ISP 'tố' nhau 'chơi xấu', Bộ TT&TT ra tay "quản" kết nối Internet

Nhà mạng tranh chấp kết nối Internet khách hàng lãnh đủ

Theo báo cáo của Cục Viễn thông (Bộ TT&TT) về vấn đề kết nối Internet,gần đây đã phát sinh một số vấn đề về kết nối Internet giữa các doanh nghiệp như CMC Telecom- Viettel, CMC Telecom- FPT Telecom, Viettel- VDC. Cụ thể, với trường hợp kết nối giữa CMC Telecom và Viettel, 2 doanh nghiệp này đã có thỏa thuận kết nối ngang hàng trực tiếp nhưngquá trình triển khai cho thấy lưu lượng CMC chuyển sang Viettel lớn hơn chiều ngược lại, do thuê bao CMC kết nối đến máy chủ website đặt tại Viettel lớn hơn, kết nối không còn tính chất cân bằng theo thỏa thuận ban đầu. Do vậy, Viettel đã yêu cầu CMC thanh toán theo dung lượng kết nối trong trường hợp lưu lượng chuyển sang nhau không cân bằng nhưng đến nayhai bên vẫn chưa đạt được thỏa thuận cuối cùng. Hiện Viettel đã tiến hành các giải pháp kĩ thuật để đảm bảo lưu lượng giữa 2 bên trong kết nối là ngang bằng trong thời gian đàm phán kết nối mới. Điều đó, đồng nghĩa với việc tốc độ và dung lượng sử dụng của một số thuê bao CMC sẽ giảm đi (không đảm bảo chất lượng dịch vụ) khi truy cập sang các website có đặt máy chủ tại Viettel.

Tương tự, với trường hợp của CMC Telecom - FPT Telecom,2 doanh nghiệp này đã kết nối và trao đổi lưu lượng không tính cướcsuốt một thời gian. Tuy nhiên, trong năm 2012, FPT đã yêu cầu CMC phải thanh toán giá cước kết nối trực tiếp theo dung lượng kết nối. Tính đến tháng 3/2013, CMC và FPT đã đạt được thỏa thuận về tiếp tục kết nối trực tiếp giữa 2 doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong quãng thời gian đợi 2 bên thỏa thuận với nhau, các thuê bao của CMC đã gặp khó khăn khi truy cập các trang web đặt máy chủ tại FPT như vnexpress... và ngược lại, các thuê bao của FPT Telecom cũng gặp không ít khó khăn khi truy cập những website đặt tại trung tâm dữ liêu của CMC. Đến nay, dù đã thoải thuận xong nhưng CMC cho rằng, họ buộc phải chấp nhận điều khoản ký kết hợp đồng với FPT vì không có lựa chọn khác và đề nghị Bộ TT&TT sớm có quy định mức cước kết nối và cách tính toán lưu lượng kết nối.

Theo phản ánhcủa VDC, từ ngày 1/3- 22/3/2013, các thuê bao 3G của Viettel bị chậm kết nối tớimột số website đặt tại VDC như báo dantri, nhaccuatui... Sau đó, Viettel đã có công văn xác nhận về việc này, nguyên nhân chủ yếu là do kênh kết nối trực tiếp giữa VDC và Viettel đã bị cắt từ ngày 1/3 theo đề nghị của VDC. Do đó, lưu lượng trao đổi giữa 2 doanh nghiệp phải chuyển qua đường kết nối trạm trung chuyển Internet quốc gia (VNIX) trong khi dung lượng kết nối đến VNIX của 2 doanh nghiệp không được nâng lên, dođógây ra hiện tượng nghẽn. Từ ngày 24/3, Viettel và VDC đã nâng dung lượng kết nối đến VNIX và hiện tượng truy cập Internet từ thuê bao 3G của Viettel đã trở lại bình thường. Nhưng việc VDC và Viettel ngắt Hợp đồng kết nối trực tiếp là không có lợi cho cảhai bên và ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ.

ICTnews đã nhiều lần nhậnđược phản ánh của một số ISP dưới góc độ các doanh nghiệp 'chơi xấu' cắt kết nối để gâyảnh hưởngđến uy tín và hoạtđộng kinh doanh của nhau.Cho dù tranh chấp về kết nối giữa các doanh nghiệp xảy ra, nhưng khách hàng lại là những người bị ảnh hưởng đầu tiên khi việc truy cập Internet không đảm bảo chất lượng dịch vụ như tốc độ không như cam kết của nhà mạng hay khó truy cập vào những trang web thông dụng như tin tức, nghe nhạc...

