Tròn 60 năm vệ tinh đầu tiên của nhân loại bay vào vũ trụ

Ngày này cách đây 60 năm, vệ tinh nhân tạo Sputnik của Liên bang Xô Viết được phóng vào không gian, mở ra một kỷ nguyên khám phá vũ trụ huy hoàng cho lịch sử nhân loại.
Vào lúc 22 giờ 29 phút ngày 4-10-1957 theo giờ Nga, tên lửa R-7 được phóng lên từ trạm phóng Tyuratam tại Cộng hòa Kazakhstan mang theo Sputnik – vệ tinh nhân tạo đầu tiên của thế giới, có hình tròn với đường kính chỉ 55,8cm, nặng 83,5kg.
Sau gần 4 giờ bay, Sputnik đi vào quỹ đạo và bắt đầu phát đi những tín hiệu đầu tiên, những tiếng “bíp” giản đơn song đánh dấu một bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử loài người. Những ngày sau đó, Sputnik liên tục truyền đi những tín hiệu vô tuyến mà bất kỳ thiết bị thu sóng vô tuyến nghiệp dư nào trên Trái Đất cũng có thể bắt được.
Tròn 60 năm vệ tinh đầu tiên của nhân loại bay vào vũ trụ
Vệ tinh Sputnik -1 đã bay 1440 vòng quanh Trái Đất (Ảnh: pinterest)
Từ mặt đất người ta có thể quan sát được Sputnik bằng ống nhòm vào thời điểm trước khi mặt trời mọc hoặc sau khi mặt trời lặn. Đến ngày 4-1-1958, sau 92 ngày hoàn thành 1.440 vòng quay quanh Trái Đất, Sputnik rơi vào bầu khí quyển và bốc cháy.
Sputnik được các nhà khoa học Liên Xô chế tạo chỉ trong vòng 2 tháng sau khi tên lửa R-7 được phát triển thành công. Do đó, vệ tinh này khá “đơn sơ” so với các thế hệ vệ tinh sau này, với thiết kế chỉ gồm một nhiệt kế, pin, máy phát tín hiệu radio, bình đựng khí ga nitơ để điều áp bên trong vệ tinh và 4 cần ăn-ten để truyền tín hiệu với tần sóng ngắn.
Liên Xô cũng là nước đầu tiên đưa người lên quỹ đạo (Ảnh: ET)
Ngoài việc phóng vệ tinh nhân tạo đầu tiên, trong khoảng cuối những năm 1950 đến đầu những năm 1960, các chương trình không gian của Liên Xô liên tiếp đánh dấu những danh hiệu đầu tiên trong lĩnh vực này như: con chó đầu tiên được đưa lên vũ trụ, người đầu tiên bay vào vũ trụ, người phụ nữ đầu tiên bay vào vũ trụ, cuộc đi bộ đầu tiên trong không gian, tàu vũ trụ đầu tiên đến gần Mặt Trăng, bay vào quỹ đạo Mặt Trăng, tàu vũ trụ đầu tiên đến gần Sao Kim, và thiết bị không gian đầu tiên đáp xuống Mặt Trăng khiến Hoa Kỳ và các nước Châu Âu không khỏi e ngại.
Mô hình vệ tinh Sputnik -1 tại Bảo tàng hàng không vũ trụ Matxcova (Ảnh: Sergei Chirikov)
Tình hình chỉ chuyển biến khi vào cuối những năm 1960, người Mỹ đạt được bước nhảy vọt trong cuộc đua không gian, với sự thành công của chương trình Apollo khi trở thành quốc gia đầu tiên đưa người lên Mặt Trăng vào tháng 7-1969.
Ngày nay, do các biến động về kinh tế và chính trị. Năng lực vũ trụ của nước Nga thời kỳ hậu Xô Viết không còn được mạnh như trước nữa, nhưng thế giới và nhân loại sẽ mãi mãi ghi nhớ những đóng góp to lớn của các nhà khoa học Liên Xô trong lĩnh vực khám phá và chinh phục không gian.
Hoài Anh
NASA công bố video từ trạm vũ trụ quốc tế ISS: “trái đất mong manh” ngoài không gian đẹp nghẹt thở
Chùm ảnh hành trình 60 năm con người chinh phục không gian, chúng ta đã bay xa tới đâu?
Bằng chứng mới cho thấy cách đây 7000 năm, người Sumer cổ đại đã phóng tàu vũ trụ vào không gian khám phá các hành tinh khác

TIN LIÊN QUAN

Nga bán đấu giá nguyên mẫu vệ tinh đầu tiên của nhân loại

Một trong 3 nguyên mẫu thử nghiệm mặt đất từ năm 1957 của vệ tinh Sputnik-1 vừa được giao bán đấu giá. Sputnik-1 là vệ tinh nhân tạo đầu tiên của loài người được phóng lên quỹ đạo vào ngày 4/10/1957 từ một trạm phóng ở Kazakhstan (thuộc Liên Xô

Chùm ảnh hành trình 60 năm con người chinh phục không gian, chúng ta đã bay xa tới đâu?

Kể từ khi vệ tinh nhân tạo đầu tiên được đưa lên quỹ đạo năm 1957, chúng ta đã có tròn 60 năm thực hiện ước mơ chinh phục không gian. Bên cạnh những thành công là không ít máu và nước mắt của biết bao thế hệ các nhà chính trị, khoa học, phi ...

