Về Kim Dung, dù có nhiều tác phẩm kiếm hiệp kỳ tình đã trở thành huyền thoại, nhưng bàn luận nhiều nhất có lẽ là các nhân vật và các loại võ công trong các tiểu thuyết của ông. Mình chỉ lạm bàn về những cái này, còn về cuộc đời và sự nghiệp của ổng các bạn có thể google thêm nếu quan tâm nhé.
Lưu ý: Bài chém gió, các bạn nghiêm túc quá hoặc không thích kiếm hiệp đừng xem mất thời gian nha. Còn ai quan tâm và cùng sở thích thì comment cùng bàn luận ôn lại kỉ niệm xưa...
Xạ Điêu Tam Khúc
Vì một số tác phẩm kiếm hiệp của Kim Dung không liền mạch nên những người yêu mến các tác phẩm của ông tập trung nhiều vào mạch truyện nổi tiếng nhất: Xạ Điêu Tam Khúc. Trong đó bao gồm rất nhiều nhân vật trải dài qua nhiều tác phẩm và thời gian. Cụ thể Xạ Điêu Tam Khúc bao gồm Anh Hùng Xạ Điêu, Thân Điêu Đại Hiệp (Thần Điêu Hiệp Lữ) và Ỷ thiên Đồ Long Ký. Gần nhất và cũng liên đới tới Xạ Điêu Tam Khúc chính là Thiên Long Bát Bộ, bối cảnh xảy ra trước Xạ Điêu Tam Khúc một chút. Đây cũng là bộ tiểu thuyết thành công nhất cũng như được làm phim nhiều phiên bản nhất của Kim Dung.
Trong một cuộc phỏng vấn năm 1994, chính Kim Dung cũng chia sẻ nhân vật mà ông cho là đệ nhất cao thủ chính là Trương Chân Nhân, tên thật là Trương Quân Bảo, hiệu danh Trương Tam Phong. Là người sáng lập phái Võ Đang, cũng như hai bộ võ công được cho là tuyệt đỉnh thiên hạ trước ngàn năm không có và sau ngàn năm cũng vậy. Là Thái Cực Quyền và Thái Cực Kiếm Pháp.
Thái Cực Trương Tam Phong
Sở dĩ Trương Tam Phong được Kim Dung xếp vị trí số một là vì nhiều lý do, trong đó có chữ đạo trong đạo đức và quan niệm sống. Còn về võ công, có lẽ bởi vì võ công của Trương Tam Phong đã đạt tới cảnh giới thấu hiểu thái cực tuần hoàn, là âm & dương bao quát đầy đủ cả nhu và cương, mạnh và yếu. Hoá giải tất cả chiêu thức và nội công đối phương.
Tấn công là dùng sức, hoá giải là giữ sức, lấy tĩnh chế động, lây nhu chế cương, tĩnh để thấy hết chiêu thức, nhu là đễ giữ sức. Tóm lại càng đánh càng khoẻ, càng đánh càng nhanh nhẹn, càng đánh càng chiếm ưu thế. Nhưng không vì vậy mà chỉ có phòng thủ, khi nào thì thắng, đó là khi ung dung, nhẹ nhàng và tỉnh táo nhìn thấy mọi sơ hở điểm yếu của đối thủ. Thực tế, khi đối thủ mệt, thì cũng đã tự khắc thua rồi. Không cần phải đánh. Thực chất trong Thái Cực Quyền và Thái Cực Kiếm Pháp đã lĩnh hội được tuyệt kỹ cao nhất của Độc Cô Cửu Kiếm là lấy vô chiêu thắng hữu chiêu, càng quên chiêu thức càng xuất thần bởi đối phương không thể nào đoán và đỡ được.
Chưa hết, Thái Cực Phẩm cũng lĩnh hội luôn tuyệt kỹ cao nhất của Cửu Âm Chân Kinh là lấy thiếu thắng thừa, lấy yếu thắng mạnh dựa trên luật bù trừ. Tiêu biểu đoạn mở đầu trong quyển Thượng của Cửu Âm Chân Kinh có câu 'Đạo của trời là cắt cái có thừa bù vào chỗ không đủ, cho nên hư có thể thắng thực, không đủ có thể thắng có thừa' lấy ý 'Đạo trời lấy chỗ thừa mà đắp vào chỗ thiếu hụt' ý chính là thái cực tuần hoàn, âm dương hoà hợp, nhu chế cương, tĩnh chế động.
