Khám phá ‘hòn đảo chết chóc’ nghi là nơi thử vũ khí sinh học của Liên Xô, tiềm ẩn hiểm họa đến tận ngày nay

Đảo Vozrozhdeniya ở Trung Á hiện là một vùng đất hoang tàn đổ nát sau khi được biến thành nơi thử nghiệm vũ khí sinh học, tiềm ẩn nguy hiểm nhiều thập kỷ cho đến tận hôm nay.
Video quang cảnh trên đảo Vozrozhdeniya:

Đảo Vozrozhdeniye nằm trên biển hồ Aral, nằm tách biệt với Kazakhstan ở phía bắc và Uzbekistan về phía nam. Tên đảo có nghĩa là “tái sinh” trong tiếng Nga, nhưng nơi đây thật sự là vùng đất hoang vu chết chóc, trang BBC cho biết.
Khám phá ‘hòn đảo chết chóc’ nghi là nơi thử vũ khí sinh học của Liên Xô, tiềm ẩn hiểm họa đến tận ngày nay
Đảo Vozrozhdeniye nằm trên biển hồ Aral, với Kazakhstan ở phía bắc và Uzbekistan về phía nam. Ảnh: phaster.com
Đảo Vozrozhdeniye trên ảnh chụp vệ tinh. Ảnh: nasa.gov
Khu vực ven biển hòn đảo. Ảnh: think.mk
Bởi lẽ, hiện hòn đảo này tràn ngập các hóa chất cực độc. Khó ai có thể tưởng tượng nơi từng là một làng chài nhộn nhịp lại có thể biến thành một trong những vùng đất chết chóc nhất thế giới. Thủ phạm được quy cho một dự án nghiên cứu và thử nghiệm vũ khí sinh học thời Liên Xô.
Quang cảnh hoang tàn trên đảo. Ảnh: top-voprosov.ru
Những ca đột tử không rõ nguyên nhân
Từ những bức ảnh chụp trên không vào năm 1962 của CIA, người ta nhận thấy hòn đảo có các doanh trại, trường bắn, thậm chí các khu nghiên cứu, trại động vật và khu thí nghiệm ngoài trời – dấu hiệu tiềm tàng của một cơ sở thí nghiệm vũ khí sinh học nguy hiểm bậc nhất.
Cái tên “đảo Vozrozhdeniya” gắn liền với hàng loạt tai họa bắt đầu từ thập niên 70.
Năm 1971, sau khi trở về từ chuyến nghiên cứu trên tàu thám hiểm Lev Berg, một nhà khoa học trẻ đột nhiên ốm nặng. Cô bị chẩn đoán nhiễm đậu mùa, một điều khá khó hiểu bởi không lâu trước đó cô đã được tiêm phòng vắc-xin. Rốt cục cô cũng hồi phục, nhưng trong số 9 người mắc bệnh 3 trong số đó đã tử vong.
Năm 1972, người dân địa phương phát hiện thi thể của hai ngư dân mất tích trên con thuyền trôi dạt gần đảo. Họ cho rằng hai nạn nhân bị nhiễm dịch hạch. Không lâu sau, hàng loạt cá chết nổi lềnh bềnh tên mặt nước, đong đầy tấm lưới khi được vớt lên bởi người dân địa phương.
Tháng 5/1988, 50.000 con linh dương Saiga trên vùng thảo nguyên gần đó đồng loạt chết không rõ nguyên nhân.
Một góc đảo. Ảnh: adamalla.com
Dự án vũ khí sinh học “hắc ám” của Liên Xô
Với hơn 50.000 người tham gia và ít nhất 52 cơ sở sản xuất trên khắp Liên Xô, Aralsk-7 là một phần trong chương trình vũ khí sinh học quy mô lớn của Liên Xô nhằm chạy đua vũ khí sinh học với Anh và Mỹ. Mục tiêu của dự án là biến những mầm bệnh vốn nguy hiểm chết người trở nên dễ lây nhiễm hơn, khủng khiếp và chết chóc hơn. Các nhà khoa học phải đảm bảo vi khuẩn không những có thể chống lại thuốc kháng sinh mà còn có khả năng truyền bệnh cho cả những người đã tiêm phòng vắc-xin.Có một dự án vũ khí sinh học được Liên Xô bí mật triển khai tại một căn cứ quân sự không hề được đánh dấu trên bản đồ. Những người biết về dự án gọi nó là Aralsk-7.
Xe tăng và nhiều thiết bị quân sự của Liên Xô bị bỏ lại trên hòn đảo. Ảnh: shutterstock.com
Ngoài khả năng chống lại rất nhiều các loại thuốc kháng sinh, mầm bệnh còn được bổ sung độc tố để phá vỡ tế bào hồng cầu và phân hủy mô người.Năm 1972, Liên Xô bắt đầu phát triển một loại bệnh than khủng khiếp gọi là STI nhờ áp dụng di truyền học phân tử. Các nhà khoa học lấy gen từ vi khuẩn Bacillus cereus rồi bổ sung mầm bệnh than bằng những kỹ thuật khoa học tiên tiến nhất lúc đó.
