Xem ảnh đẹp của người khác để học chụp là cách rất tốt, nhưng học thế nào để hiệu quả?

Xem ảnh đẹp của người khác để học chụp là một cách tốt. Nhiều bạn khi xem một bức ảnh của người khác, thấy ưng ý, thì xin tác giả thông số.
Xem ảnh đẹp của người khác để học chụp là cách rất tốt, nhưng học thế nào để hiệu quả?

Các câu hỏi thường thấy là: 'Cho em xin thông số chụp?' Hoặc 'Anh ơi, chỉnh máy thế nào để chụp được vậy?'... Và, phản ứng của tác giả có 2 hướng. Một là 'Mỗi hoàn cảnh khác nhau thì chỉnh các thông số khác nhau, xin làm gì vô ích!'; 'Biết là không có ích gì cho bạn, nhưng vẫn cho nhé!'; và cũng không thiếu người viết hẳn thông số bên dưới ảnh luôn để người khác xem để khỏi hỏi. Với mình, để học chụp tốt hơn khi xem ảnh người khác, kể cả có được thông số thiết lập của máy ảnh, thì không những hiểu rõ các con số ấy, mà còn phải hiểu các hiệu ứng do chúng mà ra bức hình.

- Vậy, biết thông số thiết lập của tác giả khi xem ảnh của họ, có hữu ích gì cho bạn không?

- Câu trả lời là hoàn toàn không có ích gì cả nếu bạn không hoặc chưa hiểu rõ tại sao người ta lại chọn các thông số thiết lập đó cho bức ảnh của họ; và sẽ thật sự hữu ích cho người học chụp, nếu hiểu rõ tại sao lại là những con số vô hồn ấy.

Hiểu rõ các con số thiết lập, nhận diện các hiệu ứng thị giác xuất hiện trong khung ảnh có nguyên nhân từ các yếu tố tác động thế nào đến các chi tiết xuất hiện trong khung hình, thì khi xem ảnh để học sẽ là điều hữu ích. Bạn có thể tự học chụp ảnh như thế. Hoặc trong từng bối cảnh ánh sáng, từng loại chủ đề chụp cụ thể, và muốn thể hiện ý đồ cá nhân thì biết rõ phải thiết lập thế nào.

Thỉnh thoảng chúng ta vẫn thấy có nhiều người dùng từ 'đọc ảnh' trong khi thường là từ 'xem ảnh'. Sự khác nhau thế nào rất khó phân biệt. Có thể chỉ nói được thế này:

Nếu xem ảnh là một cách hưởng thụ mỹ thuật, thụ nhận 'cái đẹp' của cuộc sống được ngưng tụ nơi khung hình, thì đọc ảnh có lẽ chỉ dành cho những người học chụp ảnh. Và, cũng có nhiều người kết hợp hoặc lẫn lộn cả hai vào chung một nhận định.

Đọc ảnh để học chụp ảnh thế nào?

Để đọc ảnh, bạn nên hiểu rõ sách hướng dẫn máy ảnh, biết về khẩu độ & hiệu ứng khẩu độ, tốc độ màn trập và hiệu ứng tốc độ màn trập, độ nhạy sáng ISO.

Để làm gì? Để nếu bạn xem một bức ảnh, thấy có những chuyển động mờ nhoè, tự dưng bạn hiểu ngay là người chụp đã ứng dụng hiệu ứng tốc độ màn trập chậm. Chẳng hạn như thế. Hoặc nếu rành về ánh sáng và đèn flash rời, bạn nhận ra nguồn sáng chính - phụ, các hướng sáng và cường độ sáng mà tác giả đã dùng chẳng hạn.

Bài này chúng ta bắt đầu với các yếu tố chính:

  • Hiệu ứng tốc độ màn trập: nhanh hay chậm thì có hiệu ứng gì và để làm gì?
  • Hiệu ứng khẩu độ ống kính: mở khẩu lớn hay nhỏ thì xảy ra chuyện gì và khi nào dùng?
  • Hiệu ứng tiêu cự ống kính: wide hay tele để chụp xa chụp gần thì hiệu ứng tiêu cự là gì?
  • Có nên thiết lập ISO tự động?

