Tàu phá băng chạy bằng năng lượng hạt nhân của Nga hoạt động như thế nào?

Tàu phá băng hạt nhân là một trong những thành tựu công nghệ của nước Nga. Nhờ những con tàu đặc biệt này, Nga đã chiếm lĩnh, làm chủ và khai thác nguồn tài nguyên dồi dào ở Bắc Cực.
Tàu phá băng là một loại tàu thủy chuyên dụng được thiết kế để di chuyển và phá vỡ lớp băng trên vùng nước bị băng bao phủ. Qua đó mở đường, giúp các tàu khác di chuyển được. Tàu phá băng là loại tàu đặc biệt vì ngoài việc di chuyển nó còn có đầy đủ các điều kiện cần thiết để thuyền viên sống trong các điều kiện khắc nhiệt nhất của thế giới. Ngày nay có 2 loại tàu phá băng chính là tàu phá băng dùng động cơ diesel và tàu phá băng dùng năng lượng hạt nhân.
Tuy nhiên việc sử dụng các tàu động cơ diesel thường rất tốn kém mà không hiệu quả. Tàu phá băng hạt nhân là công nghệ mới nhất giúp giảm chi phí và hoạt động ổn định hơn các tàu diesel. Thay vì sử dụng hơn 100 tấn nhiên liệu diesel, tàu phá băng hạt nhân chỉ cần ít hơn 1 kg Uranium để hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết.
Tàu phá băng chạy bằng năng lượng hạt nhân của Nga hoạt động như thế nào?
Hình ảnh tàu phá băng. Ảnh: Internet
Tàu có thiết kế đặc biệt: Đầu tàu có hình vát tạo góc 20-35 độ so với mặt nước, giúp nó “bò” lên mặt băng dễ dàng. Hai mặt bên của đầu tàu, đuôi tàu và bụng tàu đều có những khoang nước rất lớn được dùng như là thiết bị phá băng.
Cấu tạo phần đầu của tàu phá băng. Nguồn: Dân trí
Phần đuôi của tàu. Nguồn: e-nautilia.gr
Kết cấu của tàu cũng rất vững chắc. Vỏ được làm bằng thép và thường dày hơn các loại vỏ tàu khác rất nhiều. Thân tàu to rộng nhưng phần trên thon lại phù hợp với việc mở đường trong lớp băng. Để dễ dàng tiến, lui, thay đổi phương hướng và dễ lái, thân tàu được thiết kế ngắn. Do có độ giãn nước sâu nên tàu có thể phá những tầng băng tương đối dày. Khi con tàu lướt trên băng, trọng lượng của nó dồn xuống và nghiền nát những tảng băng.
Hình ảnh tổng thể cấu tạo của tàu phá băng. Nguồn: Báo mới
Tàu phá băng có 3 đặc điểm không có ở các tàu thủy khác là: thân tàu được gia cố tăng cường chịu lực để va đập tốt, hình dạng cắt và dọn băng, sức mạnh cực lớn để vượt qua băng.
Hiện nay Bắc cực đang nóng lên cả trong nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Các nước không chỉ Nga, Mỹ và Canada đang có các kế hoạch lẫn hành động nhằm sở hữu nguồn tài nguyên thiên nhiên được cho là rất dồi dào của khu vực này. Do vị trí quan trọng cả về kinh tế, chính trị và quân sự nên Nga đã tiên phong phát triển hệ thống tàu để phá băng ở Bắc cực. Nhiệm vụ chính của các con tàu này là mở đường cho các tàu vận chuyển hàng hóa, giao thương, đưa các con tàu chiến lược về quân sự đến căn cứ…
Tàu phá băng Nga mở đường cho tuần dương hạm năng lượng hạt nhân Piotr Đại Đế và biên đội tàu Nga ở Bắc Băng Dương. Nguồn: Báo Đất Viêt.
Với tiềm lực kinh tế và quân sự hàng đầu trên thế giới nên cũng không khó hiểu khi Nga phát triển mạnh hạm đội tàu phá băng để khuếch trương thế lực cũng như muốn làm bá chủ vùng Bắc Cực vì nơi đây có nguồn tài nguyên vô cùng dồi dào, đặc biệt là dầu mỏ và khí thiên nhiên.
Tiếp theo tàu phá băng Arktika và tàu phá băng Siberia. Cả 2 đều thuộc lớp Arktika và hiện nay đều tạm dừng hoạt động.
Arktika tàu phá băng hạt nhân đầu tiên trên thế giới vượt qua Bắc Cực. Được chế tạo năm 1975, nó có thể chở máy bay trực thăng và phá vỡ lớp băng dày đến 5 mét.
Hình ảnh tàu phá băng Arktika. Nguồn: zavodfoto – LiveJournal
Phần đuôi của một con tàu biến dạng do bị tàu khác trong đoàn đâm phải. Nguồn: soha.vn
Tàu phá băng hạt nhân mới nhất của Nga là tàu Siberia. Tàu Siberia dài 17,3 mét, rộng 34 mét, choán nước 33.500 tấn, thủy thủ đoàn 75 người. Nó có 2 lò phản ứng hạt nhân công suất 175 MW và phá lớp băng dày 3 mét.
Hình ảnh tàu phá băng Siberia. Nguồn: Soha.vn
Tàu được trang bị 2 lò phản ứng hạt nhân OK-900A với công suất mỗi lò là 171 MW, nó có thể phá lớp băng dày từ 2 – 2,8 m, hoạt động liên tục 7,5 tháng trên biển. Lượng giãn nước 23.000 – 25.000 tấn, tốc độ tối đa 20 hải lý/giờ.
Nguồn: Internet
Chân vịt 4 cánh của tàu, với mỗi cánh có khối lượng lên đến 5 tấn. Con tàu luôn mang theo các cánh chân vịt dự trữ để thay thế trong trường hợp hư hỏng. Sẽ có 1 thợ lặn chịu trách nhiệm sửa chữa trong điều kiện biển băng giá.
Hình ảnh chân vịt của tàu. Nguồn: Soha.vn
Tàu phá băng lớp Arktika (màu đỏ bên phải) và tàu phá băng lớp Taimyr (màu trắng bên trái). Nguồn: Soha.vn
Hiện tại Hạm đội tàu phá băng hạt nhân của Nga bao gồm 6 tàu phá băng được sử dụng để duy trì Tuyến đường biển phương Bắc, xuyên qua Bắc Băng Dương và các trạm nghiên cứu nổi ở Bắc Cực. Tất cả chúng đều do ông ty Rosatomflot, một chi nhánh của Tập đoàn năng lượng nguyên tử Rasatom của Nga, vận hành.điều hành.
Một trong những tàu phá băng hạt nhân độc đáo của Nga là Soviet Union. Nó phá được lớp băng 3 mét và có thể biến thành tàu chiến. Soviet Union được thiết kế hoàn chỉnh năm 1989 tại Leningrad, đưa vào hoạt động năm 2008.
Hình ảnh tàu Soviet Union. Nguồn: Pinterest
Bên trong của con tàu – máy phát turbo chính. Con tàu này sử dụng năng lượng hạt nhân để làm nóng nước và dùng hơi nước để đẩy tuabin. Ảnh: ER
Tàu phá băng hạt nhân lớn nhất thế giới là tàu “50 Let Pobedy” (50 Năm Chiến thắng), do nhà máy đóng tàu Baltiysky Zavod của Nga chế tạo. Ảnh: Tàu phá băng “50 Let Pobedy”.
Ảnh: Tàu phá băng “50 Let Pobedy”. Nguồn: www.atomic-energy.ru
Lớp vỏ bên ngoài này dày đến 48 mm. Các tàu phá băng hoạt động theo nguyên tắc sử dụng sức nặng của chính nó để phá vỡ lớp băng.