Bào tử bệnh than trong không khí thông thường có thể mắc lại trong mũi khi hít vào, do đó không nhất định gây bệnh. Liên Xô đã nghiền nhỏ chúng bằng thiết bị công nghiệp, khiến bào tử chỉ dài còn 5 micromét, nhỏ hơn 30 lần so với chiều rộng tóc người, do đó không bị ket lại trong mũi mà có thể tiến sâu vào khí quản nạn nhân.
Triệu chứng bệnh than và hình dáng bào tử bệnh than. Ảnh: afamily.vn
Một biểu hiện xung cấp tính xung quanh vết thương của người bị mắc bệnh than. Ảnh: imgur.com
Mầm bệnh than đầu tiên được sản xuất trong những bể lên men lớn giống bể ủ bia tại Compound 19, cơ sở thí nghiệm nằm gần thành phố Yekatarinburg ở miền trung nước Nga..
Năm 1988, một vụ rò rỉ ở Compound 19 khiến ít nhất 105 người thiệt mạng. Sau vụ việc, Liên Xô quyết định tiêu hủy bể chứa vi khuẩn bệnh than này. Những chiếc thùng chứa bào tử bệnh than đã được trộn với chất tẩy uế rồi chuyển lên đảo Vozrozhdeniya. Hỗn hợp sinh học nặng 100–200 tấn này bị chôn vội dưới hố và dường như đã vĩnh viễn trở thành một phầnbị lãng quên của lịch sử
Tuy nhiên, trong tự nhiên, vi khuẩn bệnh than tồn tại dưới dạng bào tử và có sức sống mãnh liệt, cho dù tiếp xúc với các chất tẩy độc hại hay bị nung nóng đến 180 độ C trong hai phút cũng không hề hấn gì. Khi được chôn dưới lòng đất, chúng vẫn không bị phân hủy sau hàng trăm năm. Điều đó biến Vozrozhdeniya thành một hòn đảo bệnh than, gieo ác mộng kinh hoàng cho bất kỳ sinh vật nào dám bén mảng.
Chính vì vậy, hòn đảo chính thức bị bỏ hoang từ những năm 1990.
Những tòa nhà bỏ hoang khiến hòn đảo mang không khí u ám. Ảnh: shutterstock.com
Mỹ gửi chuyên gia đến kiểm tra sau một thập kỷ
Khoảng một thập kỷ sau, Mỹ gửi các nhóm chuyên gia đến kiểm tra hòn đảo. Họ không tiết lộ địa điểm chính xác của những thùng chứa mầm bệnh, nhưng hố chôn lớn đến mức có thể quan sát qua ảnh chụp vệ tinh.
Bào tử bệnh than sống được tìm thấy trong một số mẫu đất được thu thập. Lúc đó, Mỹ đã chi ra tới 6 triệu USD để dọn sạch nơi này. Các chuyên gia đào một hào sâu gần hố chôn cũ. Họ chuyển vài tấn đất nhiễm khuẩn xuống hố được lót lớp nilon, rồi ủ chúng cùng chất tẩy trong vòng 6 ngày trước khi hun nóng chúng để tiêu diệt bào tử bệnh than. Hàng nghìn kg chất tẩy dạng bột loại mạnh đã được sử dụng. Sau đó họ lấp miệng hố.
Tuy nhiên, sau nửa thế kỷ tiến hành thí nghiệm ngoài trời, toàn bộ hòn đảo đã bị “nhiễm bệnh” chứ không chỉ riêng khu vực thí nghiệm. Les Baillie, chuyên gia quốc tế về bệnh than tại Đại học Cardiff (Anh), bày tỏ quan ngại:
“Ở đó sẽ không thể hết mầm bệnh than được”.
Nhóm chuyên gia Anh đến khảo sát hòn đảo
Năm 2005, nhà báo, nhà địa lý Nick Middleton từ Đại học Oxford cùng Dave Butler, chuyên gia từng làm việc trong quân đội Anh, đã đến đảo Vozrozhdeniya để quay một bộ phim tài liệu.
Như một biện pháp đề phòng, một tuần trước chuyến đi, Butler đã cho cả đoàn dùng thuốc kháng sinh. Ngay khi đặt chân lên đảo, họ đã phải đeo mặt nạ phòng độc, đi ủng cao su dày và mặc đồ bảo hộ .
Căn cứ quân sự trên đảo được chia thành hai phần: thị trấn Kantubek nơi các nhà khoa học cùng gia đình sinh sống và khu liên hợp thí nghiệm vũ khí sinh học mang tên PNIL.
Bản đồ hòn đảo. Lab Complex: Khu liên hợp thí nghiệm PNIL, Test sites: Các địa điểm thử nghiệm vũ khí sinh học. Airfields: Sân bay. Thị trấn Kantubek: Nơi tá túc của các nhà khoa học. Ảnh: sometimes-interesting.com
Thị trấn Kantubek
Kantubek ngày nay là một “thị trấn ma” hoang tàn đổ nát.
“Không có lấy một con chim hay côn trùng nào cả. Mọi thứ hoàn toàn yên lặng”, ông Middleton miêu tả.
Cừa vào “thị trấn ma” Kantubek. Ảnh: korabox.ru
Quang cảnh bên trong thị trấn Kantubek. Ảnh: coolinterestingnews.com
Quang cảnh bên trong thị trấn Kantubek. Ảnh: mapio.net