Xem một bức ảnh của người khác, bạn thấy có những chuyển động nhanh nhưng rất sắc nét, hoặc những vệt mờ nhoè... thì đó là hiệu ứng của tốc độ màn trập. Tốc độ màn trập tác động trực tiếp đến độ sắc nét của vật thể chuyển động khi ghi hình. Gọi đó là hiệu ứng tốc độ màn trập. Đóng băng (từ dùng để chỉ việc chụp sắc nét một vật thể đang chuyển động cho dù rất nhanh), hay tạo những vệt mờ nhoè cố tình là một thao tác ứng dụng 'hiệu ứng tốc độ màn trập' về mặt vật lý của thiết bị để diễn tả một ý tưởng nào đó của người chụp.

Nikon D3 ISO100 - 1/30s - F16 đường Quang Trung - SaigonBức ảnh đóng băng một chuyển động


Bức ảnh những người di chuyển mờ nhoè

Bức ảnh những cua-rơ mờ nhoè xen lẫn sắc nét

Bức ảnh thác nước mờ nhoè đến mức mịn như dải lụa

Bức ảnh vật chuyển động thì mờ nhoè, còn cái gì cố định thì sắc nét

Ứng dụng với hiệu ứng tốc độ màn trập?

Chụp ở tốc độ màn trập chậm, hoặc chế độ “Bulb”, sự rung lắc là không tránh khỏi, nên phải gắn máy ảnh lên chân máy hoặc đặt máy ảnh cố định trên bề mặt nào đó, thậm chí phải sử dụng một phụ kiện bấm máy bên ngoài, hay gọi là remote, dây bấm mềm...

Một số gợi ý chụp tốc độ màn trập chậm:

Chuẩn bị:

Xem một bức ảnh của người khác, bạn thấy vật thể chuyển động nhanh nào đó được đóng băng (sắc nét) thì thường là họ chụp với một khẩu độ (f-number) lớn; ngược lại với tốc độ màn trập chậm tạo hiệu ứng vệt mờ nhoè thì phối hợp với khẩu độ ống kính nhỏ. Đó là sự kết hợp về mặt vật lý thiết bị để điều tiết lượng sáng đi qua ống kính tiếp xúc với bề mặt cảm biến / phim thôi. Hiệu ứng của khẩu độ ống kính mở lớn hay mở nhỏ mới là điều người ta chọn để diễn tả đúng ý người ta muốn cho khung ảnh mới là quan trọng hơn.

Với cùng một cường độ sáng tại một bối cảnh, có thể dụng nhiều chế độ chụp khác nhau. Chẳng hạn với độ nhạy ISO200, tốc độ màn trập là 1/500s với khẩu độ ống kính f/4 (1/500s - f/4) thì tương đương: 1/250s - f/5.6; 1/125s - f/8; 1/60 - f/11 .v.v... có cùng lượng sáng đi vào bề mặt film hay cảm biến ảnh. Như vậy, với một gia trị lộ sáng (exposure value) hay gọi tắt là EV (nhiều người còn gọi là thời chụp hay giá trị phơi sáng), ta có nhiều EV khác nhau tuỳ theo ý đồ chụp khác nhau.

Các cặp kết hợp các thông số trên khác nhau nhưng cùng cho một kết quả như nhau về lượng sáng. Vậy, khác nhau gì? - Khác nhau về hiệu ứng tốc độ màn trập như đã nói ở bước 1 bên trên và về hiệu ứng khẩu độ ở mục này.

Sự thay đổi vùng ảnh rõ nét (DOF) khi thay đổi F-number

Khẩu độ ống kính là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến DOF. (DOF - viết tắt của Depth of Field mà dân chụp hay gọi là 'đóp' hay 'đốp'. Đơn giản nó là từ để diễn tả khoảng ảnh rõ nét và những gì ngoài khoảng rõ nét đó trong ảnh. Muốn cho chủ đề của bạn rõ nét thì nó phải nằm trong khoảng DOF của ảnh. Khi bạn lấy nét, trên một trục thẳng ta thấy ngoài điểm mà bạn cần muốn nét thì một số điểm phía trước điểm đó và phía sau điểm đó cũng rõ nét, khoảng ảnh rõ nét đó gọi là khoảng DOF.)

