Điển hình như hồi năm 2010, các nhà nghiên cứu tại Đại học Y Stanford đã tiến hành thử nghiệm nhằm xác định xem cái gì “mạnh hơn”, tình dục, nỗi đau, sự đam mê hay chia cắt,… Trong thử nghiệm, tiến sĩ Sean Mackey đã kêu gọi 15 sinh viên đang “yêu điên cuồng”, đưa họ vào phòng thí nghiệm và cho bị kích thích mô phỏng cơn đau bằng một thiết bị sinh nhiệt gắn vào cánh tay. Nhiệt độ sẽ được tăng lên cho tới khi các sinh viên này cảm thấy khó chịu.
Sau đó từng người được cho xem ảnh của người mà họ yêu trộn với những bức ảnh của một số người có quen biết với mức độ hấp dẫn anh/cô ấy tương tự. Kết quả, các sinh viên cho biết rằng cơn đau của họ đã được giảm đáng kể khi nhìn vào hình ảnh của người mà họ yêu. Kết quả này cho thấy những hoạt chất trong cơ thể sản sinh ra trong giai đoạn đầu của tình yêu đã tác động tới tủy sống, ngăn chặn một cách hiệu quả các thông điệp gởi lên não.
Tuy nhiên, thí nghiệm trên đây vẫn chưa phải là tất cả bởi có ý kiến cho rằng đó chỉ là một cách “gây xao lãnh” khiến cho người ta cảm thấy bớt đau đi (nhiều nghiên cứu trước đó đã chứng minh điều này). Vậy câu hỏi đặt ra ở đây là tình yêu có phải chỉ là sự phân tâm?
Để xác định điều đó, tiến sĩ Mackey cùng các đồng nghiệp đã thiết kế thêm một yếu tố khác. Cũng thí nghiệm như lúc đầu, nhưng họ cho mỗi tình nguyện viên thực hiện thêm “nhiệm vụ tạo từ” trong quá trình gắn máy làm nóng cánh tay. Yêu cầu ở đây là mỗi người phải “nghĩ về các môn thể thao không có liên quan tới bóng”. Lúc này, khi mỗi đối tượng đứng trước 2 lựa chọn môn thể thao như khúc côn cầu hay judo, phải chọn cái nào? Thì mức độ phân tâm của họ bằng với khi được cho xem ảnh người yêu.
Vậy phải chăng tình yêu chỉ là sự phân tâm? Chưa đâu bởi trong thí nghiệm trên, dù mức độ phân tâm là như nhau nhưng 2 hoạt động lại liên quan tới các bộ phận khác nhau trên não. Cụ thể, nếu như “thử nghiệm từ vựng” kích hoạt hệ thống vỏ não cường độ cao thì “thử nghiệm tình yêu” lại có liên quan tới một vùng rất khác, một hệ thống rất sâu nằm trong não bộ có liên quan tới những hành vi như thèm khát và ham muốn. Và các hệ thống này “đều có rất nhiều chất dẫn truyền thần kinh dopamine”. Do đó, họ kết luận rằng rõ ràng tình yêu là thứ thuốc giảm đau tự nhiên.
Và cho bạn nào chưa biết, dopamine xuất hiện trong tình yêu hay khi sử dụng ma túy, có khả năng tạo nên trạng thái hưng phấn, dễ chịu và giảm đau cho con người. Bởi thế, miễn là một tình yêu đích thức, có đầy đủ sự đam mê và tốt nhất ở giai đoạn đầu thì tình yêu sẽ có hiệu quả giảm đau, các nhà khoa học cho hay. Tuy nhiên, làm sao để một bệnh nhân có thể đảm bảo có được trạng thái dễ chịu, giảm đau nhờ tình yêu?
Các nhà khoa học chưa thể trả lời cho câu hỏi này nhưng tiễn sĩ Mackey khẳng định rằng: “Giờ đây chúng ta đã biết rằng tình yêu sẽ giải phóng những hóa chất, các chất giảm đau nội sinh, tương tự như morphine, từ đó cho phép tạo nên những loại thuốc với tính chất và thành phần tương tự như vậy để làm thuốc giảm đau.” Vậy nếu có viên thuốc đó thì liệu chúng ta sẽ không cần tinh yêu nữa? Có thể, đó sẽ là viên thuốc dành cho những người yêu đơn phương, những người có tình yêu không được đáp lại hay thậm chí là điều trị nhiều căng bệnh tâm lý khác trong tương lai.
Tham khảo MS