Quang cảnh thị trấn Kantubek một thời, khi được chiếm đóng bởi quân Liên Xô. Ảnh: korabox.ru
Khu liên hợp thí nghiệm mang tên PNIL
Khu liên hợp thí nghiệm mang tên PNIL, trong ảnh nằm ở phía dưới cùng bên trái. Trên cùng bên phải là thị trấn Kantubek. Ảnh: himbat.ru
Cận cảnh khu liên hợp thí nghiệm PNIL. Ảnh: sometimes-interesting.com
Khi liên hợp thí nghiệm mang tên PNIL nằm ở khu vực trung tâm đảo. Khi đến đây, cảnh tượng đập vào mắt khiến nhóm nghiên cứu vô cùng khiếp sợ. Những bể kính lớn chứa chất độc xếp nối tiếp nhau. Trên sàn nhà tràn ngập mảnh vỡ của hàng trăm nghìn lọ thủy tinh, ống và đĩa thí nghiệm. Những bộ đồ bảo hộ, mặt nạ phòng độc, và ống dẫn khí la liệt khắp nơi.
Những bình thí nghiệm và ống thủy tinh chứa mầm bệnh “kịch độc”. Ảnh: sometimes-interesting.com
Những bình thí nghiệm và ống thủy tinh chứa mầm bệnh “kịch độc”. Ảnh: sometimes-interesting.com
Quang cảnh bên trong khu liên hợp thí nghiệm. Chỉ 15 phút sau khi tiến vào, mặt nạ bảo vệ của nhóm đã bị “quá tải”. Nếu không nhanh chóng rời đi, nhóm rất có thể sẽ bị nhiễm độc. Ảnh: Nick Middleton
Ngay khi trở về, nhóm nghiên cứu đã phải đi kiểm tra cơ thể kỹ lưỡng để tránh nguy cơ mắc bệnh. Cẩn thận là điều rất quan trọng, bởi vì bệnh than có thể lây truyền qua nhiều đường và  khiến người bệnh tử vong theo nhiều cách.
Bệnh than có thể lây nhiễm qua đường tiêu hóa do ăn phải gia súc mắc bệnh, qua vết thương hở khi tiếp xúc qua da, và đặc biệt nguy hiểm khi có thể lây qua đường hô hấp khi hít phải bào tử gây bệnh. Khi đi vào cơ thể, đầu tiên nó sẽ đến hạch bạch huyết, sau đó nảy mầm và nhân lên, tràn vào mạch máu, dẫn đến tổn thương mô diện rộng và xuất huyết trong. Triệu chứng rất đa dạng, bao gồm nôn, tiêu chảy, tổn thương từ miệng đến ruột.
3 con đường mắc bệnh than: hit phải bào tử gây bệnh, tiếp xúc mầm bệnh qua vết thương hở trên da, ăn thịt gia súc mắc bệnh. Ảnh: howstuffworks.com
“Đó sẽ là một thứ vũ khí sinh học lý tưởng. Họ có thể lấy các bào tử gây bệnh từ ngoài thiên nhiên”, Talima Pearson, nhà sinh vật học tại Đại học Bắc Arizona (Mỹ), cho biết.
Nhóm nghiên cứu cũng đưa ra cách giải thích cho những tai họa xảy ra trên đảo vào những năm 1970 và 1980. Tàu thám hiểm Lev Berg khi đó có thể đã lạc đến vùng chứa mầm bệnh đậu mùa được biến đổi làm vũ khí sinh học. Mầm bệnh này có thể là loại Ấn Độ 1967, theo David Evans, chuyên gia virus tại Đại học Alberta (Canada).
