Hé lộ thông tin về hiện tượng "bom thời tiết" mang đến những rung chấn bất thường cho bề mặt Trái Đất

Không thể ngờ được những ảnh hưởng tích cực cũng như tiêu cực đến từ những dấu hiệu kỳ lạ, bí ẩn này.


Trái Đất vốn dĩ chưa bao giờ được hưởng sự 'bình yên' theo đúng nghĩa đen cả - luôn có những tiếng rung động ngầm bên dưới lòng đất mà chúng ta không thể nào cảm nhận hết được bằng các giác quan thường. Thực ra phần lớn những rung chấn đó cũng xảy ra khá yếu ớt và với tần số nhỏ, nên việc không nhận ra cũng là điều hết sức bình thường. Thế nhưng điều đó hoàn toàn nằm trong tầm tay và khả năng của những máy đo địa chấn, những thiết bị được thiết kế và chế tạo đặc biệt phục vụ mục đích nghiên cứu những gì bắt nguồn từ các cơn động đất.


Mới đây, các nhà khoa học đã bố trí một hệ thống các máy đo tại Nhật Bản để phân tích và theo dõi, đưa ra những bằng chứng xác thực nhất về các số liệu đo được xuất phát từ một hiện tượng bão 'bom thời tiết' thuộc vùng bờ biển Greenland ở phía kia hành tinh.




Đây có thể trở thành một sai lầm nghiêm trọng nếu nó bị nhầm thành một cơn bão trên biển Đại Tây Dương. Thực chất, các nhà nghiên cứu Nhật Bản đã phát hiện ra những dấu hiệu ngày càng rõ rệt của rung chấn dưới lòng đất. Dù tiềm ẩn nhiều nguy cơ nhưng ít ra chúng cũng đang giúp nhân loại khám phá thêm nhiều góc độ mới của cấu trúc hành tinh.


Thông thường Trái Đất vẫn phát ra những tiếng ồn từ rung động như trên, với tần suất khoảng 10 giây/rung chấn. Nhưng trường hợp này lại có đặc điểm của một chuỗi liên tục âm thanh phát ra, với tốc độ lặp lại nhanh hơn nhiều: ít hơn 1 giây cho tới nửa phút/lần. Nguồn gốc của những biểu hiện trên thường liên quan đến những hoạt động sóng nước trên đại dương, các cơn động đất yếu trong lòng Trái Đất, hoặc tác động của thủy triều lên xuống bề mặt đất.


Cụ thể, nhà nghiên cứu Kiwamu Nishida và Ryota Takagi trong khi phân tích thông tin về những âm thanh phát ra của Trái Đất từ ngày 9-11 tháng 12 năm 2014, theo ghi nhận được từ mạng lưới máy đo địa chấn, thì họ đã nhận thấy những dấu hiệu bất thường.




Tìm hiểu kỹ hơn về hướng xuất phát cũng như khoảng cách mà các rung chấn đã lan tỏa đến, họ đã lần ra được những tác động dữ dội của cơn bão đang ảnh hưởng đến thềm bờ biển ngoài khơi đông nam Greenland, gắn liền với sự tụt giảm mạnh của áp suất không khí, đồng thời truyền tải rung động qua lớp đá nền, chạm tới cả Nhật Bản.


Nishida và Takagi không khẳng định rằng mình đã phát hiện ra động đất, mà chỉ tập trung vào khái niệm và lĩnh vực liên quan đến các âm chấn ngầm bên dưới lòng hành tinh.


Vậy tại sao không phải là một cơn động đất thật sự?


Những rung chấn từ cơn bão tại Greenland chắc chắn không phải là nhân tố gây ra động đất. Hầu hết động đất xảy ra ở vùng tiếp giáp của các mảng kiến tạo địa tầng khi bị nứt vỡ, chia tách. Tại điểm đứt đoạn sẽ có một bên va chạm, chà xát với bên còn lại, cho tới khi phản lực đủ lớn để kìm hãm quá trình đó, để rồi gây nên một tiếng động - lớn hơn hẳn so với những gì đo được liên quan tới cơn bão trên.


