Các nhà nghiên cứu tại khoa Kĩ thuật Hóa học và Sinh học tại Đại học Pontifical Catholic ở Chile trồng đủ lượng tảo để chế biến thành dầu diesel sinh học.
Quá trình này đòi hỏi phải làm phân đoạn tảo và chiết xuất dầu. Sau đó các mảnh vụn tảo và hơi nước được loại bỏ và phần còn lại có thể chuyển thành nhiên liệu sinh học.
Hiện nay, phần lớn dầu diesel sinh học trên thế giới được chế biến từ dầu đậu nành.
Ngoài ra, dầu ngô, dầu hạt cải và dầu cọ cũng đang được sử dụng để sản xuất nhiên liệu sinh học có thể thay thế cho xăng dầu và dầu diesel. Ở Hoa Kỳ, người ta đã pha thêm nhiên liệu sinh học vào các nhiên liệu thường theo lệnh của liên bang. Việt Nam cũng đưa vào sử dụng xăng sinh học E5 từ năm 2010.
Giáo sư César Sáez nói rằng quy trình sản xuất nhiên liệu sinh học mới đầy hứa hẹn nhưng cũng còn nhiều thách thức đáng kể.
Nhà sinh vật học Cesar Saez cho thấy các quá trình sản xuất nhiên liệu sinh học khác nhau được tạo ra từ vi tảo cho các động cơ diesel có lưu lượng cao để giảm phát thải các chất khí và chất dạng hạt ở Santiago ngày 28 tháng 6 năm 2017. Ảnh: Reuters
Ông nói: “Để sản xuất đủ lượng cho sử dụng chúng trong nhiên liệu đòi hỏi một lượng lớn sinh khối và đó thực sự là một trong những thách thức đối với chúng tôi với tư cách là kỹ sư.
Cần phải có chi phí hiệu quả để nuôi và xử lý các vi tảo nếu nó có thể cạnh tranh được với nhiên liệu thông thường. Các nhà khoa học đang thử nghiệm các bước sóng ánh sáng khác nhau và các hướng khác để cải thiện quy trình.
Các nhà khoa học hy vọng sẽ cải tiến công nghệ và tăng sản lượng trong khi sử dụng ít năng lượng, Sáez nói.
Ông nói: “Chúng tôi muốn tập trung vào các quy trình có hiệu quả cao trong việc sử dụng năng lượng.
Ricardo Garcia, giáo sư cơ khí ô tô tại trường đại học, cho biết việc làm sạch không khí là một mục tiêu chính.
“The biofuel product from the algae grown in the laboratory, would be an effective method to reduce the particulate material that our city experiences during the autumn and winter seasons.”
“Sản phẩm nhiên liệu sinh học từ tảo được phát triển trong phòng thí nghiệm sẽ là một phương pháp hiệu quả để giảm bụi sương trong thành phố mỗi mùa thu đông, khi khí hậu ẩm ướt, các hạt bụi bị kết dính với nhau, gây hại cho sức khỏe con người.”
Ngự Yên (theo theepochtimes tiếng Anh)