Đây là loại bệnh cực kỳ nguy hiểm, mẫu bệnh lần đầu được lấy từ một người đàn ông Ấn Độ đến Moscow vào năm 1967. Nhà khoa học trẻ trên tàu Lev Berg dù đã tiêm vắc-xin nhưng vẫn mắc bệnh, đây có thể là do tiếp xúc với lượng vi khuẩn quá cao hoặc do vắc-xin không hiệu quả với mầm bệnh đậu mùa đã được “tăng cường độc tố” trong phòng thí nghiệm.
Tuy nhiên, trường hợp cá và linh dương Saiga chết hàng loạt trên đảo hiện vẫn chưa có câu trả lời chắc chắn.
Liên Xô cũng từng thử nghiệm biến dịch hạch thành vũ khí sinh học. Không biết họ có đạt được thành công hay không, nhưng vi khuẩn bệnh này hiện vẫn khá phổ biến ở Trung Á, thậm chí số ca nhiễm bệnh còn tăng mạnh sau khi Liên Xô tan rã vào năm 1991.
Hiểm họa khi hòn đảo sáp nhập vào đất liền, lan truyền dich bệnh cho toàn bộ châu lục
Biển hồ Aral, nơi đảo Vozrozhdeniye tọa lạc, thực chất là một cái hồ nước mặn, bởi không thông với đại dương, do đó nó có lượng nước cố định
Nhưng kể từ năm 1960, diện tích biển hồ Aral bắt đầu sụt giảm do  lượng nước từ hai con sông chính chảy vào biển Aral là Amu Darya và Syr Darya được dẫn sang tưới tiêu cho những cánh đồng gần đó.
Vào cuối những năm 1980, biển đã mất hơn nửa lượng nước, chỉ còn lại một nửa chiều sâu so với trước kia. Khi đó, vùng đất ngập dưới nước trước kia được phơi lộ, diện tích đảo trở nên lớn hơn. Đặc biệt, vùng đất ngầm dưới nước nối đảo với đất liền xung quanh (ví như với Kazakhstan ở phía bắc và Uzbekistan về phía nam) sẽ trở thành các cây cầu đất, liên kết đảo với khu vực Trung Á.
Diện tích biển Aral giảm dần qua các năm. Ảnh: wykop.pl
Quá trình hình thành cầu đất nối đảo với Uzbekistan về phía nam trong giai đoạn 2000-2001 (ảnh nhỏ dưới cùng bên phải). Nguyên nhân là khi nước biển rút, vùng đất ngầm dưới nước trước kia hiện lên bề mặt. Ảnh: atlasobscura.com
Khi hòn đảo phát triển về quy mô, mối quan ngại gia tăng về số phận của các mầm bệnh bị chôn vùi một khi đảo dính vào đất liền.
Động vật có thể đi vào địa phận hòn đảo cũ, rồi đào bới các bào tử bệnh than lên bề mặt. Sau đó các bào tử này có thể bị phân tán khắp nơi nhờ gió bão, vốn là một hiện tượng xuất hiện khá phổ biến trong khu vực.
Những người nhận thức được mối nguy hiểm này lo sợ rằng cơ sở hạ tầng của các nước có khả năng dính vào đảo (ví như Kazakhstan hay Uzbekistan) sẽ không đủ khả năng xử lý được sự lan rộng luồng khí độc mang mầm bệnh, nói cách khác sự lan truyền của dịch bệnh ra toàn bộ châu lục.
Có nhiều cảnh báo sớm đã được đưa ra. Lấy ví dụ, vào năm 1999, tiến sĩ Jonathan Tucker từ Viện Monterey đã nhận định:

