Kinh nghiệm sống để lại dấu vết di truyền: những khổ đau của cha mẹ con cái vẫn tiếp tục gánh chịu!
Lĩnh vực ngoại di truyền (epigenetics) đã phát hiện một số kinh nghiệm sống nhất định có thể để lại “vết sẹo” trên gen và được truyền tới đời sau.
“Đại Cách mạng Văn hóa” (1966-1976) từng là nỗi ám ảnh kinh hoàng của người Trung Quốc
Một bài báo trên tạp chí Discover từng viết:
“Những người Do Thái mà đời cụ (bố mẹ của ông bà) của họ từng bị đuổi khỏi quê hương; những người Trung Quốc mà ông bà đã đã từng trải qua làn sóng khủng khiếp của “Đại Cách mạng văn Hóa”; những người nhập cư trẻ từ Châu Phi mà cha mẹ của họ đã trải qua nhiều cuộc tàn sát; một số người lớn lên trong hoàn cảnh gia đình có bố mẹ là những người nghiện ngập hoặc lạm dụng con cái;
…tất cả những người này đều mang theo bên trong họ những vết sẹo khổ đau và hoảng sợ sâu hơn nhiều ký ức đơn thuần. Trải nghiệm của chúng ta, của ông bà tổ tiên chúng ta chưa bao giờ biến mất, dù tưởng chừng như chúng đã bị lãng quên. Chúng trở thành một phần của chúng ta, một cặn bã tế bào có liên hệ trực tiếp với bộ gen di truyền của chúng ta.”
Các kinh nghiệm bao gồm cả tích cực và tiêu cực đều để lại dấu vết của chúng. Vật chất có thể ảnh hưởng tới tinh thần qua một số nhân tố ngoại lai gây căng thẳng, hoặc cảm giác về tình yêu và sự an toàn. Trạng thái tinh thần của một người còn có thể ảnh hưởng tới vật chất và bộ gen di truyền.
Những thế hệ sau dường như chịu ảnh hưởng bởi những vết sẹo di truyền. Tuy nhiên ngược lại họ cũng có thể đưa ra những lựa chọn trong cuộc sống, và tự tạo lập danh tiếng của mình trên cơ sở những đặc tính di truyền kế thừa.
Vật chất chi phối ý thức. Chuỗi DNA quyết định nhân cách của con người, kết hợp với những ảnh hưởng ngoại lai hoặc ý thức học hỏi, tuy nhiên nó đồng thời tiết lộ tác động của môi trường thực tế hơn là năng lực tư duy cá nhân.
Ý thức quyết định vật chất. Một cách vô thức bạn sẽ quyết định đặc điểm của chuỗi DNA sẽ bị kích hoạt. Cách bạn tập trung suy nghĩ về cuộc sống cũng như lối sống hàng ngày sẽ có ảnh hưởng tới chuỗi DNA.
Các nghiên cứu về DNA tiếp tục phát triển theo hướng xác nhận có mạch liên hệ khép kín giữa tâm trí và cơ thể.
Một số người có thể quen thuộc với thuật ngữ epigenetics (lĩnh vực ngoại di truyền), là một khái niệm đã được đề xuất từ thập kỉ 40 của thế kỉ XX bởi C.H. Waddington nhằm khảo sát hiện tượng biến đổi biểu hiện gene mà không do tác động của sự thay đổi hóa học của chuỗi DNA trong bộ gene.
Phương thức các gen được kích hoạt hay nhận chỉ thị từ DNA bị ảnh hưởng bởi một số nhân tố như môi trường, khả năng hòa hợp với môi trường, lối sống, và kinh nghiệm sống của các đời trước.
Các hoạt động về thể chất và sự di truyền
Một số loại thực phẩm và hóa chất chúng ta tiêu thụ hoặc tiếp xúc, dường như cũng có khả năng gây ảnh hưởng tới việc kích hoạt một số gen nhất định.
Viện nghiên cứu Karolinska ở Stokholm, Thụy Điển đã nghiên cứu tác động của các hoạt động thể chất lên hệ gen.
Cuối cùng họ đưa ra kết luận rằng các bài tập thể dục có khả năng gây ra thay đổi lớn về gen, đặc biệt là về cơ bắp, cơ chế trao đổi năng lượng, và phản ứng về insulin.
Các bài tập có thể thay đổi DNA được không? Nhà nghiên cứu Malene Lindholm cho rằng: “Với việc luyện tập thường xuyên bền bỉ, thay đổi lối sống, chúng ta có thể tạo nên một số thay đổi có tác động tới việc sử dụng các bộ gen, nhờ đó trở nên khỏe mạnh hơn, tăng chức năng hoạt động của cơ, và nâng cao chất lượng cuộc sống”.
Lý do chính đáng nên sống lạc quan
Nhà sinh học về tế bào gốc Bruce Lipton
Trong một video giới thiệu cuốn sách Niềm tin sinh học, nhà sinh học về tế bào gốc Bruce Lipton, lý giải phương thức một tế bào nhận kích thích của môi trường vào nhân tế bào, và ảnh hưởng của nó lên hệ gen được lựa chọn để có phản ứng cụ thể với môi trường hiện tại.
Tiến sỹ Lipton nhận định bản thân gen không thể tự bật tắt kích hoạt, chúng không có khả năng kiểm soát chính mình. Sự sống chính là phụ thuộc vào cách tế bào phản ứng với môi trường.
Ngoài ra, trong quan điểm của Lipton, khái niệm về môi trường sống có vai trò là tác nhân lọc giữa môi trường thực tế và phản ứng sinh học của cơ thể.
Những suy nghĩ tích cực sẽ thúc đẩy sự tăng trưởng bằng cách kích thích các gen liên quan tới tăng trưởng.
Ngược lại, những suy nghĩ tiêu cực (đặc biệt là nỗi sợ hãi và sự thù địch) sẽ kích thích phản ứng phòng vệ, ngăn chặn sự phát triển.
Tinh thần ảnh hưởng tới sự phát triển vật chất của bào thai
Lipton và các nhà nghiên cứu khác đã kết nối những cảm xúc yêu thương, sợ hãi, hạnh phúc hay căng thẳng của người mẹ, với sự ảnh hưởng của chúng tới sự phát triển của bào thai trong tử cung.
Lipton cho rằng việc nhận thức được vai trò của môi trường trước khi sinh với bệnh tật buộc phải xem xét lại vai trò quyết định của gen.
Một lần nữa, các suy nghĩ tích cực có thể kích thích sự phát triển và suy nghĩ tiêu cực kích thích phản ứng phòng vệ.
Trong cuốn Niềm tin sinh học, tiến sỹ Lipton đã trích lời của Cornell Peter Nathanielsz, một nhà sinh lý học sinh sản cho rằng có nhiều bằng chứng cho thấy điều kiện sống trong dạ con cũng quan trọng không kém gen, liên quan tới phương thức chúng ta phát triển thể chất và tư duy trong cuộc đời của mình.
Tiến sỹ Thomas Verny, nhà sáng lập Hiệp hội Sức khỏe tiền sinh sản và Tâm lý chu kỳ sinh sản đã viết “Các nhà khoa học đã nhận ra một hệ thống sống động có khả năng tái lập trình hình thái gen một cách tích cực để thích ứng với các vấn đề về môi trường”.
Lê Anh – Hà Phương (theo Epoch Times France)
Xem thêm: