Kế hoạch dội bom dập núi lửa phun trào của Mỹ năm 1935

Không quân Mỹ nhiều lần dội bom xuống núi lửa phun trào ở Hawaii để chặn dòng chảy dung nham, gây tranh cãi giữa các nhà khoa học.

Kế hoạch dội bom dập núi lửa phun trào của Mỹ năm 1935

Một vụ phun trào của núi lửa Mauna Loa ở Hawaii. Ảnh: Britannica.

Khi núi lửa Mauna Loa phun trào vào ngày 21/11/1935 và dòng dung nham tiến về thành phố Hilo ở Hawaii với tốc độ 1,6 km/h, quân đội được huy động để thực hiện một kế hoạch táo bạo: Dùng bom chặn đứng núi lửa, theo National Interest.

Thomas Jagger, người sáng lập Đài quan sát Núi lửa Hawaii, tin chắc một vụ nổ lớn có thể làm sập các cột dung nham và chặn dòng chảy của nó. Kế hoạch ban đầu của Jagger là dùng la thồ hàng tấn thuốc nổ TNT lên ngọn núi lửa nhưng không đủ thời gian.

Bởi vậy, 10 oanh tạc cơ của Quân đoàn Không lực Lục quân Mỹ (tiền thân của Không quân Mỹ) ngày 27/12/1935 được triển khai tới Hawaii. Mỗi máy bay chở hai quả bom nặng 272 kg, chứa 136 kg thuốc nổ để trút xuống miệng núi lửa Mauna Loa.

Lần ném bom này không được đánh giá cao về độ chính xác, một số quả bom rơi xuống cách mục tiêu hàng trăm mét. Tuy nhiên, sáu ngày sau vụ ném bom, dòng dung nham ngừng chảy và Jagger tuyên bố nhiệm vụ đã thành công.

Máy bay của không quân Mỹ dội bom xuống núi lửa Mauna Loa. Ảnh: Buzzfeed.

Nhưng một nhà địa chất học khác tên Harold Stearns, người ngồi trên một oanh tạc cơ tham gia phi vụ ném bom, nghi ngờ về hiệu quả của kế hoạch chưa từng có này.

'Thành ống dung nham cao chừng 8 - 15 mét và chảy rất sâu nên tôi nghĩ bom không thể phá vỡ các thành ống. Dung nham có độ sệt thấp. Phương án chặn dòng chảy dung nham có vẻ hiệu quả nhưng mục tiêu quá nhỏ', Stearns nhận xét.

Jagger vẫn khăng khăng những quả bom có tác dụng. 'Không nghi ngờ gì chính cách phá ống dung nham ban đầu đã làm chậm chuyển động của dòng chảy. Tốc độ trung bình của dòng dung nham trong 5 ngày sau vụ ném bom là khoảng 305 mét mỗi ngày. Trong 7 ngày trước vụ ném bom, tốc độ dung nham là 1,6 km/ngày', Jagger cho biết.

Đây không phải là lần duy nhất vũ khí địa chấn được sử dụng. Trong Thế chiến II, không quân Anh phát hiện những quả bom thường nảy ra khỏi nóc bê tông dày 7,6 mét của hầm chứa tàu ngầm Đức. Do đó, nhà phát minh người Anh Barnes Wallis đã tạo ra 'bom động đất'.

Bom Grand Slam nặng 10 tấn thả từ oanh tạc cơ hạng nặng Landcaster ở độ cao 5.486 m sẽ lao xuống mục tiêu ở tốc độ siêu thanh và khoan sâu trước khi phát nổ. Thay vì phân tán lực nổ trong không khí, xung chấn của loại bom này được dẫn qua bê tông hoặc lòng đất, khiến mục tiêu ngầm bị phá hủy hoàn toàn.

Không quân Mỹ còn tiếp tục ném bom núi lửa Mauna Loa vào năm 1975 và 1976 trong thí nghiệm sử dụng những quả bom nặng 907 kg để làm chệch hướng dòng dung nham. Trong khi các nhà khoa học vẫn tranh cãi việc ném bom núi lửa có hiệu quả hay không, một số chuyên gia cho rằng cách này chỉ phát huy tác dụng trong những điều kiện phù hợp.

Một số chuyên gia cho rằng những vũ khí cực lớn như Bom xuyên phá boongke (MOP) nặng 13,6 tấn của Mỹ có thể khoan sâu vào lòng núi lửa và phá vỡ thành ống dung nham. Tuy nhiên, Mỹ chưa bao giờ thử nghiệm thả bom MOP vào miệng núi lửa.

TIN LIÊN QUAN

Núi lửa lớn nhất Iceland sắp phun trào

Núi lửa Bardarbunga lớn nhất Iceland chuẩn bị phun trào, sau khi liên tiếp 4 trận động đất xảy ra vào tuần trước. Các chuyên gia cảnh báo, núi lửa Bardarbunga tại Iceland đứng trước nguy cơ phun trào mãnh liệt, tạo ra những đám mây tro bụi lớn bao

Khi siêu núi lửa phun trào có thể huỷ cả một thành phố?