Cận cảnh lớp vỏ của tàu phá băng 50 Let Pobedy. Nguồn: Soha.vn
Kích thước khủng của con tàu. Nguồn: Soha.vn
Cận cảnh 3 chân vịt của tàu. Nguồn: Soha.vn
Tàu “Vaigach” – đặc điểm của con tàu đặc biệt này thấp hơn các tàu khác, vì vậy, nó có thể di chuyển vào vùng đồng bằng của các con sông lớn của Siberia từ Bắc Băng Dương. Vì vậy, mục đích chính của tàu Vaigach là vận chuyển các tàu chở kim loại và gỗ xẻ từ Siberia.
Hình ảnh tàu Vaigach. Nguồn: Сделано у нас
Những tuabin của con tàu có công suất 50.000 mã lực. Vì vậy, nó phá vỡ băng dày 2,5 mét.
Tuabin của tàu. Nguồn: Шняги.Нет
Ngoài ra bên tàu còn có nhà hát nhằm tạo không gian thư giãn cho chỉ huy và thủy thủ đoàn.
Nhà hát bên trong của con tàu Vaigach. Nguồn: Báo mới
Văn phòng trợ lý của thuyền trưởng. Các con tàu thường mất 2-3 tháng một lần lênh đênh trên biển để thực hiện nhiệm vụ. Phi hành đoàn trên tàu là 100 người.
Nguồn: Báo mới
Ảnh: Tàu phá băng hạt nhân Vaigach và tàu chở hàng lỏng Vilyuysk tại Biển Kara. Nguồn: Thoibao.today
Tháng 7/2012, công ty RosAtomFlot đã công bố mở gói thầu trị giá 1,1 tỷ USD chế tạo một chiếc tàu phá băng hạt nhân lớn nhất thế giới. Theo công bố mời thầu, chiếc tàu đầu tiên, mang tên Arctic, thuộc mẫu LK-60Ya này sẽ được bàn giao cho công ty vào cuối năm 2017.
Hình ảnh mô phỏng tàu LK-60Ya. Nguồn: News.zing.vn
Lớp tàu LK-60Ya sẽ có chiều dài 173 m, chiều rộng 34 m, (dài hơn 14 m và rộng hơn 4 m so với tàu phá băng lớn nhất hiện nay “50 Let Pobedy”. Tàu có trọng lượng giãn nước khoảng 33.540 tấn, thủy thủ đoàn 75 người, có khả năng phá băng dày tới 2,8 m với tốc độ từ 1,5 đến 2 hải lý/giờ.
Ảnh: Hình ảnh mô phỏng tàu LK-60Ya. Nguồn: News. zing.vn
Ngày 7/8/2014, Tổng giám đốc Rosatomflot Vyacheslav Ruksha cho biết, công ty có kế hoạch sẽ đóng mới 3 chiếc tàu phá băng thế hệ mới thuộc lớp LK-60Ya để đưa vào biên chế trong giai đoạn 2017-2021. Ba chiếc tàu phá băng mới này sẽ lần lượt mang tên “Arctic”, “Siberia” và “Ural”.
Vào tháng 6 năm ngoái, tàu phá băng nguyên tử Arktika thuộc dự án 22220 đã hạ thủy ở St Petersburg. Tàu Arktika được Tập đoàn năng lượng nguyên tử quốc gia Nga (Rosatom) đặt hàng vào năm 2012 với giá 1,1 tỉ USD.
Chiêm ngưỡng hình ảnh tàu phá băng hạt nhân Arktika mạnh nhất hành tinh. Nguồn: Báo mới
Tàu dài 173,3 m và rộng 34 m, lượng choán nước là 33.540 tấn. Được trang bị 2 lò phản ứng RITM-200, Arktika có thể mở đường ở Bắc Cực với khả năng phá băng dày tới 3 m.
Hình ảnh tàu phá băng nguyên tử Arktika. Nguồn: Báo mới
Nói về con tàu trên, Tổng Giám đốc Tập đoàn năng lượng nguyên tử quốc gia Nga (Rosatom) cho rằng, Arktika đã trở thành tàu phá băng hạt nhân đầu tiên được chế tạo tại Nga trong thời điện đại và dự án đang được cung cấp tài chính theo đúng kế hoạch.
Trong tương lai gần nhất, Nga sẽ đưa vào sử dụng có tên “Leader”, được thiết kế để giữ cho vùng biển lộ phía Bắc, dọc theo bờ biển Bắc cực luôn được thông suốt.
Nhật Minh
Bác sỹ Trung Quốc trở thành những kẻ giết người như thế nào?
Na Uy ra mắt siêu du thuyền đầu tiên có bãi biển nhân tạo trên boong
Băng ở Bắc Cực đang tan, tàu phá băng sẽ sớm mất giá trị