“Hòn đảo này chắc chắn là một quả bom nổ chậm tiềm tàng, do sự thu hẹp diện tích biển và sự xuất hiện tiềm tàng của một cây cầu đất trong một vài năm tới kết nối đảo với đất liền, cũng như khả năng côn trùng và động vật gặm nhấm, mang theo mầm bệnh chết người, có thể di chuyển qua lại và lây nhiễm cho người dân địa phương”.

Cây cầu đất về phía nam nối đảo Vozrozhdeniye với Uzbekistan. Nơi đây từng là khu vực đáy của biển hồ Aral. Ảnh: MAKTAK
Cây cầu đất cũng có thể để lộ ra các loại vũ khí hóa học bị chôn lấp, thứ có thể thu hút được sự chú ý của những tên khủng bố – đặc biệt khi chúng có thể tiếp cận gần như toàn bộ các khu vực không được tuần tra.

Các nhà nghiên cứu từ Viện Monterey đã gọi đảo Vozrozhdeniye là một “quả bom nổ chậm độc hại” được hẹn giờ để lây nhiễm dịch bệnh cho khu vực Trung Á bằng những con vi trùng chết chóc nhất trên hành tinh. Những người tìm kiếm vũ khí sinh học chỉ cần hai yếu tố: thời gian và một cái xẻng.