Khẩu độ càng lớn (chỉ số F càng nhỏ) thì khoảng DOF sẽ càng ít/mỏng/cạn và ngược lại. Ví dụ bạn chụp ở khẩu độ f/2.8 thì DOF sẽ ít hơn (cạn hơn, mỏng hơn) so với chụp ở khẩu độ f/22 (dày hơn, sâu hơn) nếu chụp cùng một chủ đề, cùng một khoảng cách chụp và cùng điều kiện ánh sáng. Anh em cần ghi nhớ đơn giản như sau:

Anh em mới học chụp cần nhớ kỹ:

Xem một bức ảnh của người khác, bạn thấy một cảnh rộng được chụp bằng ống góc rộng (wide) hay chụp vật thể ở xa / rất xa kéo cảnh vật lại gần bằng ống tele. Bạn cảm nhận được điều đó. Mua ống góc rộng hay ống tele để đạt mục đích đó chỉ mới là mục đích tự thân của loại ống kính đó. Quan trọng là người ta ứng dụng 'hiệu ứng tiêu cự' khác nhau cho mỗi bối cảnh và đối tượng chụp khác nhau nữa. Có thể nói ứng dụng tốt hiệu ứng tiêu cự cũng là cách bố cục khung hình có nhiều hiệu ứng thị giác hơn cho người xem.


Bên trong chợ Bến Thành - hiệu ứng góc rộng tạo hiệu ứng thị giác sâu hun hút
Tiêu cự ống kính là gì? Điểm quan trọng nhất của một ống kính chính là độ dài tiêu cự, gọi tắt là tiêu cự. Tiêu cự là khoảng cách nằm trên trục tính từ trung tâm quang học của ống kính đến điểm hội tụ trên mặt phim hay cảm biến khi ống kính lấy nét ở vô cực. Tiêu cự ống kính càng dài thì độ khuếch đại hình ảnh càng lớn, kích thước tiêu cự và hình ảnh tỷ lệ thuận. Hình ảnh chụp bằng ống kính tiêu cự 100mm có hình ảnh gấp đôi hình ảnh chụp bằng ống kính 50mm trên cùng máy ảnh.

Pentax K20 với tiêu cự 300mm - Tạo hiệu ứng hậu cảnh (mặt trời) to phình ra so với tiền cảnh là nụ cười. Cần Thơ.

Tiêu cự & kích thước cảm biến: Một ống kính dùng cho hai loại máy ảnh số có kích thước cảm biến ảnh khác nhau sẽ có cùng độ khuếch đại nhưng khác góc thu hình. Chẳng hạn ống kính 50mm trên máy ảnh DSLR Full-Frame (tương đương kích thước film 35mm) có góc thu hình rộng hơn khi gắn trên máy ảnh DSLR Crop Sensor (tỷ lệ x1.3 hoặc x1.6 với dòng máy DSLR Crop sensor của Canon; Còn Nikon, Pentax, Sony thường là x1.5; hay các dòng máy chuẩn Four Thirds thường là x2). Từ đó, ống kính 50mm trên máy ảnh DSLR Full-Frame là ống tiêu chuẩn normal thì khi gắn trên máy DSLR crop sensor lại là ống kính góc hẹp hơn, tương đương ống kính có tiêu cự dài hơn trên FF. Chẳng hạn ống kính 50mm gắn trên máy ảnh số có cảm biến tỷ lệ x1.5 là 75mm.


Hiệu ứng góc rộng - gần to xa nhỏ hiệu ứng viễn cận của tiêu cự ống kính góc rộng

Hiệu ứng tiêu cự thế nào của từng loại:

Ống kính trung bình (normal):

Là ống có độ dài tiêu cự tương đương đường chéo khung phim hoặc cảm biến của máy ảnh dùng ống kính này. Chẳng hạn máy ảnh phim 35mm, kích thước khung phim là 24mm x 36mm có đường chéo là 43mm thì tiêu cự trung bình là từ 45mm - 55mm. Nhiều người bảo ống có tiêu cự tầm trung này tương đương góc nhìn của mắt người, phù hợp với nhiều tình huống chụp. Mình thích cách phân biệt trên hơn.

* Đặc tính của ống kính trung bình:


Panasonic GF9 - Biển Cổ Thạch 25mm với cảm biến 4/3 tương đương 50mm FF

Ống kính góc rộng (wide-angle):

Là ống kính có tiêu cự ngắn hơn và dĩ nhiên góc thu hình rộng hơn ống kính 35mm đối với máy ảnh DSLR Full-Frame. Nói về cái ống 35mm được nhiều người chụp ảnh chuyên nghiệp 'xem' là ống tiêu chuẩn (normal) nhưng bản chất nó là ống wide. Loai ống góc rộng này sử dụng trong ảnh đại cảnh, kiến trúc... và đắc dụng khi ghi hình ở hoàn cảnh bị hạn chế góc chật, hoặc người dùng muốn có hiệu ứng góc rộng (chúng ta sẽ bàn đến vào bài sau). Với loại ống góc rộng, chỉ cần thay đổi nhỏ trong góc chụp (vị trí đặt máy) có thể làm một khung ảnh bình thường trở nên độc đáo và ngược lại.

