Vì sao Mỹ muốn trở lại Mặt trăng?

Một số nhà phân tích đặt câu hỏi vì sao Mỹ muốn trở lại Mặt trăng sau sứ mệnh Apollo 17 cách đây 45 năm.

Mỹ luôn là quốc gia tiên phong trong nhiều lĩnh vực, trong đó có không gian vũ trụ. Cuộc đua không gian giữa Mỹ và Liên Xô những năm Chiến tranh Lạnh là một trong những chương thú vị nhất của lịch sử hiện đại.

Thể hiện sức mạnh quốc gia

Theo National Interest, cuộc đua không chỉ là sự cạnh tranh giữa 2 siêu cường. Nỗ lực vượt qua nhau đã tạo ra những đột phá về công nghệ mà trước đó từng được xem là không thể. Nó thúc đẩy sự phát triển mạnh của khoa học công nghệ, tạo công ăn việc làm, phát triển kinh tế.

Các chuyên gia kinh tế nhận định, chính sách không gian mới của Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ tạo ra nhiều việc làm mới, qua đó thúc đẩy phát triển kinh tế.

Robert Lightfoot, một quản trị viên của NASA nói: 'NASA mong muốn hỗ trợ chính sách của tổng thống về chiến lược, sắp xếp công việc để đưa người trở lại Mặt trăng và sao Hỏa, cũng như các sứ mệnh không gian xa hơn'.

Vì sao Mỹ muốn trở lại Mặt trăng?

Tàu vũ trụ Apollo 17 của Mỹ hạ cánh trên Mặt Trăng vào tháng 12/1972. (Nguồn: NASA)

NASA sẽ thu hút những nhân tài xuất chúng trong lĩnh vực công nghiệp tư nhân cũng như chính phủ và các đối tác trên khắp thế giới, nhằm tạo ra cột mốc mới trong thành tựu của con người. Chỉ thị không gian mới được xem là bước quan trọng để đạt được các mục tiêu chiến lược vạch ra bởi Hội đồng Không gian Quốc gia.

Chinh phục không gian vũ trụ không đơn giản chỉ là một lĩnh vực về khoa học công nghệ. Nó là một bằng chứng cho sức mạnh của quốc gia. Giới phân tích nhận định chỉ thị không gian mới của Tổng thống Trump là một phần trong cam kết đưa nước Mỹ trở nên vĩ đại. Điều mà ông Trump từng tuyên bố trong quá trình tranh cử.

Trung Quốc có thể là đối thủ

Không gian luôn được xem là 'khu vực chiến lược' tác động trực tiếp đến an ninh quốc phòng của mỗi quốc gia. Làm chủ không gian, đồng nghĩa với việc nắm ưu thế chiến lược. Cuộc chạy đua vũ trang giữa Mỹ và Liên Xô là động lực chính thúc đẩy cuộc chạy đua làm chủ không gian.

Tên lửa đẩy Trường Chinh của Trung Quốc được phóng lên và mang theo vệ tinh nhân tạo. (Nguồn: SpaceFlight)

Những năm 50 - 60 của thế kỷ trước, thế giới ghi nhận nhiều lần 'đầu tiên' khi nói về cuộc chạy đua không gian giữa Washington và Moscow. Năm 1957, Liên Xô phóng vệ tinh nhân tạo đầu tiên mang tên Sputnik 1. Cũng trong năm đó, Moscow đưa động vật đầu tiên lên quỹ đạo.

Năm 1958, Liên Xô phóng vệ tinh sử dụng năng lượng Mặt trời đầu tiên. Tháng 4/1961, Liên Xô thực hiện chuyến bay có người lái đầu tiên trên quỹ đạo. Một tháng sau Mỹ thực hiện điều tương tự. Năm 1962, Mỹ phóng vệ tinh truyền thông đầu tiên.

Cuộc chạy đua không gian đã tạo ra cuộc cách mạng truyền thông vệ tinh giúp kết nối mọi nơi trên thế giới. Ngày nay, nhân loại đang hưởng lợi rất nhiều từ những thành tựu công nghệ trong cuộc chạy đua đó. Cuộc chạy đua không gian giữa hai nước bắt đầu giảm nhiệt từ năm 1975, khi Mỹ kết thúc chương trình Apollo.

