ARRC 2018 chặng 3: Kẻ “học việc” và “cơn điên” của Cao Việt Nam

Bước vào chặng thi đấu thứ 3 của mùa giải ARRC 2018 tại Nhật, Honda Việt Nam Racing đã có một sự thay đổi lớn về mặt nhân sự khi tay đua Nguyễn Vũ Thanh bị chấn thương và không thể tham dự chặng này, thế chỗ cho anh là tay đua trẻ khác, Lê Khánh Lộc. Trong khi đó tại nội dung AP250, Cao Việt Nam tiếp tục là đại diện duy nhất của toàn đội Yuzy Honda Vietnam Racing Team tại nội dung này.

ARRC 2018 chặng 3: Kẻ “học việc” và “cơn điên” của Cao Việt Nam

Chặng đua thứ 3 của mùa giải ARRC 2018 vừa diễn ra tại Nhật Bản.

Ở ngày thi đấu thứ nhất, mọi thứ đã diễn ra theo chiều hướng vô cùng tích cực cho đội Honda Việt Nam Racing.

Bắt đầu ở nội dung UB150, đây là lần đầu tiên Lê Khánh Lộc tham dự một giải đua quốc tế. Mặc dù là một tay đua thuộc dạng “số má” trong nước, nhưng bước ra sân chơi quốc tế, Lê Khánh Lộc vẫn chưa được “xếp tuổi”, vì vậy mà Honda Việt Nam Racing cũng như bản thân Lê Khánh Lộc chỉ đặt mục tiêu cho chặng Nhật Bản là hoàn thành hai ngày thi đấu một cách an toàn.

Tay đua trẻ Lê Khánh Lộc.

UB150 trong khuôn khổ ARRC được coi như là giải đua xe Underbone hàng đầu thế giới. Đây là nội dung có tính cạnh tranh cực cao và “nguy hiểm” theo đúng nghĩa đen bởi đặc tính của những chiếc Underbone như Winner 150 (so với mô tô Sport) thì quá nhẹ, tư thế lái rất nặng. Những cuộc đua UB150 luôn vô cùng gay cấn, quyết liệt và gần như được đặc trưng bởi những chiêu trò bởi khi đua những chiếc xe này do thân xe quá nhẹ nên các tay đua có thể bẻ lái, kè, đánh đuôi,… một cách dễ dàng.

Tay đua Cao Việt Nam năm ngoái thi đấu tại nội dung này từng chia sẻ đôi khi trong cuộc đua, các tay đua giống như đang “đi bão” , còn tay đua Azroy, người năm nay đã chuyển lên thi đấu tại nội dung SS600, khi nói về UB150 cũng chỉ tóm gọn trong một từ “Crazy”. Nói như thế để thấy rằng Lê Khánh Lộc mặc dù trong nước từng giành nhiều thắng lợi trong hạng mục Winner 150, nhưng ra tới ARRC anh sẽ phải đối đầu với những Helmi Azman, Akid Aziz hay Amirul Ariff Musa. Sự tương đồng duy nhất giữa Lê Khánh Lộc và những tay đua này là tinh thần thi đấu.

Và ở phân thi đấu phân hạng xuất phát, Lê Khánh Lộc giành được vị trí xuất phát thứ 16/20, một kết quả phản ánh đúng năng lực của anh so với các tay đua còn lại.

Tuy nhiên trong khi mà mọi người đang nghĩ về những thứ như “cọ xát”, “học hỏi kinh nghiệm”,… thì ngay khi bước vào cuộc thi đấu chính thức Lê Khánh Lộc đã làm rất nhiều người “há hốc mồm”.

Ở ngày thi đấu đầu tiên, ngay khi vừa có tín hiệu xuất phát, Lê Khánh Lộc lao thẳng lên đánh chiếm một vị trí trong top 10 trong sự ngạc nhiên của tất cả, anh quá nhanh, quá mạnh mẽ ở thời điểm xuất phát. Tiếp đó đến tận khúc cua thứ 3, Lê Khánh Lộc cạnh tranh cực kỳ sòng phẳng với các tay đua khác.

