Một số cách lý giải thông thường cho rằng đây là hình ảnh do bụi tán xạ ánh sáng mà ra, hoặc do không khí trong ống kính máy ảnh tạo thành. Cũng có giả thuyết cho rằng ánh sáng sau khi đi qua tro bụi, chịu nhiệt và ẩm sẽ tạo ra hiện tượng hình ảnh kì lạ này. Tuy nhiên trên thực tế, chưa có một chuyên gia nào có thể thiết lập thí nghiệm thành công để xác thực được những điều này.
Thật vậy, theo một nghiên cứu về các quả cầu ánh sáng vào năm 2005 của các nhà nghiên cứu từ Đại học Arizona, tuy rằng một số quả cầu đúng là do ánh sáng của đèn flash máy ảnh phản xạ lại từ các vật thể hoặc từ các hạt bụi. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cũng phải công nhận rằng một số quả cầu dường như đã đi ngược lại so với cách giải thích quang học thông thường.
Lấy ví dụ, một quả cầu được ghi nhận trong phóng sự của đài BBC đã chuyển động chầm chậm trước khi biến mất. Nghiên cứu cho biết: “Các vật thể di chuyển theo các quỹ đạo động và khó lường như vậy không thể là do sự phản chiếu. Nhiều vòng sáng cũng không phải do các phân tử bụi trong không khí gây ra”.
Một quả cầu sáng trong thước phim tài liệu của BBC, theo các nhà nghiên cứu thuộc trường Đại học Arizona, nó không phải do ánh sáng phản chiếu tạo thành. Các nhà nghiên cứu không thể đưa ra một cách giải thích khoa học cho quả cầu này. (Ảnh chụp/u.arizona.edu)
Trở lại chủ đề chính Đến lúc này, khi các cách giải thích thông thường không còn phù hợp, những cách giải thích mang tính tâm linh xuất hiện, lật câu chuyện sang một trang mới. Theo đó, trải qua quá trình nghiên cứu lâu dài, các chuyên gia và học giả nhận định rằng, những vầng sáng xung quanh tượng Phật có thể là những linh thể hiện hình (hiện thân của chư Phật Bồ tát). Rất nhiều cao tăng đồng ý với cách giải thích trên.
Trên thực tế, trong quá trình xây dựng những bức tượng phật cỡ lớn, những người thợ chuyên thi công tạc tượng thường xuyên gặp phải những sự việc thần kỳ khó lý giải. Trong đó sự việc thường gặp nhất phải kể đến là, khi công trình được thi công tới những công đoạn then chốt, ví như lắp ghép mặt hoặc đỉnh đầu của bức tượng, thời tiết sẽ đột nhiên thay đổi. Thông thường ngay trước khi lắp ghép, trời sẽ bắt đầu đổ mưa, và sẽ mưa liên tục không ngớt trong toàn bộ quá trình, và sẽ chỉ dần dần tạnh khi quá trình ghép gần xong. Điều thú vị là, ngay khi ghép xong, đôi lúc mặt trời sẽ xuất hiện trên bầu trời, thậm chí còn có cả cầu vồng.
Ảnh: blogspot.com
Ảnh: shutterstock
Đây có thể là một hiện tượng trùng hợp ngẫu nhiên, nhưng nếu vậy thì hẳn là một sự trùng hợp thú vị.
Trong quá trình thi công bức tượng đồng “Thập Phương Phổ Hiền Bồ Tát” ở Kim Đỉnh, núi Nga Mi, những thợ xây đã được chứng kiến một hiện tượng thần kỳ không kém, và cho đến nay vẫn chưa có cách nào giải thích được. Đó chính là, trên những tấm ảnh chụp quá trình thi công người ta có thể trông thấy nhiều vầng sáng hình tròn vô cùng kỳ lạ. Hãy thử nhìn những tấm ảnh chụp dưới đây:
Những vầng sáng thần kì xuất hiện trên bức tượng đồng “Thập Phương Phổ Hiền Bồ Tát” ở Kim Đỉnh, núi Nga My.
Những vầng sáng thần kì xuất hiện trên bức tượng đồng “Thập Phương Phổ Hiền Bồ Tát” ở Kim Đỉnh, núi Nga My.