Giới phân tích nhận định, chính sách không gian mới của Mỹ sẽ khởi động cuộc chạy đua không gian 2.0 nhưng đối thủ lần này có thể là Trung Quốc. Bắc Kinh đã cho thấy tham vọng rất lớn trong việc chinh phục không gian và đạt được rất nhiều thành tựu.

Tên lửa đẩy Trường Chinh của Trung Quốc ngày càng được tin cậy. Từ năm 2003, Trung Quốc đã phóng 5 vệ tinh có người lái, thực hiện 3 chuyến đi bộ ngoài không gian. Trong khi Mỹ phải thuê tàu con thoi Soyuz của Nga để tiếp tế cho Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS), Trung Quốc có tàu con thoi riêng.

Tàu Thần Châu được thiết kế dựa trên Soyuz của Nga nhưng nó cho thấy tham vọng của Trung Quốc trong lĩnh vực không gian. Bắc Kinh đang lên kế hoạch xây dựng một trạm không gian riêng mang tên Thiên Cung vào năm 2020. Trung Quốc dự định đưa người lên Mặt Trăng vào năm 2025.

Richard A. Bitzinger, nhà nghiên cứu thuộc Trường Nghiên cứu Quốc tế S.Rajaratnam, Singapore nhận xét năng lực không gian hiện nay của Trung Quốc tương đương với Mỹ. Từ năm 2012 đến nay, Bắc Kinh đã thực hiện thành công 58 vụ phóng vệ tinh, so với 72 của Mỹ.

Trước khi Tổng thống Trump ký chỉ thị không gian mới, Mỹ và Nga không có chương trình không gian riêng nào ngoài hoạt động chung ở ISS.

Trung Quốc 'một mình một ngựa' trên đường đưa người đến Mặt Trăng.

Giới phân tích kỳ vọng sự trở lại của Mỹ sẽ tạo ra cuộc đua không gian 2.0, từ đó thúc đẩy sự tiến bộ hơn nữa của nhân loại trong việc chinh phục không gian vũ trụ.

Báo Thế giới và Việt Nam

TIN LIÊN QUAN

Tổng thống Trump ký sắc lệnh yêu cầu NASA đưa người trở lại Mặt Trăng và cả Sao Hỏa

Hiện tại các nội dung chi tiết hơn về sắc lệnh này vẫn chưa được công bố, tuy nhiên Nhà Trắng đã chính xác nhận, cho biết thêm là tổng thống đã ký vào lúc 3PM theo giờ địa phương, trùng khớp với thời điểm kỷ niệm 45 năm sứ mạng Apollo 17 lên Mặt

NASA thông báo hai sứ mệnh khám phá sao Kim

Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) ngày 2/6 thông báo kế hoạch triển khai hai sứ mệnh khoa học mới để khám phá sao Kim trong giai đoạn giữa năm 2028 và 2030 để nghiên cứu bầu khí quyển và lịch sử địa chất của “hàng xóm gần nhất” với Trái đất. NASA

Ảnh chụp của NASA cho thấy một ‘phi thuyền gắn động cơ phản lực’

Trong một chuyến bay thuộc dự án không gian Gemini của NASA vào năm 1966, các phi hành gia đã chụp được ảnh một “UFO gắn 3 động cơ phản lực”. Chương trình Gemini là dự án không gian có người lái thứ hai của Hoa Kỳ, được phát triển vào năm 1965

Ảnh chụp của NASA cho thấy một phi thuyền lạ gắn 3 động cơ phản lực

Trong một chuyến bay thuộc dự án không gian Gemini của NASA vào năm 1966, các phi hành gia đã chụp được ảnh một “UFO gắn 3 động cơ phản lực”. Chương trình Gemini là dự án không gian có người lái thứ hai của Hoa Kỳ, được phát triển vào năm 1965

Tiểu hành tinh từng qua mặt NASA sắp trở lại

Các nhà thiên văn học cho biết tiểu hành tinh 2012 TC4 nhiều khả năng sẽ tiếp cận Trái Đất vào ngày 12/10 ở khoảng cách 270.000km, Gizmodo ngày 3/8 đưa tin.