Mô phỏng đồ họa máy tính cho thấy siêu núi lửa ở vịnh Hauraki của New Zealand một khi phun trào sẽ xóa sổ hoàn toàn thành phố Auckland của nước này. Theo Mirror, một đoạn video mô phỏng quá trình siêu núi lửa khổng lồ ở vịnh Hauraki phun trào và các

Kịch bản đáng sợ cho người dân New Zealand một khi siêu núi lửa phun trào

Mô phỏng đồ họa máy tính cho thấy siêu núi lửa ở vịnh Hauraki của New Zealand một khi phun trào sẽ xóa sổ hoàn toàn thành phố Auckland của nước này. Theo Mirror, một đoạn video mô phỏng quá trình siêu núi lửa khổng lồ ở vịnh Hauraki phun trào và các

NASA dự định ‘làm nguội’ siêu núi lửa Yellowstone – mối đe dọa lớn hơn bất kỳ tiểu hành tinh nào

Cư dân của khu vực đang ngày càng lo ngại về một vụ phun trào của siêu núi lửa Yellowstone, do hoạt động địa chấn của nó. Hiện tại, NASA đang tìm cách để giảm bớt đợt phun trào của siêu núi lửa này… bằng cách khoan thẳng vào bên trong nó. Nguy cơ

Núi lửa phun trào là nguyên nhân góp phần kết thúc sớm kỷ băng hà

Tro bụi núi lửa phát tán khắp toàn cầu khiến gia tăng tốc độ tan băng, góp phần kết thúc sớm kỷ băng hà Cách đây hơn 13.000 năm, thế giới tiến nhập vào kỷ băng hà cuối cùng. Sự nóng lên bắt đầu từ quỹ đạo thấp, và được khuếch đại nhờ các khí ...

Núi lửa có thể là nguyên nhân hủy diệt đế chế Ai Cập hùng mạnh của Nữ hoàng Cleopatra

Theo một nghiên cứu gần đây, sự phun trào của núi lửa có liên quan đến sự suy vong của vương triều Ptolemy hùng mạnh dưới thời nữ hoàng Cleopatra khoảng 2.000 năm trước. Ai Cập được biết đến và nổi tiếng khắp thế giới qua những câu truyện về nữ

Bão mặt trời khủng khiếp nhất thập kỷ sắp xảy ra

Theo CTV News, từ tuần trước mặt trời đã bắt đầu phóng ra những luồng bức xạ mạnh ổn định, khiến trung tâm dự báo thời tiết không gian NOAA phải đưa ra cảnh báo về một cơn bão địa từ.

Chưa cần Mỹ tấn công, Triều Tiên có thể chịu thảm cảnh núi lửa nếu tiếp tục thử hạt nhân

Các nhà khoa học lo ngại một ngọn núi lửa lớn ở biên giới giữa Triều Tiên và Trung Quốc có nguy cơ phun trào do ảnh hưởng dư chấn từ các vụ thử hạt nhân của Triều Tiên Theo Express, các nhà chức trách Trung Quốc đã đóng cửa một công viên quốc gia

THỦ THUẬT HAY

Cách tắt tiếng chụp ảnh cho iPhone Lock đơn giản

Khá phiền toái khi mỗi lần nhấn chụp hình, iPhone đều phát ra tiếng dù bạn đã gạt thanh tắt âm thanh. Thực hiện ngay cách dưới đây, bạn đã có thể...

Cách dùng tính năng Không làm phiền khi lái xe trên iOS 11

Trên iOS 11 có tính năng mới Do Not Disturb While Driving, không làm phiền khi người dùng đang lái xe để chặn mọi thông báo đến.

Làm sao để bắt trend trên TikTok kịp thời

Một trong những cách quan trọng để video của bạn lên xu hướng trên TikTok chính là bắt theo trend. Nhưng làm thế nào để biết đâu là xu hướng đang thịnh hành để bạn có thể bắt kịp, dưới đây là cách thực hiện.

CPU binning là gì ? Tại sao nó ảnh hưởng đến việc ép xung CPU ?

Có thể bạn không biết, mỗi khi mua một CPU desktop, bạn cũng sẽ nhận được một lượt quay may mắn gọi là “xổ số silicon”. Hai CPU của cùng tên có thể hoạt động khác nhau khi bị đẩy đến giới hạn xung nhịp của chúng do một

Hướng dẫn thiết lập và cài đặt Microphone trên máy tính

Khi thiết lập kết nối một Microphone với máy tính Windows, chúng ta có thể dễ dàng thu âm giọng nói của mình, thậm chí có thể hát karaoke dễ dàng mà không phải sử dụng những thiết bị đắt tiền khác.

ĐÁNH GIÁ NHANH

9 tính năng tốt nhất của Galaxy Z Fold3 5G bạn nên biết

Năm nay, Samsung đã không ra mắt dòng sản phẩm Galaxy Note và tập trung vào sản xuất smartphone màn hình gập Galaxy Z Fold3 5G. So với thế hệ trước, Galaxy Z Fold3 5G được nâng cấp và bổ sung thêm nhiều tính năng mới.

Trải nghiệm, đánh giá Yamaha YZF-R1 2016 tại Sài Gòn

Độ nhạy bướm ga linh hoạt, khả năng tăng tốc mạnh mẽ và mức độ bứt phá cực kì phấn khích cùng âm thanh mê hoặc là những gì mà superbike Yamaha R1 2016 mang lại cho người cầm lái.

Đánh giá chi tiết Infinix S2: Phổ cập camera kép cho phân khúc giá rẻ

Xu hướng camera selfie kép đang được một số hãng áp dụng trong gần 1 năm trở lại đây. Tuy nhiên, những sản phẩm sở hữu công nghệ này thường có mức giá khá cao và rất khó để người dùng với tới. Nhưng bây giờ điều này