Sau khi ra mắt, Kong: Skull Island (Kong: Đảo đầu lâu) đã nhận được rất nhiều sự chú ý của các nhà phê bình: khen có, chê có. Nhưng, với khán giả, họ không khó tính như thế. Trên trang phê bình phim uy tín Rotten Tomatoes, Kong: Skull Island nhận được đánh giá rất tốt: 81% khán giả của Rotten Tomatoes đã ấn vào nút 'muốn xem'.
Cách đây 2 năm, Jurassic World – Thế giới khủng long, đã ra mắt và khiến mọi người choáng váng khi thu về tới 652 triệu USD tiền vé, chỉ tính riêng phòng chiếu nội địa; mặc dù phim bị chê là một bộ phim hỗn độn và thiếu tính sáng tạo, gồm những cuộc chiến riêng lẻ của những con khủng long sấm sét và dường như sinh ra là để dành riêng cho các kỹ sư về di truyền học.
Thế nên, có một chân lý tương đối…vô lý nhưng luôn đúng: Những bộ phim bom tấn có thể bị chê bai về nội dung nhưng luôn khiến các nhà sản xuất vớ bở. Với tầm vóc của mình, Kong: Skull King, một bộ phim “King Kong 3.0”, không thể 'lọt' ra ngoài chân lý đó.
Nhưng, Kong: Skull Island có thật tệ như Jarassic World? Sự thật ngược lại, phần làm lại của King Kong này tốt hơn Thế giới khủng long gấp 10 lần. Lần này, Kong có nhà là một đảo rừng rậm nhiệt đới (chứ không phải là những tòa nhà chọc trời ở New York hay Dubai) và bạn có thể thấy, nó có nhiều cảnh hành động hơn những gì người ta hoài nghi xong lại ít hơn kỳ vọng về một phiên bản King Kong mới. Tóm lại là sinh động và hoành tráng hơn đàn anh 1976 song lại không xuất sắc như phim của Peter Jackson năm 2005. King Kong 2005 của người đẹp Naomi Watts không chỉ là kinh điển của dòng phim về King Kong nói riêng mà toàn bộ dòng phim về quái vật nói chung.
Đoàn làm phim đang tích cực đi quảng bá.
Với kinh phí dồi dào cùng độ chịu chơi của tập thể làm phim, khi họ di chuyển khắp thế giới để quay khắp nơi trên thế giới, từ Việt Nam, tới Úc và Hawaii (Mỹ); không khó hiểu khi Kong: Skull Island hoành tráng nhất so với thế hệ F1 và F2. Tuy nhiên, khác biệt không chỉ có thế. Ngoài cảnh quay và các pha hành động tráng lệ hơn, thì King Kong 2017 cũng có nhiều thay đổi về nội dung. Ví du, quái vật King Kong trong phim hoàn toàn là một quái vật, chứ không có “tính người” biết thương hương tiếc ngọc như trong bản năm 1976 và 2005. Không có tình yêu giữa quái vật – người đẹp, chỉ có đấu tranh và ghét bỏ giữa chủ nhà và kẻ xâm lược.
Kong: Skull Island lấy bối cảnh năm 1973, chỉ ít lâu sau vụ Watergate bị phanh phui và chiến tranh Việt Nam đang ở giai đoạn thái trào, điều này có nghĩa rằng, một nhà lý luận nóng tính tên Bill Randa (John Goodman), luôn tin vào thuyết âm mưu ở tam giác Bermuda có thể đi đến gần đội Capitol và nói: “Hãy nhớ lấy lời tôi, Washington sẽ rối tung hơn bao giờ hết” và câu chuyện bắt đầu diễn ra đúng với cảnh báo Randa.
Randa, bằng cái mũi cực kỳ thính trong việc đánh hơi các sự việc kỳ quái chỉ qua vài mẩu tin ngắn ngủi trên báo giới, đã cả thấy kích động về một cái gì đó kỳ lạ ẩn giấu trong một hòn đảo ít người biết đến ở Đại Tây Dương. Thế nên, ông đã thuyết phục 1 thượng nghị sỹ (Richard Jenkins) tài trợ cho ông đi khám phá vùng đất mới.
Và, để giúp Randa thực hiện nhiệm vụ, bộ ngoại giao đã chỉ định Preston Packard (Samuel L.Jackson) – một đại tá quân đội Mỹ, một người lính Mỹ kỳ cựu từng tham gia chiến tranh ở Việt Nam đi theo bảo vệ và thuê James Conrad (Tom Hiddleston đóng) – thành viên của Lực lượng đặc biệt Anh, đã giải ngũ, có nhiệm vụ truy lùng dấu vết. Ngoài ra, đoàn thám hiểm còn có sự tham gia của Mason Weaver (Brie Larson) một nhà báo tự do ghét chiến tranh.
Khi họ vừa bay đến đảo, đang ngắm nhìn quang cảnh hùng vĩ và hoang dã của những đỉnh núi cao, đá lởm chởm và rừng rậm bạt ngàn; thì đột nhiên có những quái vật King Kong từ đâu bay tới muốn phá hủy tất cả máy bay dám xâm phạm không phận của nó. Để đáp trả, đoàn thám hiểm đã dội bom xuống đảo. Đi kèm theo đó là lời la lối dữ tợn của Jackson: “Hãy giết hết những con quái vật tởm lợm đó”. Nếu đặt trong bối cảnh 1973, khẩu hiệu đó thật gây sốc, vì đang trong thời kỳ mà phong trào phản chiến đang lên cao.
Tuy nhiên, khi những người nghe trong năm 2017, câu nói đó lại cho cảm giác ít mô phạm và hiển nhiên hơn. Sự giận dữ và kích động của Packard cũng chính là nội dung của phim, tất cả các kế hoạch đều sụp đổ, đoàn thám hiểm đứng trước lựa chọn là chiến đấu chống lại tất cả (Kong cùng những quái vật lạ trên đảo khác) hay là bị thổi bay.
Có thể dễ dàng nhận ra, nội dung của phim được đạo diễn lấy cảm hứng từ phiên bản nguyên thủy Đảo đầu lâu năm 1933 và phim về khủng long The Mysterious Island năm 1961 của Ray Harryhausen. Ở một vài khía cạnh, nội dung của Kong: Skull Island là thuộc mô típ kiểu Công viên kỷ Jurassic, nhưng xuất sắc nhất.
Nhân vật chính trong phim là Kong và tập đoàn quái vật ở đảo Đầu lâu, tức đất diễn của dàn diễn viên nổi tiếng không nhiều; nhưng rõ ràng, các diễn viên đã hoàn thành tốt vai trò của mình: không xuất sắc nhưng cũng chẳng tệ. Sự liên hệ giữa nhân vật nữ chính trong phim, Mason cùng quái vật King Kong không mật thiết như các phim trước. Còn Kong đã trở về đúng bản chất của mình – cao quý nhưng dữ dội, là vị thần tối cao có thể phá hủy và thổi bay tất cả khi tức giận.
Thế nên, nếu bạn thích thể loại phim phiêu lưu hành động dồn dập pha lẫn yếu tố quái vật hoành tráng và ghét những chi tiết tình cảm hoặc diễn biến tâm lý nặng đầu; thì Kong: Skull Island chính là bộ phim hoàn hào dành cho bạn.
Theo: Variety