Hà Nội đồng bộ nhiều giải pháp xóa sổ các điểm đen giao thông
Sau 10 năm nỗ lực với các giải pháp “cứng và mềm”, số “điểm đen” ùn tắc giao thông Hà Nội từ 124 điểm vào năm 2010 đã giảm còn 37 điểm vào năm 2017.
“Điểm đen” ùn tắc giảm mạnh từng năm
UBND TP Hà Nội cho biết, thời gian qua, TP Hà Nội đã triển khai quyết liệt, đồng bộ nhiều dự án theo Quy hoạch phát triển giao thông vận tải (GTVT) Thủ đô Hà Nội đến năm 2020 tại Quyết định số 90/2008/QĐ-TTg ngày 9-7-2008, góp phần cải thiện điều kiện đi lại cho người dân, giảm ùn tắc và tai nạn giao thông. Trong đó, một số dự án, công trình tiêu biểu như cải tạo, nâng cấp một số trục quốc lộ hướng tâm và xây dựng một số cao tốc hướng tâm như QL1, 2, 3; đại lộ Thăng Long; các tuyến cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, Hà Nội - Lào Cai, Pháp Vân - Cầu Giẽ...
Bên cạnh đó, Hà Nội đã xây dựng tuyến đường Vành đai 1 ô Chợ Dừa - Hoàng Cầu; xây dựng khép kín đường Vành đai 2, đoạn Bưởi - Nhật Tân - Vĩnh Ngọc - cầu Chui - Sài Đồng - Vĩnh Tuy - Minh Khai; xây dựng một số đoạn tuyến của tuyến đường Vành đai 2,5: đoạn Nguyễn Văn Huyên, đoạn Trung Kính, đoạn Hoàng Minh Giám; xây dựng một phần tuyến đường đường Vành đai 3 đoạn Mai Dịch - Bắc hồ Linh Đàm, đồng thời đang triển khai xây dựng phần đường Vành đai 3 trên cao đoạn cầu Thăng Long - Mai Dịch.
Cải tạo, mở rộng, kết hợp xây dựng mới một số trục chính đô thị, các đường phố chính và các nút giao để giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông như nút giao Nam Hồng trến tuyến đường Mai Dịch - Nội Bài; nút Nguyễn Chí Thanh và đường Láng; nút giao đường Lê Văn Lương và đường Láng; nút giao đường Láng Hạ - Thái Hà; nút giao đường Đại Cồ Việt - Trần Khát Chân...; đang triển khai thi công cầu vượt nút giao An Dương - đường Thanh Niên; khởi công dự án xây dựng đường Vành đai 2, đoạn Vĩnh Tuy - Ngã Tư Sở... Thành phố cũng đang triển khai xây dựng tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông, tuyến đường sắt đô thị số 3 (Nhổn - Ga Hà Nội).
Đối với bến bãi đỗ xe, UBND TP Hà Nội đã chỉ đạo Sở GTVT phối hợp với Viện Quy hoạch Xây dựng Hà Nội nghiên cứu, lập Đồ án và trình cấp có thẩm quyền để thẩm định phê duyệt Đồ án. Hiện Đồ án đã được Hội đồng thẩm định Quy hoạch xây dựng thành phố xem xét có ý kiến, Viện Quy hoạch Xây dựng đang triển khai hoàn chỉnh Đồ án theo ý kiến của cơ quan thẩm định.
Với các giải pháp đồng bộ, từ chính sách tới đầu tư kết cấu hạ tầng đô thị, qua 10 năm thực hiện Nghị quyết 16/2008/NQ-CP của Thủ tướng Chính phủ về từng bước khắc phục ùn tắc giao thông trên địa bàn Hà Nội, số điểm ùn tắc đã giảm hàng năm.