Đó là lý do Thái Cực Phẩm của Trương Tam Phong xếp trên cả Độc Cô Cửu Kiếm của Kiếm Ma Độc Cô Cầu Bại, kế đến là Quỳ Hoa Bửu Điển (có Tịch Tà Kiếm Phổ), Cửu Âm Chân Kinh, Lục Mạch Thần Kiếm...
Độc Cô Cửu Kiếm
Độc Cô Cửu Kiếm xuất hiện trong bộ Thân Điêu Đại Hiệp và Tiếu Ngạo Giang Hồ của Kim Dung (một chút trong Vi Tiểu Bảo). Rất khó để so sánh trực tiếp bởi Độc Cô Cầu Bại là một nhân vật chỉ được truyền miệng trong tác phẩm của Kim Dung, và tinh hoa võ học của ông cũng chỉ được thể hiện qua Lệnh Hồ Xung, được truyền lại (chưa full) từ Phong Thanh Dương (sư thúc tổ của Lệnh Hồ Xung trong Tiếu Ngạo Giang Hồ) và Dương Quá (Lĩnh hội được gần như full khi được chim Điêu cứu và đưa về nơi cuối đời của Độc Cô Cầu Bại) nhưng xét độ tuổi và thời gian rèn luyện chưa đạt tới cảnh giới như ông.
Nói điều trên để đi tiếp đến 2 câu chuyện liên quan đến 2 môn võ công khác là Quỳ Hoa Bửu Điển mà trong đó có Tịch Tà Kiếm Phổ lừng danh. Cái thứ 2 là Cứu Âm Chân Kinh, thiên về nội công tâm pháp có thể dùng bất cứ thứ gì để làm vũ khí hoặc không cần tới, tất chiến tất sát, một chiêu lấy mạng là chủ trương.
Quỳ Hòa Bửu Điển - Tịch Tà Kiếm Phổ
Với Tịch Tà Kiếm Phổ hay cao siêu hơn Quỳ Hoa Bửu Điển thì Lệnh Hồ Xung với việc lĩnh hội Độc Cô Cửu Kiếm chỉ nhìn thấy điểm yếu của Quỳ Hoa Bửu Điển khi đấu với Đông Phương Bất Bại, nhưng chưa đủ trình để tấn công, thành ra LHX cùng 3 đại cao thủ khác vẫn không đánh bại được Đông Phương Bất Bại khi solo sòng phẳng.
Tuy nhiên, với Độc Cô Cửu Kiếm anh đã tìm được điểm yếu của Quỳ Hoa Bửu Điển cũng đã cho thấy môn này cao tay hơn, chỉ là thiếu nội công thâm hậu để ra chiêu tất thắng. Dù sao, Quỳ Hoa Bửu Điển cũng xứng đáng xếp hàng top bởi người luyện môn này phải tự cắt chym. Bán nam bán nữ, suy nghĩ và chiêu pháp cũng bất thường khó mà hoá giải. Thiết nghĩ nếu nữ giới luyện thì sao nhỉ?
Cửu Âm Chân Kinh
Với Cửu Âm Chân Kinh thì thiên về nội công, không cần vũ khí cũng đủ xưng bá võ lâm. Tuy nhiên Hoàng Thường, người sáng tạo nên Cửu Âm Chân Kinh khi đạt tới cảnh giới cao nhất cũng không còn cơ hội áp dụng, kẻ thù của ông cũng đã chết, con cháu kẻ thù cũng già nua. Mà bộ này lại khuấy đảo giang hồ nhiều năm, gây nên ân oán thu hận triền miên là chính, và cũng là bộ võ công làm nên cốt truyện chính xuyên suốt từ thời Võ Lâm Ngũ Bá (Vương Trùng Dương sáng lập phái Toàn Chân, Đông Tà Hoàng Dược Sư, Tây Độc Âu Dương Phong, Nam Đế Đoàn Chính Hưng và Bắc Cái Hồng Thất Công của Cái Bang) cho đến Anh Hùng Xạ Điêu Quách Tĩnh, Thần Điêu Đại Hiệp Dương Quá và ở cuối Tam Khúc là Trương Vô Kỵ trong Ỷ Thiên Đồ Long Ký.
