Khi rác thải vũ trụ rơi xuống Trái Đất: Tiềm ẩn nguy hiểm hơn chiến tranh hạt nhân

Rác vũ trụ tràn ngập trong không gian nếu rơi xuống Trái Đất có thể gây ra những hậu quả khủng khiếp cho con người.
Ngày 4/10/1957 trở thành một cột mốc đáng ghi nhớ của nhân loại: Sputnik I trở thành vệ tinh đầu tiên được đưa lên không gian. Nhưng nó cũng tiềm ẩn một hiểm họa khác cho nhân loại, mà mãi cho đến thời gian gần đây mới thật sự ghe gớm, đó là sự xuất hiện của rác vũ trụ, theo History.
Rác vũ trụ là những vật thể nhân tạo ngoài vũ trụ, bao gồm những thiết bị được phóng lên hoặc bỏ lại, ví như tên lửa đẩy, các vệ tinh không còn hoạt động, thậm chí các vật dụng cá nhân mà phi hành gia vô tình đánh mất như găng tay, máy quay hay xẻng trộn.
Khi rác thải vũ trụ rơi xuống Trái Đất: Tiềm ẩn nguy hiểm hơn chiến tranh hạt nhân
Rác vũ trụ có rất nhiều loại. Từ những thiết bị được phóng lên hoặc bỏ lại, ví như tên lửa đẩy, các vệ tinh không còn hoạt động … (Ảnh: fmlibre.com)
… cho đến các vật dụng cá nhân mà phi hành gia vô tình đánh mất như găng tay, máy quay hay xẻng trộn. (Ảnh: mirkosmosa.ru)
TS Lisa Ruth Rand, một nhà nghiên cứu từ Đại học Wisconsin-Madison (Mỹ), cho biết:
“Trong suốt nửa thế kỷ qua, số vật thể mà các nước phóng lên vũ trụ đang không ngừng tăng ổn định theo cấp số mũ. Mỗi khi có ai phóng gì đó vào không gian, họ đang trực tiếp tạo ra rác vũ trụ”.
Khi số lượng rác vũ trụ tích tụ thật nhiều, chắc chắn chúng sẽ tiềm ẩn nguy cơ lớn cho nhân loại.
1. Rơi trở lại Trái Đất
Rác vũ trụ có thể rơi trực tiếp trở lại Trái Đất, gây nguy hiểm với các loài sinh vật sống. Một trường hợp như vậy được ghi nhận vào năm 1997, khi một mảnh kim loại từ trên trời rơi xuống trúng vai một phụ nữ, khiến cô bị thương. NASA cho biết, đây có thể là một mảnh vỡ của tên lửa. Ai biết được sẽ còn bao nhiêu vật thể khác từ ngoài không gian rơi xuống Trái Đất?
Rác vũ trụ có thể rơi trở lại Trái Đất. (Ảnh: Spacefacts)
Anh Theodore Solomons ngồi cạnh quả bóng kim loại “từ trên trời rơi xuống” tại một trang trại gần Worcester, khoảng 150 km ở ngoại ô thành phố Cape Town, Nam Phi vào tháng 4/2000. Đây chính là rác vũ trụ. (Ảnh: YouTube)
Chính vì lý do này, hôm 15/9 vừa qua, NASA đã quyết định để tàu vũ trụ Cassini lao xuống bầu khí quyển sao Thổ “tự sát”, để tránh nó gây tổn hại tới các mặt trăng (vệ tinh) có thể tồn tại sự sống của hành tinh này.
Tàu vũ trụ Cassini lao xuống khí quyển sao Thổ tự sát. (Ảnh: AWN).
2. Rác vũ trụ phá hủy hệ thống vệ tinh toàn cầu
Rác thải vũ trụ, một khi tích tụ nhiều lên với mật độ dày đặc, đặc biệt khi nằm ngay bên ngoài bầu khí quyển Trái Đất, hoàn toàn có khả năng va chạm với hệ thống vệ tinh toàn cầu, từ đó phá hủy chúng.
Đó là bởi 2 yếu tố:

Ảnh minh họa vệ tinh bị rác vũ trụ tấn công. (Ảnh: Space.com)
Trường hợp đầu tiên được ghi nhận là vào năm 2009, khi vệ tinh Cosmos 2251 không còn hoạt động của Nga đụng phải vệ tinh Iridium 33 của Mỹ. Sau cú va chạm, Iridium hư hại nặng và lập tức dừng hoạt động. Không chỉ vậy, theo thống kê của Mạng lưới Giám sát Không gian Mỹ, vụ va chạm đã tạo ra hơn 1.800 mảnh rác vũ trụ.
Vệ tinh tuy nằm rất xa xôi trên kia, nhưng nó gắn liền với đời sống hàng ngày của từng người, đặc biệt khi hiện nay rất nhiều người đều có một chiếc smartphone mang bên mình. Từ chức năng gọi điện thoại đường dài, tra cứu đường đi trên bản đồ (Google Maps), thậm chí đến rút tiền từ ATM (ứng dụng ngân hàng) v.v… tất cả đều phụ thuộc vào vệ tinh.
Một khi vũ trụ ngập nhiều rác đến nỗi không còn sử dụng vệ tinh được nữa, chúng ta sẽ phải thay đổi hoàn toàn lối sống và cách làm việc của mình. Thậm chí quân đội Mỹ từng khẳng định, không cách nào để tiến hành các hoạt động như hiện nay nếu thiếu vệ tinh, TS Rand cho biết.
Các vệ tinh có vai trò vô cùng quan trọng với sự sống trên Trái Đất. (Ảnh: ar.mirajnews.com)
Do mối lo chiến tranh hạt nhân có thể làm gián đoạn các hoạt động liên lạc trên Trái Đất, không quân Mỹ bắt đầu triển khai nghiên cứu vệ tinh như một phương tiện liên lạc thay thế từ cuối những năm 1950.
“Họ muốn đảm bảo liên lạc thông suốt và muốn sử dụng vệ tinh để làm điều đó”, TS Rand chia sẻ.
Chiến tranh hạt nhân hiện vẫn là một mối đe dọa, nhưng rác vũ trụ đang dần trở thành một mối nguy hiểm thậm chí còn lớn hơn.
Các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra được biện pháp thật sự hữu hiệu nào để kéo rác vũ trụ quay trở lại Trái Đất, mà chỉ có thể giảm tốc độ gia tăng lượng rác thải ra ngoài không gian bằng cách hạn chế chúng. Tập đoàn tên lửa SpaceX đang thực hiện điều này bằng cách dùng loại tên lửa có thể tái sử dụng và tự quay trở lại Trái Đất.
3. Tác động bù trừ, nhưng chưa đủ
Một số rác thải vũ trụ có thể được hút về khí quyển Trái Đất nhờ chu kỳ Mặt Trời. Cụ thể, cứ 11 năm, từ trường mặt trời sẽ đảo cực một lần, khiến bầu khí quyển Trái Đất mở rộng, co rút từ đó kéo rác thải vũ trụ về. Đây là một dạng cơ chế tự làm sạch, Rand cho biết.
Một số rác thải vũ trụ có thể được hút về khí quyển Trái Đất nhờ chu kỳ Mặt Trời. (Ảnh: Curious Droid)
Tuy nhiên, chúng sẽ không biến mất. Một số sẽ rơi xuống Trái Đất, số khác phân rã thành các hạt nhỏ ở bầu khí quyển trên cao. Dù sao, hiệu quả bù trù này cũng giúp đẩy lùi nguy cơ rác thải vũ trụ đâm vào các vệ tinh mới.
Năm 2011, Hội đồng Nghiên cứu Quốc gia Mỹ tuyên bố lượng rác thải vũ trụ đã cán mốc đỉnh điểm. Nếu không có phương án giải quyết kịp thời, vấn đề dường như nhỏ lúc ban đầu này sẽ trở thành một thảm họa khủng khiếp đối với toàn nhân loại.
Video ghi nhận sự gia tăng của rác thải vũ trụ tăng theo cấp số mũ trong hơn nửa thế kỷ:

Sự gia tăng đáng kinh ngạc của rác vũ trụ qua các năm. (Ảnh: nairobiHUB)
Viễn cảnh tương lai khi rác thải vũ trụ gia tăng đến mức độ không thể kiểm soát. Bầu khí quyển Trái Đất sẽ ngập chìm trong rác vũ trụ. (Ảnh: The Market for Ideas)
Quý Khải (Theo History)
Chuyên gia cảnh báo: 83% nguồn nước trên thế giới nhiễm sợi nhựa siêu nhỏ
Ngập chìm trong bóng tối bệnh tật, điều kỳ diệu gì đã giúp cô gái trầm cảm nặng tìm thấy ánh sáng cuộc đời?
Black Knight: ‘Vệ tinh’ bí ẩn 13.000 năm tuổi quay xung quanh Trái Đất?

TIN LIÊN QUAN

Khi rác thải vũ trụ rơi xuống Trái Đất: Tiềm ẩn nguy hiểm còn hơn chiến tranh hạt nhân

Rác vũ trụ tràn ngập trong không gian nếu rơi xuống Trái Đất có thể gây ra những hậu quả khủng khiếp cho con người. Ngày 4/10/1957 trở thành một cột mốc đáng ghi nhớ của nhân loại: Sputnik I trở thành vệ tinh đầu tiên được đưa lên không gian. Nhưng

Tròn 60 năm vệ tinh đầu tiên của nhân loại bay vào vũ trụ

Ngày này cách đây 60 năm, vệ tinh nhân tạo Sputnik của Liên bang Xô Viết được phóng vào không gian, mở ra một kỷ nguyên khám phá vũ trụ huy hoàng cho lịch sử nhân loại. Vào lúc 22 giờ 29 phút ngày 4-10-1957 theo giờ Nga, tên lửa R-7 được phóng lên

Nga bán đấu giá nguyên mẫu vệ tinh đầu tiên của nhân loại

Một trong 3 nguyên mẫu thử nghiệm mặt đất từ năm 1957 của vệ tinh Sputnik-1 vừa được giao bán đấu giá. Sputnik-1 là vệ tinh nhân tạo đầu tiên của loài người được phóng lên quỹ đạo vào ngày 4/10/1957 từ một trạm phóng ở Kazakhstan (thuộc Liên Xô