TIN LIÊN QUAN

Xe buýt 2 tầng ở London sẽ hoạt động nhờ bã cà phê thay vì xăng hoặc dầu diesel

London hay bất cứ thành phố hiện đại nào trên thế giới đều đang phải chịu đựng sự ô nhiễm môi trường nặng nề từ các hoạt động giao thông cũng như các hoạt động sản xuất công nghiệp.

Khí thải từ động cơ Diesel có thể làm cho chúng ta bị ho và thở gấp

Những hạt nhỏ lẫn trong khí thải từ động cơ được cho là quá nhỏ để cơ thể người có thể phân biệt với những hạt tự nhiên khác, nên chúng có cơ hội đi sâu vào bên trong phổi. Sau quá trình nghiên cứu, một nhóm các chuyên gia đến từ trường Cao đẳng

Các nhà khoa học Chile biến vi tảo thành nhiên liệu sinh học

Các nhà khoa học Chile đã sản xuất dầu diesel sinh học (biodiesel) bằng một quá trình mà họ hi vọng rằng sẽ giảm phát thải hiệu ứng nhà kính đến 80% và giảm ô nhiễm ở các thành phố. Các nhà nghiên cứu tại khoa Kĩ thuật Hóa học và Sinh học tại ...

Ô tô, xe máy sẽ phải đáp ứng mức tiêu chuẩn khí thải cao hơn

Cục Đăng kiểm Việt Nam vừa trình Bộ GTVT lộ trình áp dụng tiêu chuẩn khí thải mức 3 đối với phương tiện cơ giới đang lưu hành và phương tiện cơ giới đã qua sử dụng nhập khẩu.