NASA chuẩn bị thử nghiệm động cơ hạt nhân đưa con người lên sao Hỏa

Động cơ hạt nhân có tên gọi Kilopower. Đây là dự án đã được NASA tài trợ trong nhiều năm qua trong chiến lược lâu dài đưa con người lên Hành tinh Đỏ.

NASA thâu âm những âm thanh nghe lạnh người từ các hành tinh khác nhau trong vũ trụ

NASA vừa công bố bản thu âm về những âm thanh được tạo ra bởi sóng điện từ xuất hiện trong vũ trụ. Và đây không phải là hiệu ứng âm thanh trong phim kinh dị mà bạn muốn nghe, mặc dù nó gần tương tự như vậy… Bằng thiết bị cảm biến đặc biệt, NASA đã

Nasa tiết lộ điểm đặt chân mới trên Mặt Trăng

Khi NASA chuẩn bị đưa các phi hành gia trở lại Mặt trăng thì theo Artemis, cơ quan này đã xác định được 13 khu vực hạ cánh gần cực Nam Mặt trăng. Mỗi khu vực có nhiều địa điểm hạ cánh tiềm năng cho Artemis III. Đây sẽ là nhiệm vụ đầu tiên của

THỦ THUẬT HAY

Cách tạo Google Spredsheet tự động cập nhật dữ liệu

Nếu bạn đã mệt mỏi với việc tìm, sao chép và dán dữ liệu vào bảng tính Spreadsheet thì chỉ với thủ thuật nhỏ dưới đây, bạn sẽ thiết lập một bảng tính tự cập nhật trong Google Docs nhanh chóng và tiện lợi.

Tổng hợp tất cả gói cước xem World Cup của các nhà mạng

World Cup 2018 sắp được khởi tranh, và những ai đang thắc mắc liệu chúng ta sẽ có các gói cước xem World Cup 2018 của nhà mạng Viettel, Vinaphone, MobiFone để được xem những trận đấu đỉnh cao chuẩn bị diễn ra. Trước

Tùy biến lại màu nền trên thiết bị iOS không cần phải can thiệp hay chỉnh sửa quá nhiều trong hệ thống

Khác với các tinh chỉnh tùy biến giao diện khác trên Cydia, Nightshade sẽ giúp bạn thay đổi màu nền cho toàn hệ thống iOS mà không cần phải chỉnh sửa lại các thiết kế mặc định của Apple. Trong đó bao gồm khá nhiều chủ

Cách tính chiều dài hình chữ nhật khi biết diện tích và chu vi

Công thức tính diện tích hình chữ nhật là cơ sở quan trọng cho phép bạn có thể tính chiều dài hình chữ nhật trong một số bài toán cung cấp diện tích và chu vi và yêu cầu tìm các thông số còn lại.

Bí kíp tăng thời lượng pin cho laptop

Nếu pin laptop của bạn nhanh hết bạn nên thử các cách sau.

ĐÁNH GIÁ NHANH

Đánh giá LG W7 Signature phiên bản 65” giá 300 triệu

LG W7 Signature có thiết kế khác biệt so với tất cả các TV khác trên thị trường, nhưng nó cũng gây ra nhiều tranh cãi.

Ford Ranger Raptor: Liệu có sở hữu những yếu tố tương xứng với ý nghĩa của cái tên?

“Phê”, đó là từ ngắn gọn và cũng chỉ đủ để diễn tả một phần cảm giác khi chinh phục địa hình với chiếc bán tải hiệu năng cao Ford Ranger Raptor.

Đánh giá camera Sony Xperia XZ Premium: Phần mềm không tương xứng với phần cứng!

Xperia XZ Premium đang là mẫu điện thoại cao cấp nhất của Sony ở thời điểm hiện tại với rất nhiều nâng cấp cả về thiết kế, cấu hình lẫn tính năng.