CDC Mỹ khuyến cáo phụ nữ có thai cần nhanh chóng tiêm ngừa vaccine COVID-19

Các quan chức y tế của CDC Mỹ hiện đang khẩn cấp kêu gọi những phụ nữ mang thai hãy nhanh chóng đi tiêm vaccine COVID-19, bởi các nguy hiểm mà COVID-19 có thể gây ra cho cả mẹ và bé là rất lớn…

Khám phá ‘hòn đảo chết chóc’ nghi là nơi thử vũ khí sinh học của Liên Xô, tiềm ẩn hiểm họa đến tận ngày nay

Đảo Vozrozhdeniya ở Trung Á hiện là một vùng đất hoang tàn đổ nát sau khi được biến thành nơi thử nghiệm vũ khí sinh học, tiềm ẩn nguy hiểm nhiều thập kỷ cho đến tận hôm nay. Video quang cảnh trên đảo Vozrozhdeniya: Đảo Vozrozhdeniye nằm trên biển

Chùm ảnh hành trình 60 năm con người chinh phục không gian, chúng ta đã bay xa tới đâu?

Kể từ khi vệ tinh nhân tạo đầu tiên được đưa lên quỹ đạo năm 1957, chúng ta đã có tròn 60 năm thực hiện ước mơ chinh phục không gian. Bên cạnh những thành công là không ít máu và nước mắt của biết bao thế hệ các nhà chính trị, khoa học, phi ...

NASA thử nghiệm hệ thống theo dõi các tiểu hành tinh có thể tàn phá Trái đất

NASA và nhóm các nhà khoa học đa quốc gia vừa thử nghiệm lần đầu hệ thống theo dõi các tiểu hành tinh gây nguy hiểm cho Trái đất. Theo thông cáo báo chí của NASA, mục tiêu của họ là có khả năng “theo dõi và mô tả một tiểu hành tinh thực sự, ...

Những loài nhện nguy hiểm nhất trên thế giới

Có rất nhiều các loại nhện khác nhau, một số không có độc, còn số còn lại cực độc, có loài nhện tuy lớn cắn đau nhưng không làm độc gây tử vong nhưng có những loài nhện rất nhỏ nhưng chỉ một vết cắn cũng có thể rất nguy hiểm chết người.

THỦ THUẬT HAY

Mẹo tự động bật/tắt màn hình không sợ hư phím cứng

Hầu hết các smartphone hiện nay đều sử dụng phím nguồn để mở sáng màn hình. Tuy nhiên, việc bật tắt liên tục sẽ làm cho nút này bị lờn đi và có...

Làm phim không khó với phần mềm Shotcut

Làm một bộ phim ngắn không phải là khó. Nhưng làm một bộ phim hay lại đòi hỏi kỹ năng và công cụ tốt. Hiện có rất nhiều công cụ chỉnh sửa video, một trong những lựa chọn phổ biến nhất hiện nay là Shotcut. Hãy cùng xem

Đổi Touchbar trên Macbook Pro thành phím truyền thống

Với những cải tiến mới trên Macbook Pro không phải ai cũng thích đặc biệt là dãy phím F1 đến F12 truyền thống biến mất tiêu đâu rồi. Để có thể lấy lại được dãy phím đó trong bài viết này chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn

Hướng dẫn tải và cài đặt Driver Samsung cho máy tính

Khi bạn muốn chia sẻ các file nhạc, hình ảnh hay những bộ phim,... từ điện thoại của mình sang máy tính thì bạn cần phải có Driver mới có thể kết nối được. Nếu khi kết nối điện thoại của bạn chỉ báo sạc pin thì điều

ĐÁNH GIÁ NHANH

Trên tay Nokia 8.3 5G: Màn hình lớn, Camera khủng, hiệu năng ổn định

Nokia 8.3 5G là chiếc smartphone không chỉ hỗ trợ mạng 5G mà nó còn được tích hợp rất nhiều tính năng hấp dẫn khác. Mời bạn cùng chúng tôi trên tay Nokia 8.3 5G để xem nó có những điểm nhấn gì đặc biệt nhé! Màn hình

Trên tay Google Pixel 5: thiết kế mảnh mai, màn hình nốt ruồi, giá bán 699USD

Cuộc đua trên thị trường smartphone tầm trung nóng hơn bao giờ hết với sự xuất hiện của sản phẩm mới nhà Google Pixel 5. Hãy cùng chúng tôi trên tay Google Pixel 5 xem nó có gì đặc biệt so với các sản phẩm cùng phân

Mở hộp và trên tay nhanh pin sạc dự phòng Energizer "khủng" 20100mAh

Chắc hẳn các bạn đều thân quen với cái tên Energizer khi mà rất nhiều đồ dùng điện tử, đồ chơi sử dụng những viên pin AA (pin tiểu) hay AAA nhỏ hơn trong những chiếc remote. Và không có gì bất ngờ khi một thương hiệu