy định cụ thể như tỷ lệ ăn chia. 'Bộ chỉ nên quy hoạch đầu số và quy định cấp như thế nào, còn lại thì để doanh nghiệp tự chủ động. Bởi vì, nhiều CSP không chuyên nghiệp và thu của khách hàng rất nhiều tiền khiến telco bị mang tiếng', ông Nguyên nhấn mạnh.
Trái với quan điểm của nhà mạng, ông Nguyễn Mạnh Hà, Tổng Giám đốc Công ty VMG cho rằng, thay vì nhìn sang các nước đang phát triển như Lào, chúng ta nên học hỏi kinh nghiệm của các nước phát triển như Nhật Bản. 'Tại Nhật Bản, họ có sự phân chia rõ ràng, doanh nghiệp sở hữu hạ tầng sẽ cung cấp cổng kết nối để các doanh nghiệp nội dung đưa dịch vụ lên trên đó, tiếp cận khách hàng và tự chịu trách nhiệm nội dung của mình', ông Hà dẫn chứng.
'Ở Việt Nam hiện nay, việc kết nối vào các doanh nghiệp hạ tầng của doanh nghiệp nội dung được ngày nào hay ngày đó và có thể ngừng kết nối bất kì lúc nào. Đó là chưa kể đến tình trạng, các nhà mạng cũng đưa ra các mức phí khác nhau hay kết nối với doanh nghiệp này nhưng không kết nối được doanh nghiệp khác làm khó khăn cho CSP trong kinh doanh' ông Nguyễn Mạnh Hà nói.
Nhiều doanh nghiệp nội dung khác cũng bày tỏ quan điểm rằng họ đang bị ở 'chiếu dưới' vì việc quyết định tỷ lệ ăn chia vẫn do nhà mạng 'cầm đằng chuôi'.
Như vậy, câu chuyện hợp tác ăn chia giữa nhà mạng và nhà cung cấp dịch vụ nội dung xem ra vẫn là câu chuyện dài chưa có hồi kết.

TIN LIÊN QUAN

Độc quyền nhà mạng và những vẫn đề chưa nói

Một số nhà cung cấp dịch vụ cũng đang áp dụng cước thấp dưới giá thành, cùng nhiều chương trình khuyến mại không đúng quy định để chèn ép đối thủ, tranh giành khách hàng, gây lãng phí đầu tư chung của Nhà nước, xã hội; chưa thực hiện đầy đủ các

3 tiêu chí cơ bản để chọn đối tác cho MobiFone

Bộ TT&TT đã có buổi làm việc với MobiFone. Ông Lê Nam Trà, Tổng Giám đốc MobiFone cho biết, trong thời gian tới, chiến lược kinh doanh của MobiFone không chỉ là dịch vụ di động mà còn hướng tới cung cấp dịch vụ truyền hình, dịch vụ đa phương

Thủ tướng: Người dân, doanh nghiệp là trung tâm của chuyển đổi số

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khẳng định mục tiêu của chuyển đổi số là giúp cải thiện cuộc sống người dân, đất nước thịnh vượng.

ISP 'tố' nhau 'chơi xấu', Bộ TT&TT ra tay "quản" kết nối Internet

Trước những tranh chấpgiữa các doanh nghiệp Internet (ISP) có hạ tầng như CMC, FPT, Viettel, VDC, Bộ TT">

Cơ sở dữ liệu của Hệ thống Đăng ký Doanh nghiệp Trực tuyến Việt Nam sẽ hoàn thành cuối năm 2013

Hệ thống đăng ký kinh doanh quốc gia trực tuyến của Việt Nam sẽ được hoàn thành đầy đủ vào cuối năm nay, cho phép các công ty có thể tìm kiếm và xác minh độ tin cậy của các đối tác.

FPT đưa giải pháp “trị” 3 khó khăn lớn nhất của doanh nghiệp khi làm việc từ xa

FPT công bố chương trình FPT eCovax nhằm chia sẻ những kinh nghiệm, sáng kiến của các nhà lãnh đạo doanh nghiệp, chuyên gia đầu ngành và các giải pháp số.

Apple hợp tác với đối thủ IBM để bán iPhone, iPad

Apple và IBM đã tuyên bố mối quan hệ đối tác toàn cầu độc quyền để thay đổi việc sử dụng thiết bị di động trong các doanh nghiệp. Theo đó, bộ đôi cỗ máy khổng lồ công nghệ cao này sẽ ra mắt một loại các ứng dụng kinh doanh cho iOS, mang dữ liệu và

Mỹ cấm các nhà chế tạo bán linh kiện cho doanh nghiệp Trung Quốc

Theo quyết định trừng phạt do Bộ Thương mại Mỹ công bố nhằm vào ZTE, các nhà chế tạo Mỹ sẽ bị cấm bán linh kiện cho doanh nghiệp Trung Quốc.

THỦ THUẬT HAY

Bạn đã biết trình duyệt hỗ trợ các tiện ích mở rộng trên Windows 10 Mobile là gì chưa?

Windows 10 Mobile mới hỗ trợ trình duyệt của bên thứ ba cung cấp các tiện ích mở rộng. Hãy cùng tìm hiểu xem trình duyệt đó là gì nhé!

Một số chức năng mới trên Photoshop 2018: Brush mềm mại, upscale ảnh bằng AI, thiết kế font chữ,...

Tăng kích thước ảnh bằng sự hỗ trợ của trí thông minh nhân tạo, chức năng đường cọ mềm mại, hỗ trợ tự thiết kế font chữ Variable, Pen Tool ôm theo đường cong,… chính là một vài trong số nhiều điểm thay đổi đáng chú ý

Phát hiện lỗi bảo mật nguy hiểm nhất trong nhiều năm trở lại đây

Lỗi bảo mật Heartbleed được cho là lỗi cực kỳ nghiêm trọng và nguy hiểm nhất trong nhiều năm trở lại đây, nhiều hacker đã triển khai thành mã khai thác tự động trên diện rộng, theo các chuyên gia bảo mật mọi người nên

Nếu không thích trình duyệt mặc định Edge trong Windows 11, bạn có thể thay đổi nó

Khi truy cập Internet lần đầu trên Windows 11 ở một trình duyệt khác không phải là Edge, bạn sẽ được hỏi là có muốn thay đổi trình duyệt này thành mặc định hay không. Để đơn giản hóa quá trình thay đổi này, bạn có thể

Cách ẩn thông tin cá nhân trên mã QR VNEID để người lạ không quét được

Mỗi người sẽ có mã QR VNEID riêng và trên mã sẽ có những thông tin cá nhân của bạn. Hãy xem ngay cách ẩn thông tin cá nhân trên mã QR VNEID để bảo vệ mình nhé...

ĐÁNH GIÁ NHANH

So sánh HTC U11 Plus, Galaxy Note 8, LG V30 và Pixel 2 XL

HTC U11 Plus thể hiện nỗ lực của nhà sản xuất Đài Loan trong việc lấy lại hình ảnh trên thị trường smartphone.

Đánh giá nhanh điện thoại OPPO F1s

Giá rẻ với chất lượng hoàn thiện cao, thiết kế đẹp và cấu hình đủ dùng chính là những điểm nhấn của sản phẩm F1s của OPPO.