Tuy nhiên, các cơn động đất dưới tầng kiến tạo lại hiếm khi có gì liên quan đến các giới hạn địa tầng trên, thường có cường độ nhỏ lẻ, như trận 4,2 độ richter tại Kent, Anh vào năm 2015. Hoặc chúng cũng có thể được xúc tác bởi những yếu tố đến từ con người, như những động thái khai thác mỏ địa chất hay nước ngầm dưới lòng đất.


Và từ đó những dấu hiệu nứt vỡ đã xuất hiện. Những lớp đát sét nền sâu dưới lòng đất được con người tác động để khai thác các mỏ khí tự nhiên. Chắc chắn không thể phủ nhận lợi ích và tiềm năng của chúng về mặt kinh tế quốc gia cho Anh Quốc, thế nhưng cũng khó mà lờ đi những hậu quả dù chỉ là nhỏ không đáng kể thôi như trận động đất 2,3 độ richter vào năm 2011.




Đây chủ yếu bắt nguồn từ những hoạt động khai thác, bơm nước ngầm hơn là chỉ đơn thuần do vết nứt lan rộng. Đó cũng là nguyên nhân dễ hiểu cho tần suất xảy ra các cơn động đất bé (2-3 độ) tại Oklahoma khi công nghiệp sử dụng khí tự nhiên phát triển.


Những ảnh hưởng đến nay vẫn được ghi nhận là không đáng kể lắm, nhưng có vẻ như chúng ta cần để tâm hơn nữa đến việc xem xét kỹ vị trí tác động có gần khu vực đứt gãy địa chất hay không, trước khi bắt tay vào khai thác.


Về phần những rung chấn tại Nhật Bản, đó có thể chưa được coi là động đất thực sự, nhưng dù sao các nhà khoa học cũng có thể tận dụng các tần số rung động để nghiên cứu thêm về cấu trúc hành tinh. Chẳng hạn, tốc độ lan truyền âm thanh qua lớp đất đá có thể cung cấp thông tin về mật độ địa chất, đem lại những lợi ích khoa học nhất định chứ không hẳn là các tổn hại nghiêm trọng về của cải và vật chất như chúng ta thường nghĩ.


Cập nhật: 04/09/2016
Theo genK

TIN LIÊN QUAN

Hiện trạng phá rừng trên thế giới

Rừng bao phủ 31% diện tích đất liền của Trái Đất, nhưng nạn phá rừng hiện nay đang khiến thế giới mỗi phút mất đi diện tích rừng trung bình bằng 36 sân bóng bầu dục.

Bức tranh hang động khẳng định trên Trái đất từng tồn tại loài bò rừng lai

Trong vòng 15 năm nghiên cứu, các nhà khoa học không tin chắc rằng có những con bò rừng như vậy từng lang thang trên Trái đất...

Những rừng cây kỳ lạ nhất trên Trái Đất

Rừng ngập mặn, rừng cong, rừng cây móng rồng nằm trong số những khu rừng độc đáo nhất trên thế giới.

Bí ẩn về khu rừng ở Romania được mệnh danh là “Tam giác quỷ Bermuda”

Khi nhắc đến địa danh Transylvania ở Romania, mọi người sẽ lập tức nghĩ ngay đến ma cà rồng Dracula. Tuy nhiên, nếu bỏ qua Vlad Tepes sang một bên (nhân vật có thật trong lịch sử được làm hình mẫu cho bá tước Dracula), thì khu rừng này còn khét

Bí ẩn rừng tre đen chết người ở Trung Quốc: Kim la bàn quay loạn xạ, người lạc vào là mất trí

Hàng loạt sự kiện kỳ lạ xảy ra tại khu Thung Lũng Tre Đen nên từ lâu nó đã được mệnh danh là Thung lũng chết người và hầu như không ai dám đi ngang khu vực này. Thung lũng Tre Đen nằm ở phía tây nam của tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc. Đây là ...