Nhưng Suzuka không phải là nơi mà sự “điên rồ” hay “may mắn” có thể dễ dàng “nảy nở”. Đúng hơn Suzuka là trường đua được làm ra để loại bỏ những yếu tố trên. Từ đoạn xuất phát cho tới khúc cua thứ 3, địa hình đường đua khá đơn giản với chủ yếu là đường thẳng và cua rộng nên đây giống như một đoạn để thử sức mạnh của những chiếc xe. Chiếc Honda Winner 150 của đội Honda Việt Nam Racing là một trong những chiếc xe có sức mạnh lớn nhất ở nội dung UB150, năm ngoái đã nhiều lần những tay đua Malaysia giúp mang về những podium cho Yuzy Honda Vietnam Racing Team nhờ chiếc xe này nên việc Lê Khánh Lộc có ưu thế xuất phát là điều dễ hiểu, nhưng việc anh lao lên chiếm lấy vị trí trong top 10 khi xuất phát thì quả thực táo bạo và bất ngờ.

Bắt đầu vào khúc cua thứ 4 cũng là lúc đoạn đường khó nhất bắt đầu với những khúc cua liên tục và đến lúc này, cứ sau mỗi một khúc cua, Lê Khánh Lộc lại bị bỏ lại xa hơn. Kể từ đây, sự non nớt và thiếu kinh nghiện của Lê Khánh Lộc dần được bộc lộ.

Lê Khánh Lộc ôm cua khá “rườm rà” và gần như anh vào cua chỉ để… vào cua. Trong khi đó những tay đua khác khi vào cua là một loạt những toan tính khác như che chắn đối thủ, tấn công vượt lên hoặc thậm chí là sử dụng tiểu xảo,… thì Lê Khánh Lộc lại khá “trong sáng”, anh dễ dàng bị các đối thủ đánh vượt lên.

Tiếp đó là ở những đoạn dốc nghiêng vòng chảo, Lê Khánh Lộc mất ưu thế hoàn toàn so với những đối thủ già dơ khác, anh quá chú trọng vào chiếc xe và việc giữ thăng bằng.

Tuy nhiên, từ đây có thể thấy một tinh thần thi đấu cực kỳ máu lửa và cống hiến của Lê Khánh Lộc. Không quá liều lĩnh nhưng cực kỳ hiếu chiến, anh bước vào cuộc đua quốc tế lần đầu nhưng không hề thấy sự sợ hãi xuất hiện và đặc biệt là tinh thần nỗ lực tới cùng của anh. Đây sẽ là những nền tảng chính cho thành công của tay đua này tới đây.

Và cuối cùng, những nỗ lực của Lê Khánh Lộc đã được đền đáp, anh về đích thứ 15/20, cải thiện 1 bậc so với vị trí xuất phát và giành được điểm số đầu tiên của mình ngay ở lần đầu tham dự giải đua quốc tế. Một kết quả khiến anh và tất cả những thành viên khác của đội Honda Vietnam Racing đều hài lòng.

Bước sang ngày thi đấu thứ 2, Lê Khánh Lộc bước vào trận với một tâm thế hoàn toàn thoải mái và thư giãn, đội đua Honda Vietnam Racing cũng tạo mọi điều kiện để anh không phải chịu bất cứ áp lực nào. Giống như ngày đầu tiên, Lê Khánh Lộc xuất phát ở vị trí thứ 16/20.

Tuy nhiên, mọi thứ ở ngày thi đấu thứ 2 diễn ra không suôn sẻ như ngày thi đấu đầu tiên. Nếu như màn xuất phát ở ngày thi đấu đầu tiên đã gây ấn tượng với toàn đội Honda Việt Nam Racing như thế nào thì cũng khiến các đội đua còn lại chú ý tương tự. Chính vì thế ngay từ đầu cuộc đua, các tay đua khác đã chủ động che chắn rất kĩ để tận dụng tối đa vị trí xuất phát, do đó Lê Khánh Lộc không còn gây được bất ngờ như ngày đầu tiên.