Cơn ác mộng trở thành sự thật
Năm 2008, khu vực đông nam của biển hồ Aral biến mất, đảo Vozrozhdeniye chính thức sáp nhập vào đất liền, cụ thể là vào Uzbekistan ở phía nam.
Biển hồ Aral chính thức sáp nhập vào đất liền vào năm 2008. Các bức ảnh minh họa sự suy giảm diện tích của Biển hồ Aral. Từ trái sang phải: 2001, 2003, 2009. Ảnh: Cục Khảo sát Địa lý Hoa Kỳ và NASA
Mặc dù Mỹ đã có nhiều biện pháp nhằm khử khuẩn trên hòn đảo, ví như một chiến dịch tiêu hủy 100 – 200 tấn mầm bệnh than vào năm 2002. Nhưng với sức sống mãnh liệt, mầm bệnh than trên đảo Vozrozhdeniye, đặc biệt khi được “tăng cường độc tố” để làm vũ khí sinh học, nhiều khả năng chưa được xử lý triệt để.
Có thể tham khảo các trường hợp tương tự trong quá khứ, trong đó chính phủ các nước đã phải vật lộn như thế nào để xử lý phế phẩm tàn dư từ việc thử nghiệm vũ khí sinh học của mình.
Người Anh đã trải qua hơn bốn mươi năm để làm sạch mầm bệnh than trên đảo Gruinard.
Bức ảnh chụp một chiến dịch khử khuẩn mầm bệnh từ vũ khí sinh học của quân đội Anh trên đảo Gruinard. Ảnh: taringa.net
Ở phía bên kia của Đại Tây Dương người Mỹ đã và đang phải bận rộn trong nhiều thập kỷ để giải quyết kho vũ khí sinh học ở Pine Bluff, bang Arkansas.
Do đó, đảo Vozrozhdeniye hiện nay thật sự là một mối quan ngại to lớn đối với an ninh của toàn bộ khu vực Trung Á cũng như toàn thế giới. Không ai có thể biết chắc được, liệu lượng lớn mầm bệnh than dưới lòng đất trên đảo sẽ yên vị ở đó, hay một ngày nào đó sẽ thoát ra bên ngoài, gây hiểm họa cho toàn khu vực. Đồng thời nó đặt dấu chấm hỏi cho việc sử dụng vũ khí sinh học trong chiến tranh, bởi thứ vũ khí này có sức tàn phá rất lớn, và ngay cả khi được phát hiện thì cũng phải mất hàng thập kỷ để xử lý khử khuẩn.
Ảnh: shutterstock.com
Quý Khải (TH)

TIN LIÊN QUAN

Nữ VĐV thực hiện ‘cú nhảy chết người’ vì 1 lý do xót xa

Trong một trận đấu tại Thế vận hội Olympic 2016, vận động viên 41 tuổi Oksana Chusovitina phải thực hiện động tác có độ khó cao nhất với số điểm độ khó là 7.0 nhưng lại mắc sai lầm. Cô đã thử thực hiện động tác nhảy chống Produnova, mạo hiểm tính

Xe biển Lào đưa đón học sinh gây tai nạn chết người

Theo thông tin ban đầu, khoảng 8h sáng 1-11, chiếc xe khách biển số Lào UN 6668 chưa rõ danh tính tài xế lưu thông trên đường mòn Hồ Chí Minh đoạn qua xã Nghĩa Hành, huyện Tân Kỳ, để đưa đón học sinh.

Đội quân Trung cổ chết chóc ở Normandy, hay những du khách từ một thế giới song song?

Trong thời hiện đại, nhiều người tin vào sự tồn tại của ma và ma. Tổ tiên của chúng ta chia sẻ nhiều trong số những niềm tin và nền văn hoá cổ xưa trên toàn thế giới đã có khái niệm khác nhau về cái chết và thế giới bên kia. Trong thời Trung ...

Chim cánh cụt non chết hàng loạt tại Nam Cực do biến đổi khí hậu

Số chim non trong một đàn chim cánh cụt Adelie hơn 40.000 con tại Nam Cực chỉ còn lại 2 do biến đổi khí hậu khiến chúng không thể tìm kiếm được thức ăn. Theo Iflscience, thông tin trên được các nhà khoa học Pháp, với sự hỗ trợ của Quỹ Bảo vệ Thiên

Hộp sọ nguyên vẹn 29.000 năm của kỳ lân một sừng

Trong nhiều thập kỷ, các nhà khoa học ước tính kỳ lân Siberiam một loài động vật có vú đã tuyệt chủng từ lâu trông giống tê giác hơn ngựa một sừng trong truyền thuyết, tuyệt diệt cách đây 350.000 năm, theo Science Alert.