Nhà nổi tự nâng – Loại hình nhà ở kết hợp với du thuyền mới lạ và độc đáo

Nếu bạn cảm thấy mệt mỏi với cuộc sống ồn ào nơi đô thị, muốn tận hưởng sự thanh bình giữa đại dương rộng lớn nhưng lại sợ say sóng thì công ty Arkup (Florida, Mỹ) sẽ cung cấp một giải pháp về một du thuyền “tại gia” thế hệ mới đáp ứng các tiêu ...

Sau tin tăng thuế. giá xăng vượt đỉnh 21.000 đồng/lít

Sau khi điều chỉnh, mức giá mới của xăng E5 RON92 không cao hơn 20.231 đồng/lít; xăng RON95-III không cao hơn 21.770 đồng/lít; dầu diesel 0.05S không cao hơn 18.126 đồng/lít; dầu hỏa không cao hơn 16.683 đồng/lít;

Giá xăng giữ nguyên, giá dầu đồng loạt tăng trong ngày 4/1/2018

Sau khi thực hiện như trên, doanh nghiệp giữ nguyên giá bán lẻ xăng E5 RON92 là 18.243 đồng/lít.

Đường sắt mạnh tay đầu tư đầu máy hơi nước để kéo khách

Cục Đường sắt Việt Nam vừa đề nghị Bộ GTVT xem xét quy mô đầu tư và chấp thuận chủ trương cho phép đấu nối các công trình phụ trợ để vận hành đầu máy hơi nước trên khu đoạn Huế - Đà Nẵng.

THỦ THUẬT HAY

Facebook trấn an người dùng về lỗ hổng bảo mật mới

Symantec mới đây đã phát hiện ra một lỗ hổng bảo mật trên ứng dụng Facebook dành cho các thiết bị Android - ứng dụng này sẽ gửi số điện thoại và email của người dùng qua mạng tới các máy chủ Facebook khi người dùng kích

Hướng dẫn áp dụng Dark Theme trên Windows 10 và một số ứng dụng phổ biến

Với bản cập nhật Windows 10 Anniversary Update, Microsoft đã cung cấp một theme được người dùng yêu thích đó là Dark Mode. Bản Creators Update tiếp tục được duy trì tính năng được nhiều người yêu thích này.

Phát WiFi trên máy tính siêu đơn giản với MyPubicWiFi

Biến máy tính thành điểm phát WiFi hay nói cách khác là phát WiFi từ máy tính là cách đơn giản, tiết kiệm nhất để chia sẻ kết nối mạng với các thiết bị khác như laptop, điện thoại máy tính bảng.

5 cách khắc phục lỗi mất phím volume trên iPhone đơn giản nhất

Lỗi mất phím trên iPhone không còn xa lạ với những người sử dụng dòng điện thoại này nhưng không phải ai cũng có thể khắc phục và lỗi này ảnh hưởng đến sự trải nghiệm khi sử dụng, gây sự khó chịu đến người dùng.

Những mẹo xài laptop, macbook đỡ bị chai pin bạn nên biết

Khác với các dòng Laptop thông thường, ở Macbook bạn hoàn toàn có thể kiểm tra được số lần sạc pin cũng như dung lượng pin còn lại rất dễ dàng. Và cách sạc pin cũng rất khác nhau.

ĐÁNH GIÁ NHANH

Đánh giá Meizu M6s: Đánh dấu bước chuyển mình của Meizu sau 1 thời gian dài

Chắn chắn, Meizu cũng hiểu được điều này nên hãng đã tích hợp cho M6s những tính năng cực kì quan trọng để giúp cho trải nghiệm sử dụng màn hình 18:9 nói riêng và tổng thể máy nói chung rất ấn tượng so với hầu hết đối

Đánh giá LG V40 ThinQ: Không mang lại sự thỏa mãn với giá 1.000 USD

Mặc dù G-series vẫn là dòng smartphone flagship cao cấp chính của LG, tuy nhiên dòng smartphone V-series cũng luôn nhận được lượng quan tâm rất lớn. LG V30 ra mắt năm ngoái là sự thành công ngoài mong đợi, một chiếc

Đánh giá Lenovo Yoga 720: Laptop mang trên mình thiết kế cao cấp với mức giá phải chăng

Sở hữu những ưu điểm như thiết kế sang trọng, mỏng nhẹ và tiện dụng, màn hình chất lượng cao, cấu hình và thời lượng pin ấn tượng, Lenovo Yoga 720 xứng đáng trở thành sự lựa chọn của những khách hàng muốn sở hữu một cỗ