Đại diện Cục Viễn thông cho biết, các trường hợp vướng mắc về kết nối giữa các bên chủ yếu liên quan đến việc bảo đảm dung lượng kết nối, giá cước kết nối hay vấn đề hợp đồng giữa các doanh nghiệp như không có hợp đồng, hết hạn hợp đồng hoặc xảy ranhững vấn đề nằm ngoài phạm vi hợp đồng.

Quy định về giá cước kết nối trên cơ sở giá thành

Trên cơ sở đó, Cục Viễn thông đã bổ sung một số quy định về kết nối Internet vàodự thảo Thông tư quy định về kết nối các mạng viễn thông cộng cộng với quy địnhbảo đảm dung lượng kết nối và quy định về giá cước kết nối Internet. Theo đó, việc bảo đảm dung lượng kết nối Internet phải tuân thủ các nguyên tắc về đảm bảo dung lượng kết nối viễn thông như khi lưu lượng kết nối giữa các doanh nghiệp bị nghẽn (lưu lượng sử dụng trung bình của mỗi hướng kết nối vượt quá 70% trong 7 ngày liên tục), các doanh nghiệp phải có trách nhiệm đàm phàn, thỏa thuận mở rộng dung lượng kênh kết nối.Đối với kết nối VNIX, nếu không đạt được thoả thuận, doanh nghiệp phải mở rộng kênh kết nối thêm dung lượng tối thiểu 1Gbps và phải hoàn thành trong vòng 30 ngày kể từkhi nhận được yêu cầu.

Còn khung giá cước kết nối Internet sẽ do Bộ TT&TT quy định trên cơ sở giá thành dịch vụ kết nối do các doanh nghiệp báo cáo, trong đó đối với kết nối Internet trực tiếp, nếu kết nối Internet trực tiếp ngang bằng (do các doanh nghiệp tự thỏa thuận) sẽ không áp dụng giá cước kết nối. Trong trường hợp kết nối Internet trực tiếp không ngang bằng, Bộ TT&TT sẽ quy định khung giá cước kết nối theo dung lượng kết nối (từ A- B đồng/1Gbps/tháng) mà doanh nghiệp yêu cầu kết nối phải trả cho doanh nghiệp cung cấp kết nối. 'Sau khi thị trường Internet hoạt động, phát triển ổn định thì sẽ xem xét tới việc cho phép các doanh nghiệp tự thỏa thuận về giá cước trên cơ sở giá thành và theo hình thức kết nối. Khi đó, Bộ TT&TTchỉ giữ vai trò giám sát việc tuân thủ giá cước đăng ký của các doanh nghiệp', đại diện Cục Viễn thông nhấn mạnh.

Trên cơ sở đó, cuối tháng 6 hoặc đầu tháng 7/2013, Bộ TT&TT sẽ tổ chức Hội thảo giữa các doanh nghiệp lấy ý kiến về dự thảo Thông tư quy định về kết nối các mạng viễn thông cộng cộng.

Theo một chuyên gia trong lĩnh vực viễn thông, dịch vụ Internet cósự khác biệt rất lớn đối với dịch vụ thoại. Cụ thể, đối với dịch vụ thoại, người gọilà người trả tiền nhưng dịch vụ Internet thì người nhận thông tin (tải dữ liệu) mới là người phải trả phí.Vì vậy, quy định nên nói rõ khi chênh lệch dung lượng chiều đi và về thì doanh nghiệp nào sẽ được hưởng và phải làm rõ khái niệm doanh nghiệp yêu cầu kết nối, doanh nghiệp cung cấp kết nối. 'Chẳng hạntrường hợp doanh nghiệp nội dung lớn với doanh nghiệp có hạ tầng như các doanh nghiệp viễn thông,theo quy định quốc tế, khi doanh nghiệp Việt Nam kết nối với Google, Facebook… nếu dùng nhiều dữ liệu hơnsẽ phải trả phí cho họ nhưng điều này liệu có xảy ra hay không giữa một doanh nghiệp nội dung lớn 'nội địa' với Viettel, VNPT... ', vị chuyên gia này đặt câu hỏi.


Từ khoá : Internet, Viettel, website, Telecom, CMC, FPT

TIN LIÊN QUAN

Mừng xuân Nhâm Dần, Viettel Telecom tri ân khách hàng tới 4 tháng cước

Chỉ còn một ngày nữa là chúng ta bước sang năm mới 2022. Viettel Telecom đã gửi tặng khách hàng của mình tới 4 tháng cước cùng với những ưu đãi hấp dẫn khác.

Viettel Telecom gửi lời xin lỗi đến khách hàng sự cố đứt cáp

Đến tối ngày 14/1/2017, Viettel Telecom đã đáp ứng gần 95% nhu cầu sử dụng dịch vụ kết nối quốc tế vào giờ cao điểm. Viettel chính thức gửi lời...

