Vấn đề xe đẩy (Trolley problem) là một thí nghiệm tưởng tượng về mặt đạo đức khá nổi tiếng. Nội dung của vấn đề cơ bản như sau: có một xe đẩy chạy trên đường ray, phía trước là ngã ba.
Ở một nhánh, có 5 người bị trói chặt vào ray và không thể di chuyển, nếu xe đi thẳng thì sẽ cán qua họ. Lúc bấy giờ, bạn tình cờ đi ngang qua và cạnh đó là một cái đòn bẩy. Nếu kéo đòn bẩy này, xe sẽ chuyển sang nhánh bên kia. Tuy nhiên, bạn lại nhận thấy có một người đang mắt kẹt ở đó. Bạn có 2 lựa chọn: (1) Không làm gì cả và để chiếc xe đẩy kia giết chết cả 5 người. (2) Kéo cần gạt, xe chuyển sang hướng khác và giết chết một người. Đâu là sự lựa chọn hợp lý nhất?
Vấn đề này lần đầu tiên được đưa ra bởi triết gia Philippa Foot vào năm 1967, nhưng bắt đầu được “mổ xẻ” bởi Joudith Thomsn, Peter Unger và Frances Kamm vào năm 1996, sau đó cũng đã được xem xét lại trong năm 2015. Ngoài những thảo luận về lĩnh vực triết học truyền thống, vấn đề xe đẩy cũng đóng vai trò quan trọng trong các lĩnh vực nhận thức khoa học. Trong khi có đến 90% người được hỏi quyết định kéo đòn bẩy và cứu sống 5 mạng người, có một cậu bé 2 tuổi đã hành xử theo cách cực kỳ khác biệt: chẳng cứu ai cả.
[media=https://www.youtube.com/watch?v=-N_RZJUAQY4?]
Được biết, cha của cậu bé này là EJ Masicampo, trợ giảng ngành Tâm lý học tại Đại học Wake Forest (Mỹ). Sau một ngày thảo luận với các sinh viên về vấn đề xe đẩy, Masicampo về nhà và chơi đùa với con. Trong lúc đó, ông nghĩ có lẽ sẽ thật thú vị khi xem phản ứng của cậu con trai thế nào trước vấn đề nan giải và quyết định đặt vấn đề cho cậu nhóc. Masicampo dự định sẽ quay video lại và mang đến lớp học để chia sẻ nhằm bàn luận về vấn đề phát triển đạo đức ở trẻ em. Mặc dù những đứa trẻ thường sẽ đưa ra 1 trong 2 lựa chọn, nghĩa là với những gì được dạy về đạo đức, chúng sẽ phải cứu người. Thế nhưng, cậu con của Masicampo đã đưa ra một quyết định mà có lẽ chính ông cũng không ngờ tới được.
Theo một số quan điểm về nghĩa vụ đạo đức, chỉ cần có sự xuất hiện của bạn trong tình huống này và có thể ảnh hưởng đến kết quả của nó, bạn đã có trách nhiệm đối với vụ việc. Nếu quyết định không làm gì và để chiếc xe cứ thế mà cán chết 5 người, đó được coi là một hành động vô đạo đức. Nhưng đối với cách giải quyết của cậu nhóc kia, chẳng ai có thể làm chứng là bạn có mặt ở đó, và cứ thế bạn sẽ không phải chịu trách nhiệm gì cả, có chăng là tự chịu trách nhiệm với bản thân mình thôi.
Nguồn: Gizmodo