Ông cho biết: “Chỉ có Chúa mới biết những gì mạng xã hội này sẽ làm đối với não của con cháu chúng ta”, đồng thời tự diễn tả bản thân là 'người phản đối kịch liệt” mạng xã hội.
Parker kể lại: 'Khi Facebook đang phát triển, tôi đã gặp một số người tìm tới tôi và nói ‘tôi không xài mạng xã hội đâu’. Khi đó tôi sẽ nói là ‘OK, bạn biết đấy, bạn sẽ phải làm điều đó’. Và họ đáp lại ‘Không, không, không, tôi coi trọng những tương tác ngoài đời thật hơn. Tôi coi trọng những khoảnh khắc. Tôi đề cao sự tồn tại. Tôi tôn trọng sự thân thiết.’ Và tôi sẽ nói rằng: ‘Rổt cuộc thì tôi cũng sẽ có được anh thôi.”
Tuy nhiên, sau hơn một thập niên, quan điểm của Parker đã hoàn toàn thay đổi: “Tôi không biết liệu tôi có thể hiểu hết những hậu quả từ lời nói của mình hay không bởi còn có những hậu quả không mong muốn của một mạng xã hội đã phát triển tới con số 1 hoặc 2 tỷ người dùng. Nó đã thật sự thay đổi các mối quan hệ của bạn với xã hội và với những người khác. Nó có thể can thiệp vào những thứ đó một cách kỳ quặc. Chỉ có Chúa mới biết những gì nó đã làm cho bộ não của con cháu chúng ta.”
Parker đồng thời nói về những đặc tính và tầm nhìn đầu tiên của Facebook hồi xưa: “Facebook là công ty đầu tiên đưa quá trình tư duy vào việc xây dựng ứng dụng dựa trên câu hỏi ‘ Làm thế nào để lấy được càng nhiều thời gian và sự chú ý của người dùng càng tốt?” Parker giải thích: “Họ đã hoàn thành điều đó bằng cách tạo ra một vòng lặp thông tin phản hồi xã hội thông qua việc cung cấp cho người dùng một ít dopamine mỗi khi ai đó bình luận hoặc thích một bức ảnh hay bài viết của họ. Từ đó sẽ khuyến khích bạn chia sẻ nhiều nội dung hơn để có được nhiều thích và bình luận hơn.”
Cho tới hiện tại, Parker khẳng định rằng ông và Mark Zuckerberg đều hiểu được điều đó “một cách có ý thức và mọi người đã làm điều đó.” Và cuối cùng Parker khẳng định rằng tất cả những gì mà Facebook đang làm chẳng khác nào là “lợi dụng tính dễ tổn thương của tâm lý con người”.
Tham khảo Axios