Loài cua lớn không biết bơi, bóc vỏ dừa và bắt chim chóc làm thức ăn

Loài cua có bề ngang dài một mét, sống trên các hòn đảo và được mệnh danh là kẻ thù “không đội trời chung” với các loài chim làm tổ trên mặt đất. Theo National Geographic, nghiên cứu mới tiết lộ nhiều điểm thú vị về loài cua này mới được giáo sư

Sống ảo tung chảo với ' phim trường biển ' hoang sơ ít ai biết ở Vũng Tàu

Có một nơi, cách Sài Gòn hoa lệ chẳng bao xa, không ồn ào vội vã, không nhộn nhịp tất bật, mọi thứ đều bình yên & tĩnh lặng đến bất ngờ. Về nơi ấy, lòng như được an nhiên, nhịp nhàng theo dòng nước nhẹ, cơn gió thoảng qua ngọt lịm tựa thứ mật

8 bước để lái xe qua vùng ngập lụt an toàn

Để có thể phòng tránh các sự cố không mong muốn như trên, xedoisong.vn xin chia sẻ 8 bước để lái xe qua vùng ngập an toàn thông qua các hình minh họa dưới đây.

THỦ THUẬT HAY

Hướng dẫn chuyển đổi Word sang PDF bằng công cụ trực tuyến miễn phí

Vì lẽ đó, trước khi muốn upload tài liệu Word lên mạng bạn hãy chuyển đổi sang định dạng PDF trước. Có rất nhiều cách để chuyển đổi sang định dạng PDF.

Cách thêm và cập nhật mục lục trong Google Docs

Khi bạn tạo một văn bản trong Google Docs, có thể bạn sẽ muốn tạo một bảng mục lục để tiện theo dõi nội dung. Điều này cực kì đơn giản nếu bạn làm theo các bước dưới đây.

Link Youtube U22 Việt Nam vs U22 Thái Lan ngày 24/8

Chỉ còn vài tiếng nữa là tới giờ khắc quyết định ai sẽ là chủ nhân của tấm vé tiến vào Bán kết giữa hai đội tuyển hàng đầu khu vực Đông Nam á hiện nay là U22 Việt Nam và U22 Thái Lan trong khuôn khổ bảng B Sea Game 29.

Hướng dẫn ghi âm cuộc gọi trên điện thoại J7 Prime

Có rất nhiều lý do và trong các trường hợp khác nhau các bạn muốn ghi lại cuộc đàm thoại của mình với một người nào đó qua điện thoại. Theo dõi bài viết sau của chúng tôi hướng dẫn ghi âm cuộc gọi trên điện thoại

Tạo ghi chú ngay trên màn hình khóa cực tiện lợi với tinh chỉnh Notepad

Notepad là một tinh chỉnh mới từ nhà phát triển NeinZedd9 và AppleBetas, cho phép người dùng tạo ghi chú trên màn hình khóa thông qua một tiện ích riêng biệt trong bất kỳ thời điểm nào với thao tác cực kỳ đơn giản, chỉ

ĐÁNH GIÁ NHANH

Loa soundbar Samsung Harman Kardon HW-N950: Đẹp cổ điển, âm thanh ấn tượng

Được tạo ra với mục đích phục vụ cho nhu cầu giải trí cho gia đình, Samsung Harman Kardon HW-N950 mang đến thiết kế sang trọng nhưng không kém phần cổ điển, âm thanh cao cấp đến từng chất âm, thời lượng Pin ấn tượng,

So sánh camera selfie Huawei Nova 2i và Vivo V7 Plus: 2 có tốt hơn 1?

Huawei Nova 2i và Vivo V7 Plus đang là hai mẫu smartphone nổi bật nhất trong phân khúc tầm trung hiện nay. Cả hai không chỉ sở hữu thiết kế bắt mắt, hấp dẫn với màn hình tràn viền độc đáo, hiệu năng mạnh mẽ trong tầm

Đánh giá chi tiết loa bluetooth Tronsmart T7 mini: giá rẻ, nhỏ gọn, chắc chắn, chống nước tốt và có Led RGB cực chill

Tronsmart vừa cho ra mắt dòng sản phẩm loa bluetooth Tronsmart T7 mini. Đây là phiên bản nâng cấp từ Tronsmart T6 mini, với nhiều tính năng mới: bluetooth 5.3 giúp kết nối nhanh hơn, ổn định hơn; màng bass đã được cải