Trợ giá xe buýt giảm dần
Đối với lĩnh vực vận tải khách hành khách công cộng, từ năm 2008, Hà Nội duy trì áp dụng chính sách trợ giá cho xe buýt nội đô và từ đó đến nay chính sách trợ giá luôn được duy trì. Cùng với việc mạng lưới và chất lượng phục vụ được cải thiện, trợ giá của thành phố được quản lý hiệu quả, mức trợ giá liên tục giảm trong những năm gần đây (năm 2013 là 1.130 tỷ đồng; 2014 là 1.078 tỷ đồng, năm 2015 là 973,6 tỷ đồng, năm 2016 là 975 tỷ đồng, năm 2017 là 1.281 tỷ đồng (lý do mở mới 18 tuyến). Bình quân trợ giá (đồng/km) năm 2015-2017 là 10.472 đồng/km (thấp hơn 13% so với giai đoạn 2012-2014); trợ giá/hành khách duy trì mức ổn định là 2.678 đồng/hành khách.
Bên cạnh đó, thường xuyên rà soát mạng lưới các tuyến xe buýt để điều chỉnh những bất hợp lý, bổ sung thêm các tuyến mới bảo đảm mạng lưới các tuyến xe buýt bao phủ hết các khu vực. Đến nay, Hà Nội không còn vùng “trắng” xe buýt.
Công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trên địa bàn thành phố được triển khai một cách đồng bộ, nền nếp. Tăng cường công tác chốt trực, phân luồng, hướng dẫn giao thông, nhất là trong giờ cao điểm sáng, chiều; đầu cuối các đợt nghỉ lễ; các đợt thiên tai mưa, bão, ngập nước, cây đổ... gây ách tắc giao thông. Tình hình tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông được kiềm chế tích cực, giảm cả về 3 tiêu chí: số vụ, số người chết, số người bị thương; các điểm ùn tắc giao thông giảm hàng năm.
Số “điểm đen” ùn tắc giao thông trên địa bàn Hà Nội giảm mạnh qua từng năm
Đầu tư kết cấu hạ tầng còn chậm
Tuy nhiên, UBND TP Hà Nội cũng nhìn nhận, việc triển khai quy hoạch cải tạo xây dựng lại các khu chung cư cũ, quy hoạch mở đường còn chậm. Đến nay chưa có tuyến đường nào thực hiện thu hồi đất hai bên đường đồng thời với dự án mở đường vì rất khó khăn về công tác giải phóng mặt bằng và bố trí nguồn kinh phí của Dự án (đối với các dự án sử dụng vốn ngân sách).
Ngoài ra, công tác di dời các cơ quan, đơn vị, cơ sở y tế, cơ sở giáo dục, cơ sở sản xuất công nghiệp triển khai chậm, chưa đồng bộ. Đến nay, các bộ, ngành chưa trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh mục, tiêu chí, lộ trình và biện pháp di dời các cơ quan, đơn vị, cơ sở y tế, cơ sở giáo dục. Quỹ đất sau di dời được sử dụng làm cơ sở 2 hoặc lập dự án đầu tư xây dựng kinh doanh, thương mại (trên cơ sở ý kiến chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ), không bàn giao quỹ đất sau di dời cho thành phố để quản lý, khai thác sử dụng để bổ sung hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật cho địa phương…
Việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông vận tải được quan tâm, tuy nhiên nguồn vốn dành cho đầu tư còn hạn chế, nhiều công trình có trong kế hoạch không được bố trí vốn nên việc triển khai chậm; mạng lưới đường giao thông vẫn chưa hoàn thiện, nhiều tuyến đường vành đai chưa hoàn chỉnh và khép kín, một số tuyến đường trong đô thị, các tuyến đường quốc lộ hướng tâm chưa hoàn thành. Do đó chưa khai thác hết năng lực thông qua của kết cấu hạ tầng giao thông đã được đầu tư. Diện tích đất dành cho giao thông tĩnh còn thấp, mới đạt khoảng 8,65- 8,9% đất xây dựng đô thị.
“Tình trạng ùn tắc giao thông và tai nạn giao thông vẫn còn tiềm ẩn diễn biến phức tạp, đặc biệt vào các giờ cao điểm, đợt cao điểm”, TP Hà Nội nhìn nhận. Việc triển khai các dự án đầu tư bến, bãi đỗ xe còn chậm. Hệ thống bến, bãi đỗ xe vẫn còn thiếu, nhất là các bãi đỗ xe trong khu vực trung tâm, quỹ đất dành cho giao thông tĩnh còn thấp, mạng lưới phân bố bến, bãi đỗ xe còn chưa phù hợp; xuất hiện nhiều điểm đỗ trái phép.
