Hành tinh kỳ lạ có mưa ‘kem chống nắng’ dù nóng hàng ngàn độ

Những cơn mưa “kem chống nắng” rơi dày đặc như tuyết xuống một hành tinh ngoài hệ Mặt Trời có nền nhiệt độ luôn duy trì quanh 2.750 độ C.
Theo Iflscience, hiện tượng kỳ thú này được các nhà thiên văn học phát hiện trong quá trình sử dụng kính viễn vọng không gian Hubble để quan sát chi tiết ngoại hành tinh Kepler-13Ab. Một lượng khổng lồ titan oxit (TiO2) vốn là thành phần chính trong kem chống nắng rơi như mưa tuyết qua bầu khí quyển nóng của hành tinh này.
Đây là lần đầu tiên quá trình đặc biệt với tên gọi là  “bẫy lạnh” được phát hiện trên một ngoại hành tinh. Nhóm nghiên cứu ở Đại học Pennsylvania, Mỹ, công bố trên tạp chí Astronomical Journal.
Kepler-13Ab là một hành tinh huyền bí với nhiệt độ trên 2.750 độ C. Hành tinh chịu ảnh hưởng khóa thủy triều, có một mặt luôn hướng về phía ngôi sao mẹ được chiếu sáng thường xuyên, và nặng hơn 9 lần so với sao Mộc. Dù đây là nơi không phù hợp với sự sống, việc quan sát và hiểu rõ khí quyển hành tinh sẽ giúp ích rất lớn cho các nhà thiên văn học trong tương lai.
“Hiểu thêm về bầu khí quyển của những hành tinh này và cách chúng hoạt động … sẽ giúp chúng ta khi cần nghiên cứu những hành tinh nhỏ hơn khó nhìn thấy và có các tính năng phức tạp hơn trong bầu khí quyển của chúng”, Giáo sư Thomas Beatty, tác giả chính của nghiên cứu khí quyển, cho biết.
Nhóm nghiên cứu hiện khá bối rối trước kết quả quan sát do những hành tinh kiểu sao Mộc nóng thường có tầng thượng quyển ấm hơn nhưng mặt ban ngày của Kepler-13Ab lại khác. Titan oxit thường chịu trách nhiệm cho sự gia tăng nhiệt độ do hợp chất hấp thụ bức xạ phát ra từ ngôi sao mẹ, do đó các nhà nghiên cứu cho rằng những cơn gió mạnh đã thổi titan oxit đến nửa ban đêm. Tại đó, hợp chất cô đặc và rơi thành tuyết dưới tác dụng của trọng lực.
Hoài Anh
NASA phát hiện cùng lúc 5 cặp siêu hố đen khổng lồ
Hình chạm khắc trên phiến đá cổ chỉ hiện lên dưới ánh sáng Mặt Trăng – Ẩn đố khó lý giải
Phát hiện hố đen lớn gấp 100.000 lần Mặt Trời gần trung tâm dải Ngân Hà

TIN LIÊN QUAN

Kính viễn vọng Kepler phát hiện các ‘siêu Trái Đất’ mới nằm rất gần Địa Cầu

Trạm quan sát ngoài Trái Đất Kepler của NASA đã phát hiện ba siêu Trái Đất bay xung quanh một ngôi sao mang tên GJ 9827 cách chúng ta 98 năm ánh sáng. Trong cuộc săn tìm sự sống ngoài Trái Đất, có ba điều kiện quan trọng. Thứ nhất, chúng ta cần

Tàu vũ trụ Kepler vừa có một trong những phát hiện quan trọng nhất lịch sử hoạt động

Hoạt động từ năm 1990, nhưng gần đây có thể nói tàu Kepler đã có một phát kiến quan trọng nhất lịch sử của nó.

Lần đầu tiên tìm ra hành tinh tồn tại sự sống ngoài hệ Mặt Trời

Các nghiên cứu ban đầu trước đây từng phát hiện ra sự tồn tại của nhiều hành tinh có kích thước tương tự trái đất, nằm trong vùng có thể có sự sống. Tuy nhiên các nghiên cứu tiếp theo sau đó đã không cho phép khẳng định điều này.Tháng 2/2011 vừa

NASA phát hiện hành tinh kỳ lạ như hố đen, ‘hút’ hết ánh sáng chiếu tới

Kính viễn vọng Không gian Hubble của NASA phát hiện ra một ngoại hành tinh gần như hoàn toàn màu đen do hấp thụ 94% ánh sáng chiếu tới nó. Theo Iflscience, ngoại hành tinh này được gọi là WASP-12b, nằm cách Trái đất 1.400 năm ánh sáng. Đó là một

Thông tin "sốt" về các ngoại hành tinh mới quay quanh “siêu Trái đất”

Kính viễn vọng săn lùng hành tinh Kepler của NASA đã phát hiện hơn 2.300 ngoại hành tinh trong vũ trụ từ trước tới nay.

