Theo BBC, hôm 23/9, bên lề cuộc họp Đại hội đồng Liên Hợp Quốc, Ngoại trưởng Triều Tiên Ri Yong Ho cho biết Bình Nhưỡng đang xem xét thực hiện một vụ thử bom hạt nhân trên Thái Bình Dương gây quan ngại sâu sắc cho cộng đồng quốc tế.
Sau vụ thử dưới lòng đất diễn ra hôm 3/9 với sức công phá hàng trăm kiloton, ông Kim Jong Un có thể đang chuẩn bị cho vụ thử tiếp theo trên Thái Bình Dương (Ảnh: Express)
Vụ thử bao gồm việc bắn một tên lửa đạn đạo qua không phận Nhật Bản và phát nổ ở một vị trí nào đó ở khoảng giữa lục địa Nhật Bản và Hoa Kỳ trên biển Thái Bình Dương.
Tuyên bố này không chỉ mang tính khiêu khích mà còn ẩn chứa vô vàn nguy hiểm. Chẳng hạn người dân Nhật Bản sẽ phải lĩnh hậu quả vô cùng khủng khiếp nếu tên lửa gặp trục trặc trên không phận nước này.
Tên lửa của Triều Tiên sẽ phóng qua lãnh thổ Nhật Bản và phát nổ trên Thái Bình Dương (Ảnh: BBC)
Trong trường hợp đến được mục tiêu, nó sẽ trở thành vụ thử hạt nhân đầu tiên trên mặt đất kể từ sau vụ thử cuối cùng của Trung Quốc vào năm 1980 đồng thời phát tán một lượng lớn bụi phóng xạ đi khắp toàn cầu.
Theo Iflscience, Lassina Zerbo, thư ký điều hành của Tổ chức Hiệp ước Khảo sát Hạt nhân Toàn diện, đã đăng tải trên trang Twitter cá nhân những gì được ông gọi là “mô phỏng sơ bộ” của sự lây lan các đám mây phóng xạ do vụ nổ hạt nhân gây ra trong khoảng hai tuần. Nó cho thấy bức xạ lan rộng khắp vùng Bắc bán cầu chỉ trong vòng vài ngày.
In response to inquiries: Rough simulation (Sept15-29) of #radio-isotope cloud from hypothetical atmospheric burst over Pacific: #CTBT #IMS pic.twitter.com/361ZBkoUy7
— Lassina Zerbo (@SinaZerbo) September 28, 2017
Dưới tác dụng của gió và các dòng không khí lưu chuyển, đám mây phóng xạ ban đầu sẽ lan rộng khắp Đông Thái Bình Dương hướng tới Canada và Mỹ trước khi đi vòng quanh thế giới và suy yếu khi nó trôi qua Châu Âu và Nga. Tiếp theo đó, Nhật Bản, một phần của Trung Quốc, và thậm chí cả Hawaii sẽ hứng chịu các đám mây bụi phóng xạ. Cuối cùng, hai tuần sau khi vụ nổ, bức xạ vẫn tiếp tục lan rộng khắp Bắc Mỹ.
Đám mây phóng xạ này sẽ bao gồm các đồng vị phóng xạ của stronti, kẽm, rubidi và xêzi. Nếu những hạt phóng xạ này trộn lẫn vào trong đám mây, nó sẽ kết tụ và tạo thành mưa phóng xạ.
Nguy cơ sóng thần là không lớn đối với các tỉnh duyên hải Việt Nam (Ảnh: ĐKN)
Tại Việt Nam, do khoảng cách địa lý chúng ta chỉ hứng chịu dư chấn nhẹ. Ngoài ra, được sự che chắn của phần lãnh thổ Trung Quốc và Philippin, các tỉnh duyên hải cũng có rất ít nguy cơ xảy ra sóng thần.
Tuy nhiên, theo mô hình của Lassina, nếu vụ thử xảy ra, Việt Nam sẽ bắt đầu hứng chịu bụi phóng xạ từ ngày thứ 15 sau vụ nổ. Bụi sẽ theo gió đi vào khu vực biển Đông, bao phủ miền Bắc, miền Trung và sau đó đến miền Nam Việt Nam.
Có một tín hiệu tích cực là màu tím nhạt trên mô hình cho thấy lượng bức xạ mà Việt Nam phải hứng chịu yếu hơn rất nhiều so với các khu vực gần tâm chấn của vụ nổ như Nhật Bản, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Canada…
Mây phóng xạ bảo phủ gần hết Bắc bán cầu 2 tuần sau vụ nổ (Ảnh: Twitter)
Ngoài ra, mặc dù, về cơn bản, sẽ mất vài ngàn năm để bụi phóng xạ có thể phân rã hoàn toàn, chúng thường chỉ mạnh nhất trong vài giờ đầu tiên sau vụ nổ. Nói chung, các vũ khí hạt nhân tuân theo quy tắc “rule of seven”. Có nghĩa là bức xạ chỉ còn 1/10 so với ban đầu sau mỗi bảy giờ.
Điều này chỉ ra rằng,nếu mây bụi phóng xạ di chuyển theo mô hình dự báo, khu vực Thái Bình Dương sẽ bị ảnh hưởng tồi tệ nhất, trong khi các khu vực khác ít thiệt hại hơn.
Số lượng bụi phóng xạ còn phụ thuộc vào loại thiết bị được kích nổ, cũng như công suất của nó. Mặc dù Bình Nhưỡng đã nhiều lần tuyên bố thử nghiệm bom nhiệt hạch (bom H), các dữ liệu địa chấn cho thấy thông tin này không xác thực.
Các vụ nổ hạt nhân tạo thành một đám mây hình nấm bốc cao hàng trăm km và phát tán bụi phóng xạ chết người trên diện rộng (Ảnh: Soha)
Tuy nhiên, dữ liệu địa chấn cũng cho thấy thử nghiệm ngầm gần đây nhất của họ là một quả bom nguyên tử cỡ lớn với đương lượng nổ 250 kiloton, cao gấp 17 lần so với quả bom nguyên tử Mỹ ném xuống Hiroshima năm 1945 khiến 140.000 người thiệt mạng. Nếu vụ thử vừa rồi được kích nổ trên mặt đất, nó sẽ phát tán một lượng bụi phóng xạ khổng lồ vào khí quyển.
Không chắc chắn liệu Triều Tiên có thể – hoặc hiện đang muốn – tiến hành một cuộc thử nghiệm hạt nhân trong khí quyển theo cách này hay không? Nhưng đây thực sự là một viễn cảnh rất đáng lo ngại và chúng ta hãy hi vọng rằng điều đó sẽ không xảy ra.
Nhiều quan chức tình báo và chuyên gia phân tích lo ngại vụ thử có thể diễn ra vào ngày mai 10/10 nhân kỷ niệm ngày thành lập đảng Lao động Triều Tiên và đã sẵn sàng một số kịch bản ứng phó.
Hoài Anh
Bao nhiêu người thương vong nếu Kim Jong Un tấn công hạt nhân?
Chưa cần Mỹ tấn công, Triều Tiên có thể chịu thảm cảnh núi lửa nếu tiếp tục thử hạt nhân
“Động đất giả” làm dấy lên nghi ngờ Triều Tiên thử bom hạt nhân vào ngày Quốc Khánh