Ngoài ra, cùng với sự tiến triển của công trình, vầng sáng này xuất hiện càng ngày càng nhiều. Cho tới giai đoạn cuối cùng, những vầng sáng này đã phủ đầy các bức hình.
Cho tới giai đoạn cuối cùng, những vầng sáng này đã phủ đầy các bức hình.
Cho tới giai đoạn cuối cùng, những vầng sáng này đã phủ đầy các bức hình.
Sự huyền diệu không chỉ dừng lại ở đây. Ở giai đoạn đầu quá trình thi công, các vầng sáng đều có một lỗ hổng, cùng với tiến độ công trình dần đi vào hoàn thiện những lỗ hổng này càng ngày càng nhỏ và cho tới cuối cùng thì hoàn toàn biến mất. So sánh hai bức ảnh chụp dưới đây:
Các vầng sáng đều có một lỗ hổng lúc mới được thi công.
Cùng với khi tiến độ công trình dần đi vào hoàn thiện thì những lỗ hổng này càng ngày càng nhỏ hơn, và cho tới cuối cùng thì hoàn toàn biến mất.
Để xác định liệu những vầng sáng huyền bí này có liên hệ mật thiết với bức tượng Phật hay không, những người thợ thi công công trình đã tiến hành một vài thí nghiệm.
Trước tiên, họ đặt chiếc máy ảnh tại một vị trí cố định. Sau đó, họ điều chỉnh ống kính sao cho ảnh chụp thu được có hình bức tượng Phật, kết quả một nửa số ảnh chụp đều có vầng sáng hình tròn trên; sau đó cũng tại vị trí đó họ quay ống kính sao cho ảnh chụp thu được không có hình bức tượng Phật, kết quả là tuyệt đại đa số không có vầng sáng hình tròn.
Sau đó, họ chọn thêm vài chiếc máy ảnh nhãn hiệu khác để làm lại thí nghiệm, và đã thu được kết quả tương tự. Sau cùng họ đã dùng đến máy chụp ảnh phim nhựa truyền thống, kết quả ảnh chụp sau khi rửa ra vẫn như vậy.
Trải qua nhiều lần thí nghiệm, bởi vẫn không tìm ra nguyên nhân xuất hiện của những vầng sáng kỳ diệu nêu trên. Vậy nên những người thợ đã tìm tới thỉnh giáo những tu sĩ Phật giáo và được trả lời rằng, những vầng sáng đó chính là “Pháp Luân (bánh xe Pháp)”. Tuy nhiên, họ vẫn còn một thắc mắc nhỏ: đó là tại sao trong giai đoạn đầu thi công những vầng sáng đó có lỗ hổng nhưng càng về sau thì càng nhỏ lại, cuối cùng hoàn toàn biến mất.
Những tu sĩ này giải thích đó là bởi vì trong giai đoạn đầu khi công việc chưa được thực hiện thì Pháp luân có lỗ hổng, thuận theo tiến trình công việc dần dần được hoàn tất thì Pháp luân cũng dần dần được tròn đầy lên theo. Cũng để chứng minh đây là Pháp luân những tu sĩ này đã cung cấp một số bức hình ghi lại những dấu tích của Đức Phật tại Ấn Độ. Trong các bức hình này cũng thấy xuất hiện những vầng sáng huyền diệu tương tự. Một số bức hình:
Sau khi tìm gặp các tu sĩ trong giới Phật giáo những người thợ thi công này mười phần thì đến bảy tám phần tin rằng đây chính là Pháp Luân, tuy nhiên vì trong tâm vẫn còn một số nghi hoặc nên muốn giới thiệu hiện tượng này với mọi người. Hy vọng những nhà nghiên cứu có thể giúp họ phân tích và tìm ra nguyên nhân thật sự xuất hiện những vầng sáng huyền bí này.
Theo aboluowang.com
Kiên Định – Quý Khải
Thánh ca “Joy to the World”: vén màn bí ẩn lời tiên tri cho ngày nay về đấng Cứu Thế vĩ đại
Tượng Đức Mẹ Maria chảy máu, khóc, chữa khỏi bệnh nan y và báo mộng cho tín đồ
Vì sao trong lịch sử, rất nhiều lần tượng Phật chảy nước mắt?