Ưu tiên đầu tư từ Vành đai 4 trở vào
Trong thời gian tới, UBND TP Hà Nội thông tin, sẽ tập trung tối đa nguồn lực triển khai đầu tư cho khu vực đô thị trung tâm từ Vành đai 4 trở vào: cơ bản khép kín các tuyến đường vành đai, bao gồm Vành đai 1, Vành đai 2, Vành đai 2,5, Vành đai 3, Vành đai 3,5; hoàn thành hệ thống cầu vượt sông Hồng và một số trục đường hướng tâm, đường trục chính đô thị chủ yếu; hoàn thành một số đoạn tuyến trên cao của đường Vành đai 2; hoàn thành đầu tư đưa vào khai thác sử dụng 4 bến xe khách liên tỉnh (Yên Sở, Cổ Bi, Sơn Tây, Đông Anh), 6 bãi đỗ xe ngầm khu vực trong Vành đai 3 và một số bãi đỗ xe ngầm, nổi và cao tầng khác trên địa bàn thành phố theo quy hoạch.
Kết hợp với tăng cường công tác quản lý, khai thác kết cấu hạ tầng giao thông: như tập trung giải quyết, xử lý và khắc phục các điểm thường xuyên có nguy cơ ùn tắc giao thông; tổ chức giao thông khoa học, hợp lý, phù hợp với thực tế và nhu cầu của lưu lượng giao thông tại từng thời điểm, đảm bảo không xảy ra ùn tắc giao thông; từng bước thiết lập hệ thống giao thông thông minh (ITS) trên địa bàn thành phố Hà Nội, bao gồm: Xây dựng Trung tâm Quản lý điều hành vận tải hành khách công cộng, Trung tâm điều hành hệ thống đèn tín hiệu giao thông, Trung tâm điều hành mạng lưới đường cao tốc trên địa bàn thành phố; thiết lập các hệ thống kiểm soát phương tiện và tải trọng phương tiện, hệ thống giám sát hành trình cho xe tải, xe khách...; thí điểm sử dụng năng lượng sạch trong giao thông vận tải; tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết của HĐND TP Hà Nội về chương trình mục tiêu nhằm giảm thiểu ùn tắc và đảm bảo an toàn giao thông trên địa bàn thành phố giai đoạn 2016-2020.
Ngân Tuyền (ANTĐ)
Nguồn : http://xehay.vn/ha-noi-dong-bo-nhieu-giai-phap-xoa-diem-den-giao-thong.html
TIN LIÊN QUAN
Bộ mặt đô thị Hà Nội thay đổi ra sao sau 10 năm nỗ lực đầu tư?
UBND TP Hà Nội cho biết, trong 10 năm qua, Hà Nội đã đồng bộ triển khai các giải pháp, từ chính sách đến xây dựng hạ tầng đô thị, hướng tới giảm ùn tắc giao thông, phục vụ nhu cầu đi lại và cuộc sống của người dân.
Hà Nội kiến nghị mở rộng nút giao Pháp Vân - Cầu Giẽ
Do lưu lượng giao thông qua nút rất lớn, việc kết nối, tổ chức giao thông giữa đường trên cao và dưới thấp chưa được đầu tư đồng bộ dẫn đến thường xảy ra ùn tắc giao thông, đặc biệt là các dịp lễ, tết và các ngày cuối tuần.
Bến xe Yên Sở: Phù hợp quy hoạch, giảm tải cho bến xe Giáp Bát
Trong khi đó, nếu chỉ xây dựng một bến xe phía Nam (Ngọc Hồi) để thay thế 2 bến xe Giáp Bát, Nước Ngầm sẽ là quá tải. Do vậy, cần phải có một nến xe Yên Sở trong trung hạn nhằm điều tiết nhu cầu và hỗ trợ cho nến xe phía Nam.
Dự kiến cấm xe máy vào trung tâm từ 2030
Ông Ngô Mạnh Tuấn, Phó Giám đốc Sở GTVT Hà Nội cho biết, Sở GTVT đã tham mưu trình TP Hà Nội ban hành kế hoạch 212/2017 để triển khai thực hiện Nghị quyết 04 của HĐND TP Hà Nội về các giải pháp hạn chế tình trạng ùn tắc giao thông với 6 giải pháp.
