Vì để có thể giành được những tấm huy chương vàng tại Thế vận hội, các vận động viên đã phải nỗ lực rất nhiều, nhưng số người nhận được huy chương vàng chỉ là thiểu số. Vậy đối với những tuyển thủ mà không có vinh dự nhận được giải thưởng danh giá đó thì sao? Họ sẽ như thế nào sau khi về nước?
Thế vận hội Olympic Rio đã kết thúc thành công tốt đẹp, những màn biểu diễn xuất sắc của các tuyển thủ khắp nơi trên thế giới đã khiến khán giả vô cùng ngưỡng mộ.
Và Trung Quốc là một trong những nước vốn giành được nhiều huy chương vàng nhất ở trong các kì thế vận hội.
Thế nhưng lần này họ chỉ giành được tổng cộng 26 huy chương vàng Olympic và tụt xuống đứng vị trị thứ 3 so với tổng số lượng huy chương vàng giành được của thế giới.
Nhưng có một điều khiến người ta cảm thấy nhói lòng nhất, đó là những vận động viên sau khi không giành được bất kì huy chương vàng nào trở về nước, họ sẽ phải đối mặt với một cuộc sống không mấy tốt đẹp.
▼ Trong kì Thế vận hội Olympic lần này Trung Quốc đã cử ra 417 vận động viên tham gia. Kết quả có 35 người giành huy chương trong đó 26 huy chương vàng. Thành tích này đã không nằm trong dự kiến của họ.
Có báo cáo đã chỉ ra rằng những vận động viên có màn trình diễn không được xuất sắc sau khi trở về nước sẽ bị Hiệp hội thể thao trục xuất ra khỏi chương trình Olympic. Và tất nhiên điều đó có nghĩa rằng họ sẽ phải tự mình tìm một con đường khác để sống hay chỉ đơn giản là bươn trải và tồn tại…
▼ Để đạt được vinh dự đặt chân lên bục vinh quang tầm cỡ thế giới này, các vận động viên thể thao Trung Quốc đa phần đều phải luyện tập rất gian khổ và trải qua các khoá đào tạo chuyên nghiệp nghiêm ngặt, nhiều người thậm chí đã bị gián đoạn việc học của mình. Vì vậy nếu bị trục xuất ra khỏi chương trình Olympic cuộc sống của họ dường như phải đối mặt với một thảm cảnh rất bi thảm.
▼Tuyển thủ Trương Thượng Vũ, một vận động viên thể dục dụng cụ của Trung Quốc người Hà Bắc, năm 12 tuổi anh đã được chọn vào đội tuyển Olympic quốc gia. Vào năm 18 tuổi anh đã giành 2 chiếc huy chương vàng tại kì hội thể thao mùa hè dành cho sinh viên đại học thế giới tổ chức ở Bắc Kinh năm 2001. Kể từ đó anh đã được coi là một ngôi sao sáng tiềm năng trong con mắt mọi người.
Nhưng không may trong một lần đào tạo gân gót chân đã bị đứt vì vậy anh không cách nào tham gia Olympic Athens năm 2004. Đến năm 2005, anh buộc phải rời bỏ đấu trường thể thao.
▼ Chàng trai kém may mắn Trương Thượng Vũ sau khi bị đào thải khỏi đấu trường thể thao đã không nhận được bất kỳ sự bồi thường hay đền bù nào.
Do quá trình luyện tập hà khắc khiến anh phải bỏ học sau khi tốt nghiệp tiểu học, cộng thêm không có kỹ năng đặc biệt nào khác, kĩ năng giao tiếp xã hội kém. Cuối cùng anh chỉ còn cách ra đường phố và biểu diễn nghệ thuật kiếm tiền.
Thậm chí anh còn không đủ tiền để thuê nhà ở, mỗi đêm phải ngủ trên cầu, cuộc sống vô cùng cơ cực khó khăn. Do cuộc sống quá khó khăn anh đành phải bán nốt hai chiếc huy chương vàng quý giá nhất của mình để đổi lấy một ít tiền sống qua ngày.
▼ Theo khảo sát cho thấy, 45% vận động viên Trung Quốc sau khi nghỉ hưu đã trở thành những kẻ lang thang không nơi nương tựa. Trung Quốc tổng cộng có 33.294 tuyển thủ thể thao được khen thưởng nhưng thật sự có tên trên danh sách thì chỉ có 17.444.
Sau khi họ “nghỉ hưu” mỗi tháng chỉ có thể nhận được 3 triệu đồng tiền trợ cấp. Đối với những tuyển thủ không có tên trong danh sách chỉ có thể dựa vào khoản tiền thưởng do huy chương vàng mang tới, vì vậy áp lực rất lớn.
▼ Một nữ vận động viên cử tạ người đông bắc đã nghỉ hưu cho biết, cô 15 tuổi đã bắt đầu được đào tạo chuyên nghiệp tại học viện thể thao. Đến năm 25 tuổi, buộc phải nghỉ hưu. Cô cho biết suốt quãng thời gian dài 10 năm đối với cô mà nói giống như một khoảng trống quá phù du mông lông.
Thật không may, cô phát hiện ra mình bị mắc ung thư vú vào năm 2013. Vì vậy toàn bộ số tiền thưởng 23 triệu đồng mà cô thu được từ cuộc thi trước đây đã bị tiêu sạch. Hiện giờ cô vẫn còn phải nợ số tiền là 230 triệu đồng…
Câu chuyện trên đây có thể cho ta thấy rõ được mức độ cạnh tranh gay gắt và vô cùng khốc liệt trong giới thể thao.
Nhiều người đã phải mất hơn chục năm đào tạo, cuối cùng đều chẳng nhận được điều gì. Thay vào đó chỉ có thể lặng lẽ rút lui khỏi sàn đấu.
Người thắng cuộc sẽ nhận được huy chương vàng danh giá và những tràng vỗ tay nhiệt tình. Còn đa phần những người còn lại sẽ không đủ may mắn nhận được vinh dự đó và phải đối diện với một tương lai mờ mịt…
Có lẽ giờ chúng ta mới hiểu được sâu sắc nỗi khổ, sự vất vả cũng như sự hy sinh của các vận động viên phải phó xuất suốt quãng đời thanh xuân của mình, để rồi cuối cùng phải đổi lấy kết quả ngoài mong đợi…
Bạch Mỹ