Viettel 'hoảng sợ' vì OTT

Theo ông Nguyễn Mạnh Hùng, Phó tổng Giám đốc Viettel, nếu 100% thuê bao, tức trên 40 triệu thuê bao di động đều dùng 3G và dùng Viber thì doanh thu của Viettel có thể bị giảm đi 40-50%.

Viettel triển khai gói cước 4G giá rẻ dành cho Sinh Viên, chỉ với 30k có ngay 10GB data tốc độ cao

Mới đây, nhà mạng Viettel đã triển khai chương trình ưu đãi gói cước 4G giá rẻ dành riêng cho nhóm khách hàng sử dụng loại sim Sinh Viên. Sau đây là danh sách cú pháp đăng ký gói cước với các tùy chọn ngày, tuần hoặc tháng. Lưu ý trước khi sử dụng:

Cạnh tranh với các "đại gia" di động, Vietnamobile tuyến bố phủ 3G toàn quốc

Thông tin từ Vietnamobile cho hay, nhà mạng này xin chuyển đổi từ mô hình hợp tác kinh doanh (BCC) sang thành công ty cổ phần và lên kế hoạch đầu tư phủ 3G toàn quốc.

Hướng dẫn dùng tài khoản Viettel mua ứng dụng Google Play

Lợi ích của việc mua ứng dụng Android bằng tài khoản Viettel bao gồm các thuê bao Viettel sẽ không phải dùng đến thẻ thanh toán, thẻ tín dụng quốc tế dẫn đến nguy cơ mất...

Viettel cán mốc 2 triệu khách hàng Internet cáp quang

Tính đến hết tháng 10/2016 Viettel cán mốc 2 triệu khách hàng đăng ký sử dụng dịch vụ Internet cáp quang (FTTH). Đặc biệt, từ tháng 4/2016 đến nay, công ty liên tục giữ vững tăng trưởng dịch vụ này từ ...

[Viettel] Mẹo gọi điện miễn phí tới một số nội mạng không giới hạn dung lượng, không cần internet

Viettel luôn là một trong những nhà mạng đi đầu về các chương trình chăm sóc khách hàng hấp dẫn và với những người dùng ứng dụng Mocha của Viettel thì giờ đây bạn có thể thỏa thích gọi điện với bạn bè mà không cần wifi hay kết nối dữ liệu.

THỦ THUẬT HAY

Cách nhận biết iPhone đã qua sửa chữa rất đơn giản mà bạn nên biết

Có nhiều lỗi trên iPhone khi sử dụng lâu dài mới phát sinh. Vì thế trong bài viết này mình hướng dẫn các bạn cách nhận biết iPhone đã qua sửa chữa rất đơn giản.

Hướng dẫn sắp xếp biểu tượng trên iPhone theo ý thích cá nhân không cần jailbreak

Với iPhone thì bạn sẽ phải jailbreak thiết bị để có thể sắp xếp vị trí các icon trên màn hình chính theo ý thích. Giờ đây, TECHRUM xin chia sẻ cách thực hiện đơn giản hơn mà không cần phải jailbreak.

Tổng quan về Office Deployment Tool

Office Deployment Tool bao gồm hai file: setup.exe và configuration.xml. Để làm việc với công cụ này, bạn có thể chỉnh sửa file cấu hình để xác định tùy chọn bạn muốn, rồi chạy setup.exe từ dòng lệnh. Ví dụ, bạn có thể

Hướng dẫn cách thiết lập đo tốc độ mạng trên Speedtest

Speedtest là dịch vụ trực tuyến giúp người dùng đo tốc độ mạng internet của nhà mạng mình đang dùng như Viettel, FPT hay VNPT

Đây là 7 cách khắc phục lỗi Instagram không hoạt động

Instagram được biết đến là một nền tảng mạng xã hội phổ biến trên toàn thế giới. Người dùng Instagram có thể chia sẻ những khoảnh khắc đời thường, nhắn tin hay thậm chí kinh doanh trên nền tảng này.

ĐÁNH GIÁ NHANH

Điểm danh các ứng dụng tra cứu điểm thi 2023, phụ huynh & học sinh không được bỏ qua

Còn chưa đầy 2 tháng nữa, các bạn học sinh trên toàn quốc sẽ chính thức bước vào kỳ thi chuyển cấp lên 10 và THPT Quốc gia 2023. Hiểu được điều này, Trangcongnghe.vn đã tổng hợp các ứng dụng tra cứu điểm thi cực hay

Mở hộp và đánh giá nhanh Oppo A39: máy đẹp, gọn nhẹ, độ hoàn thiện cao

Với ngoại hình tương tự như F1s cùng mức giá dễ chịu là 5 triệu đồng, Oppo A39 sớm trở thành sản phẩm được săn đón nhất trong mùa mua sắm cuối năm.