Phi hành đoàn có nguy cơ tiếp xúc với bức xạ cao hơn cả người làm việc trong lò phản ứng hạt nhân

Đi lại bằng máy bay giúp chúng ta tiết kiệm nhiều thời gian và hình thức vận tải này cũng được xem là an toàn nhất. Tuy nhiên, sự an toàn chỉ nằm ở các phạm trù 'có thể thấy được' còn trên thực tế khi ngồi trong một cái hộp sắt và bay ở độ cao lớn thì chúng ta đã đi ra ngoài lớp kén bảo vệ sống còn của Trái Đất. Từ đó, cơ thể chúng ta bị đặt trước rất nhiều loại bức xạ từ không gian như những vụ va chạm sao, hố đen, bức xạ mặt trời …
Phi hành đoàn có nguy cơ tiếp xúc với bức xạ cao hơn cả người làm việc trong lò phản ứng hạt nhân

Những hạt năng lượng cao là thứ chúng ta không thể thấy được bằng mắt thường và tại mọi thời điểm, có hàng chục ngàn hạt này di chuyển trong không gian và bắn phá bầu khí quyển Trái Đất từ tất cả các hướng. Còn được gọi là tia vũ trụ hay bức xạ ion hóa vũ trụ, hạt năng năng lượng cao là nhân của các nguyên tử chẳng hạn như sắt hay nickel và di chuyển ở tốc độ ánh sáng. Chúng có thể vượt qua quãng đường dài hàng triệu năm ánh sáng trước khi va chạm ngẫu nhiên vào Trái Đất.

Thông thường tia vũ trụ không gây nguy hại đối với con người sống trên bề mặt Trái Đất bởi lớp bảo vệ gồm khí quyển và từ trường. Theo Eddie Semones - nhà nghiên cứu sức khỏe con người trước tác động của bức xạ tại NASA: 'Tia vũ trụ không gây rủi ro đáng kể đối với con người trên mặt đất. Trên thực tế, bạn sẽ dễ tiếp xúc với các vật chất phóng xạ tự nhiên của Trái Đất hơn là các tia vũ trụ này.'

Tuy nhiên càng lên cao thì các hạt này càng có nguy cơ rò rỉ qua khí quyển hơn. Khi tia vũ trụ bắn phá khí quyển, chúng tạo ra cơn mưa bức xạ ion hóa bao gồm các hạt có thể đánh bật electron tự dọ ra khỏi nguyên tử và phân tử và chúng có thể xâm nhập sâu vào cơ thể chúng ta. Mô và DNA tiềm năng có thể bị tổn thương dẫn đến các vấn đề về sức khỏe như ung thư, khả năng tái tạo mô và động vật cũng có thể gặp vấn đề về nhận thức.

Theo trung tâm kiểm soát và phòng bệnh (CDC) của Mỹ, các thành viên phi hành đoàn gồm phi công và tiếp viên được xếp vào nhóm nghề tiếp xúc với bức xạ. Họ là những người phải bay thường xuyên và đối mặt thường xuyên với bức xạ vũ trụ. Trên thực tế theo một báo cáo được Hội đồng quốc gia về bảo vệ và đo lường bức xạ (NCRPM) công bố năm 2009 thì trung bình mỗi năm, phi hành đoàn phải nhận liều lượng bức xạ cao nhất so với các công việc tiếp xúc với bức xạ khác ở Hoa Kỳ. Điều này có nghĩa họ sẽ bị nhiễm xạ nhiều hơn cả những người làm việc trong lò phản ứng hạt nhân.

Semones cho biết quy trình làm việc tại các nhà máy điện hạt nhân ngày nay rất nghiêm ngặt nhằm bảo vệ công nhân trước nguy cơ nhiễm xạ. Kể từ chiến tranh lạnh thì robot đã bắt đầu được sử dụng để thực hiện những phần việc nguy hiểm trong lò phản ứng, nhờ đó 'ngành công nghiệp này tiến hóa', ông nói.

Một nguy cơ tiếp xúc với bức xạ khác khi bay là những đợt bùng nổ năng lượng từ Mặt Trời. Khí quyển Trái Đất vẫn bảo vệ con người trước những vệt lóa Mặt Trời vốn giải phóng tia gamma và tia X cũng như những cơ bão proton năng lượng cao. Khi Mặt Trời hoạt động mạnh thì hầu như ngày nào cũng xảy ra các sự kiện giải phóng hạt mặt trời rất dữ dội.