Nếu so Độc Cô Cửu Kiếm với Cửu Âm Chân Kinh thì nằm trong khúc Thần Điêu Đại Hiệp, lúc Dương Quá lĩnh hội được 1/2 Cửu Âm Chân Kinh và Full bộ Độc Cô Cửu Kiếm. Nhưng không có manh mối nào bởi lúc này, cũng không có tình huống nào có thể đối chiếu. Thậm chí đến Ỷ Thiên Đồ Long Ký, khúc cuối, khi mà Chu Chỉ Nhược sử dụng Cửu Âm Bạch Cốt Trảo trấn áp tất cả thì một cô gái áo vàng xuất hiện, chỉ một cái búng tay cũng hoá giải nhẹ nhàng Chu Chỉ Nhược, tuy nhiên đó là vì Chu cô nương mới luyện tí xíu chứ chưa được gì nhiều của Cửu Âm Chân Kinh, còn cô gái áo vàng, truyền nhân của Dương Quá và Tiểu Long Nữ thì chắc là đã học luyện tinh thông mọi thứ, từ Độc Cô Cửu Kiếm cho tới full bộ Cửu Âm Chân Kinh, mà thật ra chiêu thức của cô gái áo vàng trông giống như Đàn Chỉ Thần Công của Đông Tà Hoàng Dược Sư hơn.
Thành ra khó phân cao thấp, chỉ có thể suy đoán rằng Cửu Âm Chân Kinh thiên về âm hàn, tà nhiều hơn chính, bởi Hoàng Thường sáng tạo nên bộ này cũng chỉ vì rắp tâm trả thù, sát niệm cao ngút trời, không có được sự ung dung bao quát các cách hoá giải mọi chiêu thức từ kiếm pháp, nội công và cả ám khí trong 9 chương của Cửu Kiếm. Thành ra mình cho rằng Cửu Âm Chân Kinh thiếu sự phòng thủ tốt mà quá thiên về đoạt mạng, từ đó khó mà thắng được Độc Cô Cửu Kiếm biến hoá khôn lường cộng với nội công tâm pháp thuộc hàng tuyệt đỉnh của Độc Cô Cầu Bại.
Những môn - phái khác
Còn về những môn khác, như Giáng Long Thập Bát Chưởng của Cái Bang, Nhất Dương Chỉ hay tuyệt phẩm Lục Mạch Thần Kiếm, đều bại dưới tay Vương Trùng Dương, dù ông này đoạt được và sở hứu Cửu Âm Chân Kinh nhưng không luyện, mà Châu Bá Thông sư đệ (Trung Thần Thông) luyện cũng chỉ thể hiện uy lực khi truyền lại cho Quách Tĩnh. Và Quách Tĩnh ở khúc Thần Điêu Đại Hiệp không thể sánh bằng Dương Quá mà Dương Quá thì đã luyện full bộ Cửu Kiếm và cũng chỉ cần một tay là đủ thống lĩnh quần hùng.
Chỉ có một chút khúc cuối là Dương Quá phải kết hợp với Tiểu Long Nữ song kiếm hợp bích triển khai Ngọc Nữ Tố Tâm Kinh Kiếm Pháp, sự kết hợp giữa Ngọc Nữ Kiếm Pháp của phái Cổ Mộ và tuyệt kỹ Toàn Chân Kiếm Pháp của Vương Trung Dương mới hạ đường đối thủ là Kim Luân Pháp Vương của Mông Cổ (lúc này chiếm cả châu Á và châu Âu).
Lúc cuối bộ Thần Điêu Đại Hiệp, khi Dương Quá đã là đệ nhất cao thủ nếu solo một mình, thì Trương Quân Bảo tức Trương Tam Phong chỉ mới 14 tuổi. Và đến Ỷ Thiên Đồ Long Ký, câu chuyện đã diễn ra sau đó gần 80 năm.
Đó là xoay quanh Xạ Điêu Tam Khúc của nhà văn Kim Dung mà thôi. Nếu thích các bạn có thể tham khảo hoặc xem các tác phẩm khác của Kim Sung cũng không kém phần đặc sắc và truyền kỳ như Thân Kiếm Ân Cừu Lục, Bích Huyết Kiếm...
Lời cuối, xin cám ơn nhà văn Kim Dung đã để lại cho mình cũng như bao thanh thiên cùng thế hệ nhưng ký ức khó quên, trong đó, còn có những bài học làm người, những bài học về chính tà, về nghĩa khí, về sự cương trực nhưng không thiếu những đề phòng với loại tiểu nhân. Xin cám ơn và mong ông an nghỉ... Vĩnh biệt ông.
Nguồn : http://www.techrum.vn/threads/giai-tri-mon-vo-cong-nao-la-d-nhat-trong-cac-tac-phm-cua-nha-van-kim-dung.196398/