Nghiên cứu kéo dài 5 năm của IRSN cho thấy lượng phi hành đoàn nhiễm bức xạ vũ trụ cao hơn so với mức khuyến cáo an toàn vẫn còn ít, nhưng tỉ lệ này đã tăng gấp đôi trong khoảng thời gian từ năm 2016 - 2019. Cơ quan này khuyến cáo các hãng hàng không nên xoay tua phi hành đoàn thường xuyên hơn để giảm nguy cơ tổ bay bị phơi nhiễm với bức xạ vũ trụ.
Tổ bay làm việc trên cao sẽ dễ bị phơi nhiễm bức xạ hơn so với người sống trên mặt đất, vì lượng bức xạ khi xuống đất đã bị tầng khí quyển cản đi gần hết. Hiện nay càng ngày càng nhiều hãng hàng không cho máy bay bay cao hơn và chọn đường bay qua Bắc Cực để giảm quãng đường di chuyển + tiết kiệm nhiên liệu cho các chuyến bay liên lục địa. Điều này làm cho phi hành đoàn có nguy cơ bị phơi nhiễm bức xạ vũ trụ cao hơn.
IRSN cho rằng khả năng phơi nhiễm bức xạ vũ trụ ở độ cao 10km sẽ gấp tới 150 lần so với mực nước biển, đồng thời bức xạ ở 2 cực cao gấp 2-3 lần so với ở xích đạo. Theo IRSN, tổ bay của các chuyến bay thương mại là những nhân sự chịu phơi nhiễm phóng xạ cao thứ nhì, chỉ sau những người làm việc tại các nhà máy điện hạt nhân, vì vậy họ phải được xem là nhân sự có nguy cơ bị phơi nhiễm và được bảo hộ đúng mức.
Thống kê của IRSN cho thấy 22,000 nhân viên tổ bay của các hãng hàng không (được giấu tên) có tổng mức phơi nhiễm bức xạ vũ trụ tăng 38% từ năm 2016 - 2019, mức phơi nhiễm của mỗi người tăng 'ổn định' qua mỗi năm.
Nghiên cứu nói rằng từ năm 2015 trở về trước, 100 nhân sự hàng không bị phơi nhiễm nhiều nhất thuộc nhóm tiếp viên, thì tới năm 2019 tỉ lệ này chia đều cho cả phi công, vì họ thường sẽ bay cố định với 1 dòng máy bay và tuyến đường bay quen thuộc.
Đáng lo ngại là có tới 3/4 số phi công lái các dòng máy bay thân rộng trên các chuyến bay đường dài nối Bắc Mỹ và Châu Á bị phơi nhiễm bức xạ với liều lượng 5mSv (mili Seivert), các tiếp viên hàng không có mức phơi nhiễm cao nhất cũng làm việc trên các đường bay này. 5mSv là bằng với 1/4 liều lượng tối đa mà một công nhân có thể bị phơi nhiễm trong vòng 20 năm, theo tiêu chuẩn quốc gia của Pháp.
Mức độ phơi nhiễm bức xạ cao có thể làm ảnh hưởng tế bào và dẫn tới ung thư. Nghiên cứu của IRSN cho thấy có khoảng 96 phi công đo được mức bức xạ từ 5 - 10mSV vào năm 2019. Kết quả chụp CT đầu của họ cho thấy mức nhiễm lên tới 2mSv.
Liên minh phi công Pháp đang kêu gọi các hãng hàng không áp dụng công nghệ để phát hiện các tia bức xạ vũ trụ nhằm giúp phi công có thể bay né chúng, bằng cách chọn đường bay khác hoặc giảm bớt độ cao khi bay.
Theo Bloomberg
bức xạphi côngnhiễm phóng xạphi hành đoàntiếp viên hàng khôngbức xạ vũ trụtổ bay