* Đặc tính của ống kính góc rộng:


Không nhớ máy ảnh gì. Chỉ nhớ ống kính AIS 15mm F3.5 tạo hiệu ứng viễn cận của ống wide - Cầu Cần Thơ

Ống kính télé ( ống kính tiêu cự dài, ống kính tầm xa):

Là ống kính có độ dài tiêu cự lớn hơn tiêu cự của ống kính normal. Loại ống này cho ta góc nhìn hẹp đến rất hẹp, tức là khuếch đại rất lớn các thành phần nhỏ của chủ đề trong khung ảnh. Vì vậy, ống tele hữu dụng khi cần lấy chi tiết một chủ đề mà ta không thể tiếp cận. Ống có tiêu cự càng dài thì độ khuếch đại hình ảnh càng lớn và khoảng ảnh rõ càng mỏng. Phối cảnh chụp bởi ống kính tele có hiệu ứng 'mỏng/ dẹt', các mặt phẳng trong khung sát lại với nhau, có thể tạo bố cục độc đáo nhưng cũng tạo đối tượng ở xa to hơn bình thường như mặt trăng/ mặt trời.

* Đặc tính của ống kính télé:


Bến Thủ Thiêm 2008 - Hiệu ứng tele kéo lớp tiền cảnh gần với hậu cảnh khi thực tế là rất xa.

Ghi nhớ luật viễn cận của tiêu cự ống kính:


Ống kính tiêu cự 15mm tạo hiệu ứng gần to xa nhỏ.

Tuỳ theo độ dài tiêu cự ống kính, trường sâu độ ảnh sẽ cho hình ảnh không còn giống như mắt nhìn trong cảnh thực. Với ống kính trung bình, chiều sâu ảnh trường gần tương tự như mắt nhìn, nhưng với ống kính tele (tiêu cự dài) thì chiều sâu ảnh trường sẽ thu hẹp lại, hình ảnh có hậu cảnh gần hơn cảnh thực tế, các lớp ảnh sít lại gần nhau; trong khi đó với ống kính góc rộng (wide) thì chiều sâu ảnh trường bị đẩy xa ra, hình ảnh thu được có hậu cảnh xa hơn so với cảnh thực, không gian có cảm giác rộng hơn so với thực tế.

Ôn lại chút về sự kết hợp 3 yếu tố cơ bản tác động đến lượng sáng đi vào máy ảnh:

Tuỳ theo mỗi chế độ chụp khác nhau, ba thông số này được điều chỉnh tự động hoặc do người chụp can thiệp điều khiển khác nhau. Ba thông số này được kết hợp theo nhiều cách khác nhau để cho ra cùng một lượng sáng như nhau, nhưng có thể khác nhau hiệu ứng ảnh theo ý đồ người chụp.


D200 (2007) với dải ISO rất giới hạn so với máy ảnh ngày nay - đêm Rock Saigon

Cách đây chục năm, mình bắt đầu dùng máy số và mua chiếc Nikon D200 có mức ISO cao nhất là 3200, thường thì phải khống chế ISO không vượt quá 400, chỉ có một số bối cảnh dùng được ở ISO 800, cao hơn rất có thể là một thảm hoạ. Và, hồi đó luôn quen thuộc với cách thiết lập thế này:

Có một số bạn hỏi rằng có nên thiết lập auto ISO trên máy không, sợ nó lên cao quá thì nhiễu hạt bức ảnh. Mình có trả lời nhanh rằng 'đừng ngại auto ISO'. Nhưng thấy bạn còn băn khoăn nên chia sẻ thêm. Với công nghệ máy ảnh hiện nay, không còn phải lo lắng quá nhiều khi sử dụng Auto ISO nữa. Cứ để cho máy chọn giúp ISO, bạn sẽ thoải mái hơn cho việc quyết định khẩu độ hay tốc độ màn trập phù hợp với ý đồ hiệu ứng ảnh của mình thôi.