Theo tính toán thì tỉ lệ tiếp xúc bức xạ của phi hành đoàn vào khoảng 3 mSv (millisievert - đơn vị đo lượng bức xạ mà một người tiếp nhận trong một năm tại Mỹ). Chỉ có nhóm các phi hành gia làm việc trong không gian là chịu nhiều bức xạ hơn: 10 ngày trong không gian thì lượng bức xa tiếp xúc trên da là 4,3 mSv, tương đương lượng bức xạ vũ trụ tác động lên một người trên Trái Đất trong 4,3 năm. Điều này khiến NASA không cho phép các phi hành gia ở lâu hơn 1 năm trên quỹ đạo bởi nguy cơ ung thư của sẽ tăng thêm 3% đối với mỗi phi hành gia.

Mặc dù NASA rất thận trọng trước nguy cơ tiếp xúc với bức xạ mà các phi hành gia phải đối mặt trong các sứ mạng ngắn hạn thì những nhân viên làm việc trong ngành hàng không tại Mỹ không được quan tâm nhiều về vấn đề này.

Trong bảng chỉ dẫn an toàn cho phi hành đoàn về bức xạ vũ trụ, CDC nhấn mạnh: 'Không có liều lượng bức xạ giới hạn chính thức đối với phi hành đoàn hoạt động tại Mỹ. Chúng tôi vẫn chưa biết được cường độ bức xạ mặt trời nào được xem là an toàn đối với mọi người.' CDC chưa thể đưa ra chỉ thị an toàn cho phi hành đoàn bởi không nhiều nghiên cứu về bức xạ mặt trời được thực hiện trên con người. Phần lớn những nghiên cứu liên quan đều dựa trên những nạn nhân sống sót sau các thảm họa hạt nhân hoặc những người trải qua liệu pháp xạ trị. Những nghiên cứu trên động vật dù được thực hiện nhiều hơn nhưng vẫn không thể phản ánh chính xác con người.

Tuy nhiên, theo Ủy ban quốc tế về Bảo vệ phóng xạ (ICRP) thì các thành viên phi hành đoàn không được phép tiếp xúc hơn 20 mSv mỗi năm. Đây là liều lượng giới hạn chính thức tức mỗi người chỉ được tiếp xúc dưới 1 mSv/năm. Để giảm thiểu nguy cơ tiếp xúc với bức xạ thì các nhân viên hàng không nên hạn chế các chuyến bay dài ở độ cao lớn hay bay qua các vùng cực.

Ngoài ra những thành viên phi hành đoàn đang mang thai cũng được khuyến cáo không nên bay trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Họ cũng không nên bay khi có hoạt động giải phóng bức xạ từ Mặt Trời bởi những sự kiện như vậy có thể tăng liều lượng bức xạ tác động lên mỗi chuyến bay lên trên giới hạn khuyến nghị đối với sản phụ.

Theo: Business Insider

TIN LIÊN QUAN

Bão mặt trời là gì?

Bão mặt trời hay gió mặt trời là một luồng hạt điện tích giải phóng từ vùng thượng quyển của các ngôi sao. Khi gió này được phát ra từ những ngôi sao khác với mặt trời của chúng ta thì nó còn được gọi là gió sao.

Những “quái vật” đáng sợ nhất trong vũ trụ

Vũ trụ đầy rẫy những hiện tượng kỳ quái, đáng sợ, từ các ngôi sao có thể hút cạn sự sống của bạn đồng hành cho tới những lỗ đen khổng lồ lớn gấp hàng tỉ lần Mặt trời của chúng ta.

Sự thật về thiên thạch

Các asteroids lang thang vô định trong không gian , nếu chúng hướng về trái đất thì sẽ được gọi tên là meteoroids .

Mặt Trời có vụ bùng nổ mạnh nhất trong 12 năm, nguy cơ ảnh hưởng nghiêm trọng đến Trái Đất

Vào rạng sáng nay, bề mặt Mặt Trời đã xuất hiện hai vụ nổ khủng khiếp, trong đó đợt thứ hai là lần mạnh nhất được chứng kiến trong hơn một thập niên qua. Theo Nationalgeographic, các vụ nổ khổng lồ trên bề mặt mặt trời này xảy ra khi các dải từ

Khi rác thải vũ trụ rơi xuống Trái Đất: Tiềm ẩn nguy hiểm còn hơn chiến tranh hạt nhân