Ngôi sao kỳ lạ ‘ăn thịt’ những hành tinh bay xung quanh

Các nhà khoa học Mỹ phát hiện một ngôi sao nằm cách Trái Đất 320 năm ánh sáng có thói quen biến những hành tinh bay gần nó thành “thức ăn”. Theo Iflscience, đây là một cặp sao nằm cách Trái Đất 320 năm ánh sáng, có các tính chất đặc biệt mang biệt

Những “quái vật” đáng sợ nhất trong vũ trụ

Vũ trụ đầy rẫy những hiện tượng kỳ quái, đáng sợ, từ các ngôi sao có thể hút cạn sự sống của bạn đồng hành cho tới những lỗ đen khổng lồ lớn gấp hàng tỉ lần Mặt trời của chúng ta.

Núi lửa phun trào là nguyên nhân góp phần kết thúc sớm kỷ băng hà

Tro bụi núi lửa phát tán khắp toàn cầu khiến gia tăng tốc độ tan băng, góp phần kết thúc sớm kỷ băng hà Cách đây hơn 13.000 năm, thế giới tiến nhập vào kỷ băng hà cuối cùng. Sự nóng lên bắt đầu từ quỹ đạo thấp, và được khuếch đại nhờ các khí ...

THỦ THUẬT HAY

Chia sẻ dữ liệu giữa điện thoại Android và PC

Android không có chương trình desktop giống như iTunes, vì vậy quá trình đồng bộ dữ liệu có thể không được rõ ràng như iPhone. Tuy nhiên, bạn không cần phải có ứng dụng đồng bộ desktop mà vẫn đạt mục đích.

Cách xóa lịch sử tìm kiếm trên Zalo nhanh gọn, hiệu quả

Không phải ai cũng biết cách để xoá lịch sử tìm kiếm trên Zalo, bạn có thể tham khảo cách sau.

Cách sửa lỗi Pinterest không hoạt động trên iPhone, iPad

Thời gian gần đây khá nhiều người dùng phản ánh lại rằng trong quá trình sử dụng Pinterest bị lỗi “đóng băng” tạm thời, không hoạt động (Pinterest Not Working Issue). Bài viết này chúng tôi sẽ đề cập một số cách sửa

Cách thay đổi thông tin CCCD trên VssID bằng Cổng DVC BHXH Việt Nam

Bạn có thể thay đổi thông tin CCCD trên VssID bằng Cổng dịch vụ công BHXH Việt Nam rất tiện lợi. Sau đây là cách thay đổi thông tin CCCD trên VssID bằng Cổng dịch vụ công BHXH Việt Nam...

Cách tạo bản sao lưu dữ liệu trong iSpring Suite

Mở bài giảng của bạn trong PowerPoint, rồi đi tới tab iSpring Suite 9. Khi click vào bất kỳ tùy chọn tab nào (ngoài các tùy chọn Information), một cửa sổ popup hiện ra nhắc bạn cập nhật dự án.

ĐÁNH GIÁ NHANH

Trên tay USB-C Hub của Hyper Drive với 11 cổng mở rộng

Hiện tại đây là USB-C HUB có nhiều cổng mở rộng nhất: 11 cổng. Điều đáng tiếc nhất là chất lượng hoàn thiện của Hub này hơi kém. Những cổng khá đặc biệt như là VGA, Thunderbolt 2.0 và lỗ tai nghe 3.5mm.

Đánh giá bo mạch chủ ASRock B150M Pro4/Hyper: Nhỏ nhưng có võ

Asrock B150M Pro4/Hyper là bo mạch chủ kích thước mATX, nhưng được trang bị một số tính năng thú vị, như hỗ trợ ép xung, đặc biệt là 4 khe RAM cho phép mở rộng bộ nhớ tối đa.