Dự án đường sắt đô thị Yên Viên- Ngọc Hồi sẽ được triển khai tiếp như thế nào?
Cụ thể, Văn phòng Chính phủ vừa có Công văn thông báo ý kiến của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng về Dự án metro Yên Viên Ngọc- Hồi. Theo đó, đối với Dự án giai đoạn I, Phó Thủ tướng giao Bộ GTVT chủ trì, phối hợp với các bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tài
Hà Nội: Đề xuất 7.800 tỷ đồng xây đường Hoàng Cầu - Voi Phục
UBND TP Hà Nội vừa có Tờ trình gửi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư dự án xây dựng đường vành đai 1 đoạn Hoàng Cầu - Voi Phục với tổng mức đầu tư lên đến gần 7.800 tỷ đồng trong thời...
Hà Nội đang chuẩn bị nghiên cứu tuyến đường sắt đô thị số 8 dài 37km
Theo quy hoạch được duyệt, tuyến đường sắt đô thị số 8 có lộ trình từ Sơn Đồng-Mai Dịch-Vành đai 3-Lĩnh Nam-Dương Xá (dài khoảng 37km, 25 ga, 2 Depot, 8 vị trí kết nối với các tuyến đường sắt đô thị khác) là tuyến vành đai kết hợp với các tuyến
TP Hồ Chí Minh thí điểm giải pháp Mobike ở khu vực trung tâm thành phố
Trước đó, ngày 22/12 vừa qua, Phó chủ tịch UBND TP.Hồ Chí Minh Trần Vĩnh Tuyến chủ trì buổi tiếp và làm việc với lãnh đạo Tập đoàn Hyosung về phương án đầu tư xe đạp công cộng không người trông coi trên địa bàn thành phố.
THỦ THUẬT HAY
4 bước tăng tốc Android đơn giản mà không dùng đến ứng dụng
Gợi ý đến bạn đọc thủ thuật giúp tăng tốc cho Android chỉ với 4 bước đơn giản mà không dùng đến ứng dụng của bên thứ ba.
AOMEI Backupper: Phần mềm giúp nhân bản ổ cứng lên SSD
So với HDD, SSD có nhiều ưu điểm hơn. Cụ thể, nó bền, nhanh, ít tốn năng lượng, nhẹ, mát, chạy êm hơn. Do đó, nó nó là lựa chọn nhân bản ổ cứng sang SSD tuyệt vời hơn khi bạn muốn đạt được hiệu suất tốt hơn.
Hưỡng dẫn cài bộ gõ Tiếng Việt trên Windows 8 Metro UI
Khắc phục lỗi không sử dụng được bộ gõ Unikey trên hệ điều hành Windows 8 Metro UI.
Bản quyền miễn phí FolderMatch sẽ giúp bạn đơn giản hoá việc quản lý thư mục
Nếu bạn cần đến một phần mềm hỗ trợ quản lý tệp tin, thư mục thì FolderMatch là một phần mềm phù hợp nhất dành cho bạn khi chương trình tặng bản quyền miễn phí FolderMatch đang được diễn ra. Ngoài chứng năng sao lưu,
13 ứng dụng iOS trị giá 28 USD đang được miễn phí
Tiếp tục cập nhật danh sách 'Free App' hằng ngày dành cho iDevices, TCN đã tổng hợp thêm khá nhiều ứng dụng và game trả phí đang được miễn phí trong thời gian ngắn. Nếu bạn quan tâm hãy nhanh tay tải về trước khi bị
ĐÁNH GIÁ NHANH
So sánh camera Xiaomi Mi 6 và Galaxy S8: Liệu có bất ngờ gì?
Xiaomi Mi 6 là chiếc flagship mới nhất của Xiaomi tung ra trong đầu năm 2017 này, sở hữu thiết kế bóng bẩy cùng cấu hình khủng, camera kép chất...
Đánh giá thời lượng pin của chiếc OnePlus 5
Khác với những bài viết trên tay hay review hiệu năng khác, những bài đánh giá thời lượng pin của một chiếc điện thoại thường phải trải qua một thời gian dài sử dụng mới có thể biết được. Ở đây chúng ta sẽ cùng nhau