Rác vũ trụ tràn ngập trong không gian nếu rơi xuống Trái Đất có thể gây ra những hậu quả khủng khiếp cho con người. Ngày 4/10/1957 trở thành một cột mốc đáng ghi nhớ của nhân loại: Sputnik I trở thành vệ tinh đầu tiên được đưa lên không gian. Nhưng

Khi rác thải vũ trụ rơi xuống Trái Đất: Tiềm ẩn nguy hiểm hơn chiến tranh hạt nhân

Rác vũ trụ tràn ngập trong không gian nếu rơi xuống Trái Đất có thể gây ra những hậu quả khủng khiếp cho con người. Ngày 4/10/1957 trở thành một cột mốc đáng ghi nhớ của nhân loại: Sputnik I trở thành vệ tinh đầu tiên được đưa lên không gian. Nhưng

Lại phát hiện vùng tối khổng lồ trên bề mặt Mặt trời

NASA vừa phát hiện một vùng tối khổng lồ trên bề mặt khí quyển của Mặt trời. Các hình ảnh được ghi nhận bởi Đài thiên văn Năng lượng Mặt trời của NASA vào ngày 8/11 và 20/11 vừa qua.

Các nhà khoa học muốn bảo vệ Trái đất khỏi bão Mặt Trời bằng nam châm khổng lồ

Một vụ phun trào trên Mặt Trời, hay bão Mặt Trời có thể phóng ra những luồng bức xạ có tính sát thương cực mạnh và đủ sức lan toả đến Trái Đất cách đó 149,6 triệu km.

THỦ THUẬT HAY

Stylish Extension: Thay đổi phông nền và giao diện trang web dễ dàng

Về cơ bản, tiện ích mở rộng Stylish cho phép người dùng tùy chỉnh lại giao diện của bất kỳ trang web nào chỉ với 1 cú nhấp chuột.

Lướt web trên Android siêu nhanh với 3 trình duyệt “siêu tốc”

Với hầu hết người dùng, trình duyệt là một trong những ứng dụng quan trọng nhất trên điện thoại thông minh Android. Thực tế, với những mẫu điện thoại cao cấp sở hữu RAM 2GB hoặc nhiều hơn, Chrome, Firefox có thể là lựa

Hướng dẫn khôi phục dữ liệu iPhone sau khi cập nhật lên iOS 12

Lời khuyên cho bạn là nên thực hiện sao lưu kể cả khi đang trên iCloud hoặc iTunes, nếu sao lưu thường xuyên thì bạn có thể sử dụng iPhone mà không phải sợ mất dữ liệu. Bạn nên tạo thói quen sao lưu thường xuyên để nếu

Hướng dẫn đồng bộ hoá tài khoản trên Google Chrome trên các thiết bị sử dụng iOs và Android

Nếu biết tận dụng tốt tính năng này, bạn sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian khi lướt web, làm việc trên Google Chrome. Để bật tính năng đồng bộ hóa dữ liệu trên trình duyệt này, người dùng tiến hành theo các bước

Mách bạn mẹo sửa lỗi 0x81000036 khi sao lưu Windows 11

Nhiều người dùng Windows cho biết gặp thông báo lỗi với mã 0x81000036 khi khôi phục hệ thống về điểm khôi phục trước đó. Nếu bạn là một trong số đó thì dưới đây là cách giải quyết vấn đề.

ĐÁNH GIÁ NHANH

Honda Civic Type R Limited Edition 2021 - Dành cho người mê lái

Với một số thay đổi nhỏ ở ngoại thất cùng trang bị, Honda Civic Type R Limited Edition 2021 hướng đến những trải nghiệm lái đúng chất thể thao, trong khi vẫn đảm bảo sự thoải mái cần thiết cho nhu cầu di chuyển hàng

Razer Blade 15 (2018): Thanh mảnh nhưng vẫn mạnh mẽ như cỗ máy PC gaming thực thụ

Năm nay, Razer đã cách mạng hóa dòng Blade lên hẳn một tầm cao mới, hãng đã bỏ hoàn toàn phiên bản 14-inch để thay thế phiên bản 15-inch, nhưng kích thước vẫn gần như không thay đổi nhờ viền màn hình siêu mỏng, và đây

So sánh nhanh cấu hình Galaxy A8+ (2018) và các đối thủ trong cùng tầm giá

Những sản phẩm được lựa chọn để so sánh với Galaxy A8+ gồm: iPhone 6s Plus, Sony Xperia XZs và Nokia 8, đây đề là những sản phẩm nổi bật ở tầm giá 13 triệu đồng.