Theo đó, các tảng băng và sông băng tan chảy trên toàn cầu khiến lượng nước trên các đại dương tăng dần, lớp vỏ Trái đất được giải phóng khỏi trọng lượng bên trên và từ đó cũng dần nâng lên. Các nhà nghiên cứu cho hay, sự tan chảy này có thể tạo ra sự chuyển động ba chiều (3D) phức tạp trên bề mặt Trái đất, ngay cả ở những nơi cách xa khu vực diễn ra hiện tượng băng tan tới hơn 1.000 km.
Khi thực hiện nghiên cứu, các nhà khoa học đã sử dụng dữ liệu thu được từ vệ tinh về lượng băng đã mất từ đầu thế kỷ 21 ở Greenland, Nam Cực, tại các sông băng ở vùng núi và trên các chỏm băng, để từ đó có thể dự đoán sự liên hệ giữa cách mà lớp vỏ Trái đất biến dạng với những thay đổi về khối lượng ảnh hưởng tới nó.
Từ năm 2003 đến năm 2018, băng tan từ Greenland và các sông băng ở Bắc Cực đã “khiến mặt đất dịch chuyển theo chiều ngang” trên phần lớn Bắc bán cầu, độ biến dạng xuất hiện khoảng 0,3 mm mỗi năm ở các vùng rộng lớn tại Canada và Mỹ. Nghiên cứu cũng đưa ra dự đoán về độ biến dạng của lớp vỏ Trái đất sẽ diễn ra khoảng từ 0,05–0,3 mm mỗi năm ở hầu hết các vùng của Canada và Mỹ, và độ biến dạng này sẽ là trong khoảng 0,05–0,2 mm mỗi năm ở châu Âu, tại khu vực bán đảo Fennoscandia - bao gồm Phần Lan, Na Uy và Thụy Điển.
Theo Independent
Cover từ Rollingstone
môi trườngkhoa họcnam cựcbăng tầnbắc cựcnước biển dânggreenlandsông băngvỏ trái đất méo mó