Bất ngờ phát hiện 3 đàn voọc chà vá chân nâu quý hiếm

Ba đàn voọc chà vá chân nâu quý hiếm vừa được lực lượng kiểm lâm phát hiện tại rừng phòng hộ Bắc Hải Vân (thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế) với số lượng hơn 70 cá thể.

"Người rừng mới" 20 năm sống đơn độc giữa rừng sâu

Rời bản làng, ông Hồ Văn Châu lên núi dựng chòi sống suốt 20 năm lẻ loi giữa rừng sâu lưng chừng núi Cà Đam, huyện vùng cao Trà Bồng (Quảng Ngãi).

Tâm sự của người cựu binh tự chế máy bay trực thăng

Đã ngoài 60 tuổi, nhiều người cứ nghĩ rằng người thương binh già Bùi Hiển (ngụ thị xã Thuận An, Bình Dương) sẽ vui thú điền viên bên gia đình khi cuộc sống khấm khá, thế nhưng bản chất anh Bộ đội Cụ Hồ, ông nghĩ mình phải góp sức dù nhỏ để xây dựng

THỦ THUẬT HAY

Hướng dẫn trải nghiệm tính năng Google Chrome Duplex

Google đang thử nghiệm tính năng mới nhằm hỗ trợ người dùng tốt hơn khi trải nghiệm trình duyệt với một tay, với tính năng Google Chrome Duplex giúp thay đổi giao diện ở thanh toolbar. Trong phiên bản thử nghiệm này,

Phiên bản tùy chỉnh nhỏ gọn của Windows 11 được phát hành

Windows 95 chiếm ít hơn 100 MB khi cài đặt. Tuy nhiên, một bản cài đặt Windows 11 sạch sẽ cần khoảng 20 GB. Không ai nghi ngờ rằng phần mềm sẽ cần nhiều dữ liệu hơn khi công nghệ tiến lên phía trước, nhưng nhiều người

Bạn gõ tiếng Việt theo kiểu Telex hay VNI, có hài lòng với nó không?

Những dòng chữ tiếng Việt này được mình gõ trên máy tính theo kiểu telex. Mình dùng kiểu gõ này cho cả máy tính lẫn trên điện thoại, máy tính bảng.

Hướng dẫn download video Facebook về máy tính

Trong quá trình lướt Facebook gặp những video hay nhưng không có thời gian xem luôn hoặc do đường truyền mạng kém load video mãi không được. Vậy tốt nhất hãy download về máy tính để xem bất cứ khi nào bạn muốn.

Cách làm pizza tại nhà bằng nồi chiên không dầu cực đơn giản

Món pizza thoạt nghe thì phức tạp, nhưng chỉ cần mua được đế bánh làm sẵn có và sở hữu một nồi chiên không dầu cỡ lớn là bạn sẽ có thể làm được món bánh ngon lành này rất dễ dàng.

ĐÁNH GIÁ NHANH

Đánh giá Xiaomi Redmi 6: nhỏ gọn, cấu hình tương đối mạnh, pin tuyệt vời, camera kép

Kiểu dáng Redmi 6 khá đơn giản, giống với những sản phẩm Redmi 5 trước đây. Chất lượng hoàn thiện máy rất tốt dù làm bằng nhựa. Xiaomi đã khéo léo sử dụng lớp sơn tạo hiệu ứng giả kim loại để Redmi 6 nhìn đẹp mắt và

Đánh giá Samsung KS9000 – TV SUHD cao cấp giá 100 triệu đồng

Thành công với dòng SUHD TV trong năm 2015, Samsung tiếp tục theo đuổi công nghệ này bằng việc trình làng series SUHD 2016 với 5 model. Nổi bật trong đó là KS9000, TV 4K...

So sánh Vivo Y21 và Vivo Y21s: Chênh nhau 1 triệu đồng nên chọn smartphone nào?

Vivo chỉ mới ra mắt Y21 cách đây không lâu và giờ tiếp tục lại ra mắt thêm Y21s. Giữa hai mẫu điện thoại này có điểm gì giống và khác nhau, nên mua điện thoại nào? Hãy cùng mình so sánh Vivo Y21 và Vivo Y21s để tìm đáp