Nikon D3 (2008) Cầu Konklor ở Kontum

Bạn cứ mạnh dạn thiết lập Auto ISO, rồi chụp chế độ ưu tiên khẩu (A/Av) hay ưu tiên tốc độ màn trập (S/Tv) tuỳ mục đích cụ thể. Hiện nay chúng ta đang đạt đễn chỗ mà bất cứ người sử dụng máy ảnh nào cũng có thể chụp với trị ISO lên đến 3200, 6400 hoặc thậm chí cao hơn nữa (một trị số chưa từng nghe nói đối với phim) mà không gặp bất cứ sự bất lợi nào về việc bị nhiễu màu và nhiễu sáng. Quả thực, đa phần máy ảnh KTS đều tốt, chúng có thể tự động thiết đặt trị ISO (do đó mà có thuật ngữ Auto ISO), cơ bản loại bỏ sự bận tâm, và để cho bạn rảnh tay mà tính toán khẩu độ và tốc độ màn trập cho đúng ý đồ muốn chụp. Thoải mái khi để cho máy ảnh quyết định trị ISO, bởi vì đơn giản ta không còn bận tâm đến nó nữa. Điều này có thể nghe hơi cực đoan nhưng, một cách khiêm tốn, mình cho là bạn cũng không nên làm khác đi.

Kích hoạt Auto ISO như thế nào?

Cơ chế chính xác để kích hoạch chế độ Auto ISO có khác nhau tùy từng chiếc máy ảnh, nhưng trên hầu hết những kiểu máy xuất phát từ các hãng như Canon, Nikon, Sony, Fuji, Olympus, Pentax…, thường có một tùy chọn trong trình đơn cho phép bạn thực hiện một số thao tác. Bạn nên có giải pháp phù hợp với nhu cầu cá nhân và sở thích chụp ảnh của bạn. Còn đây là gợi ý của mình:

Cụ thể là khi chụp ở môi trường ánh sáng phức tạp, sáng tối loang lỗ tương phản mạnh, hạn chế lớn nhất khi chụp ISO quá cao là làm mất đi nét sinh động, một số chi tiết vùng chênh sáng sẽ bị thất thoát. Bạn phải chủ động giới hạn ở mức vừa đủ, chọn mode đo sáng phù hợp, chụp RAW để có thể hậu kỳ.

Nếu chưa từng thử chụp với chế độ Auto ISO, tôi khuyên bạn hãy trao cho nó một cơ hội và xem bạn có thích các kết quả hay không.

Bonus anh em mới học tham lưu lại tham khảo.

Hãy khai thác các hiệu ứng nhiếp ảnh để diễn tả ý tứ cho khung ảnh nhiều hơn.

Chúc anh em vui vẻ.

TIN LIÊN QUAN

Chụp ảnh xóa phông và chụp ảnh cận cảnh có những gì giống và khác nhau?

Chụp ảnh xóa phông hiểu theo cách đơn giản là ảnh chụp với phông nền phía sau được làm mờ đi, nhưng chủ thể chính của bức ảnh vẫn được giữ nét lại.

Hướng dẫn chụp màn hình Samsung Galaxy Note 8

Chụp ảnh màn hình là một trong những tính năng thiết yếu của smartphone. Tuy nhiên, không phải điện thoại nào cũng có cách chụp màn hình giống nhau. Hôm nay, Quản Trị Mạng sẽ hướng dẫn các bạn chụp màn hình Samsung Galaxy Note 8 với bút S Pen và

Cách chụp ảnh website, chụp toàn trang web trên Chrome và Firefox

Chụp trang web, chụp toàn bộ website hay chụp một phần website, bạn sẽ làm được tất cả các thao tác này chỉ với hướng dẫn chụp ảnh website đơn giản trong bài viết này.

Mách bạn cách chụp ảnh phơi sáng trên iPhone đẹp nhất

Mách bạn cách chụp ảnh phơi sáng trên iPhone đẹp nhất Điều chỉnh độ phơi sáng là kỹ năng chụp ảnh cơ bản để tận dụng hết khả năng của camera điện thoại. Hãy thực hiện theo những bước sau để áp dụng hiệu ứng phơi sáng cho ảnh của bạn: Tìm tới bức

Hướng dẫn chụp màn hình chứa con trỏ chuột trong Windows

Trong các phiên bản khác nhau của Microsoft Windows, bạn có thể chụp màn hình sử dụng nút prt sc từ bàn phím máy tính. Tuy nhiên, việc chụp màn hình bằng phím này sẽ không hiển thị được con trỏ chuột trong ảnh. Trong bài viết dưới đây, Quản Trị

LG xác nhận G6 có 2 camera sau: mỗi cái 13 MP, có camera 125 độ, chụp hình 18:9, chụp hình vuông

Trang LG Hàn Quốc vừa xác nhận thông tin LG G6 sẽ có hai camera sau. Mỗi cái có độ phân giải 13 MP. Trong đó một camera có góc cực rộng 125 độ nhưng hãng không đề cập đến khẩu độ của mỗi camera.

