Tro bụi núi lửa phát tán khắp toàn cầu khiến gia tăng tốc độ tan băng, góp phần kết thúc sớm kỷ băng hà
Cách đây hơn 13.000 năm, thế giới tiến nhập vào kỷ băng hà cuối cùng. Sự nóng lên bắt đầu từ quỹ đạo thấp, và được khuếch đại nhờ các khí nhà kính. Tuy nhiên, các nghiên cứu trầm tích gần đây đã cho thấy một sự bùng nổ của hoạt động núi lửa đã đẩy nhanh quá trình bằng cách phủ tro bụi trên các tảng băng lớn ở Bắc Âu. Iflscience đưa tin hôm 25/10.
Bằng chứng gần đây đã cho thấy quá trình gia tăng nhiệt khi Trái Đất rời khỏi kỷ băng hà phức tạp hơn nhiều so với chúng ta vẫn nghĩ.
Tiến sĩ Francesco Muschitiello của Đại học Columbia đã tiến hành khảo sát các trầm tích ở Đông Nam Thụy Điển với niên đại từ 13.200 đến 12.000 năm trước.
Kết quả phát hiện rằng, việc khí hậu ấm dần lên khiến các lớp băng bị xói mòn, điều này vô tình giải phóng áp lực trên các miệng núi lửa khiến chúng phun trào. Nhiệt lượng sinh ra làm gia tăng tốc độ tan băng tại các khu vực lân cân và kích hoạt các vụ phun trào mới.
Sự phun trào liên hoàn này khiến một lượng lớn các khí cacbon xâm nhập vào khí quyển và đẩy nhanh quá trình nóng lên toàn cầu sinh ra do hiệu ứng nhà kính.
Cuối cùng, tro bụi phát tán khắp toàn cầu và bao phủ lên các mặt băng. Bản thân những tro bụi này hấp thụ ánh sáng mặt trời chiếu xuống, làm nóng mặt băng và đẩy nhanh quá trình tan chảy.
Mặc dù tro núi lửa không phải là vấn đề đặc biệt hiện nay, nhưng bụi than và bồ hóng của các nhà máy cũng được cho là sẽ gây ra các tác dụng tương tự, đẩy nhanh thêm quá trình tan băng ở hai cực.
Nghiên cứu của tiến sĩ Muschitiello đã giúp chúng ta hiểu được cơ chế này và sẽ chuẩn bị các phương án ứng phó. Hậu quả của việc gia tăng tốc độ tan băng là thực sự khó lường.
Hoài Anh