Các nhà nghiên cứu cho biết: thời gian bạn nhìn chằm chằm vào smartphone của mình càng nhiều qua các ứng dụng như Facebook, Twitter, Snapchat..., bạn càng cảm thấy cô đơn hơn. Một nghiên cứu quốc gia về những người trẻ cho thấy rằng việc thường xuyên sử dụng các phương tiện truyền thông xã hội có thể làm tăng cảm xúc về sự cô lập.
'Chúng ta vốn là những sinh vật thuộc về xã hội, thế nhưng cuộc sống hiện đại có xu hướng chia cắt thay vì đưa chúng ta lại gần nhau hơn.' Brian Primack, tác giả của nghiên cứu và cũng là giám đốc Trung tâm nghiên cứu về truyền thông, công nghệ và sức khỏe tại Đại học Pittsburgh cho biết.
Ông nói rằng: 'Trong khi có vẻ như các phương tiện truyền thông mang đến những cơ hội để lấp đầy những khoảng trống mà xã hội vô tình mang đến cho con người; nhưng tôi nghĩ, nghiên cứu này đã cho thấy rằng các phương tiện truyền thông không phải là giải pháp mà con người có thế trông đợi'.
Theo nghiên cứu của tạp chí American Journal of Preventative Medicine, phát hành vào thứ Hai hàng tuần, đã xác định chính xác việc sử dụng các phương tiện truyền thông ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần của chúng ta. Năm 2014, một nghiên cứu và đánh giá tìm ra rằng: Trong khi một số người nghĩ việc sử dụng các trang web mạng xã hội có liên quan đến lòng tự trọng, hạ thấp lòng tự trọng, nhất là đối với thanh thiếu niên thì một số khác lại nói ngược lại rằng các phương tiện truyền thông xã hội thúc đẩy lòng tự trọng.
Một thách thức lớn cho các nhà nghiên cứu là phải biết cái nào đến trước: Việc không ngừng sử dụng các phương tiện truyền thông xã hội hay ý thức về cô lập xã hội, trầm cảm hay là âu lo? Có phương tiện truyền thông nào làm cho chúng ta cảm thấy cô đơn hay nó làm trầm trọng hơn những cảm xúc mà ta đang có?
Elizabeth Miller, tác giả chính của công trình nghiên cứu khác và là một giáo sư nghiên cứu về Nhi khoa tại Pitt phát biểu rằng: 'Có thể ban đầu những người trẻ cảm thấy bị cô lập về mặt xã hội, nên chuyển sang sử dụng các phương tiện truyền thông hoặc cũng có thể là do sự tăng dần việc sử dụng các phương tiện này dẫn đến cảm giác con người ta bị cô lập khỏi thế giới thực. Nó cũng có thể là sự kết hợp của cả hai điều trên.'
Trong một nghiên cứu quốc gia năm 2014, các nhà nghiên cứu lấy mẫu gần 1800 người Mỹ trưởng thành độ tuổi từ 19 đến 32. Những người tham gia điền vào bản câu hỏi để xác định mức độ sử dụng thường xuyên và thời gian bao lâu, họ đã sử dụng những gì thì thu được 11 loại phương tiện truyền thông xã hội phổ biến nhất là: Facebook, YouTube, Twitter, Google Plus, Instagram, Snapchat, Reddit, Tumblr, Pinterest, Vine and LinkedIn.
Sau khi kiểm soát một loạt các yếu tố về xã hội và nhân khẩu học, các nhà nghiên cứu vẫn thấy rằng: những người sử dụng phương tiện truyền thông xã hội nhiều hơn 2 giờ một ngày có khả năng bị cô lập nhận thức xã hội gấp 2 lần so với những người dành ít hơn 30 phút mỗi ngày. Nghiên cứu cũng cho biết, những người sử dụng 58 lần một tuần hoặc nhiều hơn số đó cũng sẽ bị cô lập nhận thức xã hội gấp ba lần so với những người truy cập ít hơn 9 lần một tuần.
Tiến sĩ Primack (Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Truyền thông, Công nghệ và Y tế của của Đại học Pittsburgh) và các đồng nghiệp của ông nói rằng: Cần nhiều nghiên cứu cần thiết để hiểu được sắc thái xung quanh việc sử dụng phương tiện truyền thông xã hội. Nhưng họ có vài giả thiết về việc tăng cường sử dụng phương tiện này làm cho mọi người cảm thấy mình bị cô lập về xã hội hơn.