Số phận của những loài vật mà con người đưa vào không gian trong quá khứ

Chúng là những con vật đầu tiên được đưa vào không gian với sứ mệnh lịch sử là giúp con người nghiên cứu không gian vũ trụ. Kỷ niệm 60 năm sự kiện trên, cùng nhìn lại lịch sử để xem động vật đã đóng vai trò như thế nào trong công cuộc chinh phục

Khi rác thải vũ trụ rơi xuống Trái Đất: Tiềm ẩn nguy hiểm còn hơn chiến tranh hạt nhân

Rác vũ trụ tràn ngập trong không gian nếu rơi xuống Trái Đất có thể gây ra những hậu quả khủng khiếp cho con người. Ngày 4/10/1957 trở thành một cột mốc đáng ghi nhớ của nhân loại: Sputnik I trở thành vệ tinh đầu tiên được đưa lên không gian. Nhưng

Khi rác thải vũ trụ rơi xuống Trái Đất: Tiềm ẩn nguy hiểm hơn chiến tranh hạt nhân

Rác vũ trụ tràn ngập trong không gian nếu rơi xuống Trái Đất có thể gây ra những hậu quả khủng khiếp cho con người. Ngày 4/10/1957 trở thành một cột mốc đáng ghi nhớ của nhân loại: Sputnik I trở thành vệ tinh đầu tiên được đưa lên không gian. Nhưng

Vì sao Mỹ muốn trở lại Mặt trăng?

Mỹ luôn là quốc gia tiên phong trong nhiều lĩnh vực, trong đó có không gian vũ trụ. Cuộc đua không gian giữa Mỹ và Liên Xô những năm Chiến tranh Lạnh là một trong những chương thú vị nhất của lịch sử hiện đại.

Tìm thấy thành phố La Mã cổ đại nằm dưới đáy biển gần Tunisia

Một thành phố La Mã cổ đại thất lạc đã được phát hiện chìm dưới mặt nước, ở vùng biển ngoài khơi Tunisia. Các nhà nghiên cứu đưa ra giả thuyết cho rằng một phần thành phố cổ xưa được biết đến với cái tên Neapolis đã bị nhấn chìm trong một trận sóng

Bí mật ngư lôi hạt nhân Xô Viết những năm 1950: một quả đánh tan cả đội tàu

Ngư lôi hạt nhân là loại ngư lôi đặc biệt được gắn đầu đạn hạt nhân với mục tiêu tạo ra sức công phá lớn hơn nhiều so với ngư lôi truyền thống và nó có khả năng phá hủy cả một hạm đội tàu của địch. Cả Mỹ lẫn Xô Viết đều theo đuổi chương trình phát

THỦ THUẬT HAY

Hướng dẫn cách khắc phục hiện tượng iPhone không bắt được wifi

Chế độ chế độ máy bay hay còn gọi là Airplane - dùng để ngắt toàn bộ kết nối đến và đi từ iPhone trên các chuyến bay, nhằm tránh việc làm nhiễu radar cũng như quá trình liên lạc của hãng hàng không trên máy bay nhưng

Cách giấu video, ảnh, và nhiều dữ liệu khác trên iPhone

Màn hình chủ của iPhone là nơi trưng bày hàng chục ứng dụng do người dùng tải về. Và dĩ nhiên khi muốn chúng không xuất hiện, bạn phải xóa đi.

Tên tên game hay với KÍ TỰ ĐẶC BIỆT DAICHUATE mới nhất 2020

Nhắc tới KÍ TỰ ĐẶC BIỆT thì hiện nay chúng ta không xa lại nữa. Với các kí tự đặc biệt, chúng ta có thể biến hóa và trang trí cũng như tạo nên sự hấp dẫn phong phú cho văn bản. Và đặc biệt biết đó chính là khi sử dụng

Thử ngay tính năng tiết kiệm dữ liệu "chính hãng" Facebook

Facebook đang thử nghiệm tính năng tiết kiệm dữ liệu mạng khi người dùng sử dụng Facebook trên điện thoại Android. Hướng dẫn các bạn thử ngay tính năng này.

ĐÁNH GIÁ NHANH

Đánh giá nhanh smartphone giá rẻ Nokia 1 giá 1,9 triệu

Là một sản phẩm giá rẻ, không ngạc nhiên khi thiết kế của Nokia 1 không mấy ấn tượng. Máy có phần thân làm bằng nhựa và khá dày (9.5 mm) với viền màn hình cũng khá lớn, khiến nó trông giống như một thiết bị ra đời từ

Đánh giá hiệu năng HTC U11: Quản lý RAM tốt, đa nhiệm mượt mà

Đánh giá hiệu năng HTC U11, một trong những mẫu smartphone Android có cấu hình mạnh mẽ nhất thời điểm hiện tại.

Đánh giá nhanh Nokia 7.1: Thiết kế bắt mắt, camera tốt, màn hình tuyệt vời

Nằm ở phân khúc tầm trung Nokia 7.1 được trang bị con chip Snapdragon 636 với các tùy chọn bộ nhớ 3/4GB RAM và 32/64GB RAM. Hiệu năng của con chip này được đánh giá rất tốt ngay khi ra mắt, chỉ thua SD660 một chút vì