Hướng dẫn cách chụp ảnh xóa phông iPhone 7 Plus đơn giản

Một tính năng đang rất được ưa chuộng trên iPhone 7 Plus đó chính là chụp ảnh xóa phông iPhone 7 Plus. Đây là cách giúp bạn tạo ra những bức hình ảnh chất hơn nước cất mà lại vô cùng đơn giản với các thao tác chụp ảnh rất đơn giản.

Hài hước chú chó thích chụp ảnh tự sướng, ai chụp ảnh cũng nhảy vào "chụp ké"

Chú chó có '1 - 0 - 2' này có lẽ là chú chó thích chụp ảnh tự sướng nhất Trái Đất, khi thấy bất cứ ai chụp ảnh cũng chạy tới đòi chụp chung bằng được.

THỦ THUẬT HAY

Cách thức gọi trợ lý ảo Siri khi nút Home không còn trên iPad Pro 2018

Siri là trợ lý ảo của Apple trang bị cho các thiết bị của mình, bao gồm nền tảng iOS. Cách thức gọi trợ lý này đã thay đổi khi nút Home không còn trên iPad Pro 2018.

Kích hoạt kiểu hiển thị thông báo của Windows 10 cho trình duyệt Google Chrome

Để kích hoạt thông báo Windows 10 Notification cho trình duyệt Google Chrome, bạn cần cập nhật lên phiên bản mới nhất (v68 trở lên), sau đó mở liên kết chrome://flags trên thanh địa chỉ và tìm đến mục

Nintendo Switch Online đã có mặt trên Android và iOS

Nintendo đã ra mắt Switch Online, ứng dụng di động mà sẽ bổ sung nhiều tính năng trực tuyến vào Switch. Bạn hiện có thể download Switch Online cho Android và iOS ngay bây giờ.

7 ứng dụng dành cho iOS trị giá 21 USD đang được miễn phí

Tiếp tục làm mới chủ đề miễn phí hằng ngày, TCN xin gửi tới các bạn danh sách ứng dụng bản quyền dành cho thiết bị iOS đang được miễn phí trên cửa hàng App Store. Mời các bạn cùng xem và nhanh tay tải về trước khi thời

Tổng quan về cách sử dụng Camera360 trên iPhone và iPad

Camera360 Ultimate là một trong những ứng dụng chụp ảnh 'tự sướng' hàng đầu trên thiết bị di động. Bên cạnh PhotoWonder, đây là công cụ chụp ảnh kèm bộ lọc trực tiếp vô cùng hiệu quả, giúp bạn sở hữu những bức ảnh chân

ĐÁNH GIÁ NHANH

Đánh giá Mazda CX-8 2018 – Phiên bản CX-5 7 chỗ sắp về Việt Nam

Được giới thiệu lần đầu vào tháng 9 năm 2017, Mazda CX-8 là phiên bản trục cơ sở kéo dài (LWB) của mẫu crossover cỡ nhỏ CX-5 thế hệ thứ 2. Về mặt vai vế trong gia đình SUV crossover của Mazda, chiếc xe này được xếp

Trên tay máy chơi game Nintendo Switch phiên bản Mario Odyssey

Khoan hãy nói về việc đánh giá Switch, mình sẽ làm điều đó sau. Còn trong bài viết này thì mình chỉ chia sẻ một số hình ảnh và video về Nintendo Switch phiên bản Mario Odyssey

Trên tay realme GT Neo2T: Smartphone đẹp toàn diện trong phân khúc tầm trung

realme GT Neo2T là chiếc smartphone mới ra mắt gần đây với mức giá phải chăng. Mời bạn cùng chúng tôi trên tay realme GT Neo2T để xem chiếc smartphone này có gì độc đáo nhé. Thực chất realme GT Neo2T là phiên bản rút