Vì đã bước sang ngày thi đấu thứ 2 nên các đối thủ của Lê Khánh Lộc cũng dần quen sân hơn, cộng với vốn kinh nghiệm hoàn toàn vượt trội, họ đã bỏ cách Lê Khánh Lộc một đoạn khá xa.

Điểm tích cực nhất trong ngày thi đấu thứ 2 là Lê Khánh Lộc đã cho thấy một sự thích nghi thần tốc với cuộc đua, nếu như ngày đầu tiên ở những khúc cua Lê Khánh Lộc xử lý chưa được mượt mà thì bước sang ngày thi đấu thứ 2, anh đã vào cua “ngọt” hơn rất nhiều và tuy chưa tạo được sự đột biến, nhưng chắc chắn cảm giác bỡ ngỡ của anh đã vơi đi rất nhiều.

Kết thúc cuộc đua, các chuyên gia của Honda Việt Nam Racing và Lê Khánh Lộc đã ngồi lại và thảo luận và thông qua những số liệu cụ thể từ hệ thống điện tử đã cho thấy rằng chiếc Honda Winner của Honda Việt Nam Racing là chiếc xe mạnh nhất nhì giải, tuy nhiên khi vào những khúc cua, Lê Khánh Lộc mất nhiều hơn từ 1 đến 3 giây để xử lý, và vấn đề này hoàn toàn nằm ở Lê Khánh Lộc. Một thái độ thẳng thắn và rõ ràng như thế này là điều cần nhất cho Lê Khánh Lộc lúc này, và anh cũng đồng tình với những tồn tại mà đội đã chỉ ra.

Lê Khánh Lộc bên đồng đội sau khi kết thúc chặng đua đầy thử thách.

Chia sẻ sau trận đấu, Lê Khánh Lộc cho biết: “Em sẽ cố gắng về nhà tập luyện chăm chỉ hơn. Lần đầu thi quốc tế và em thấy rõ mình còn cần phải cải thiện mọi thứ. Các đối thủ của em rất nhanh, trình độ rất cao. Em sẽ tập luyện chăm chỉ và học hỏi để sớm cải thiện được thành tích.”

Ngoài ra, một hình ảnh ấn tượng của ngày thi đấu thứ 2 chính là tấm băng rôn với dòng chữ “Lê Khánh Lộc - Bay tới những giấc mơ” được căng trên khán đài của trường đua Suzuka. Đây là một trong những hình ảnh đẹp nhất và ý nghĩa nhất của chặng thi đấu vừa rồi.

AP250 và Cao Việt Nam: Tột cùng cảm xúc

Cao Việt Nam bước vào chặng Nhật Bản với thể trạng tốt và một sự tự tin hơn hẳn những chặng đấu khác. “Gã điên” dường như đề ra rất nhiều hi vọng cho chặng này. Đây là những mong muốn có cơ sở bởi ở vòng này, chiếc Honda CBR250RR của anh được thay mới động cơ, tiếp đó, đây là chặng thứ 3 anh tham dự AP250 nên sự bỡ ngỡ sẽ không còn và đây cũng là chặng đua mà anh thực sự “lành lặn” khi bước vào cuộc.

Ở ngày thi đấu đầu tiên, Cao Việt Nam và một tay đua nước chủ nhà đã tạo nên một cuộc đấu tay đôi “siêu kinh điển” khiến các khán giả có mặt trên sân đều nín thở theo dõi.

Cuộc cạnh tranh top đầu của nội dung AP250 ngày đầu tiên diễn ra khá nhàm chán khi ngay ở vạch xuất phát tay đua Rheza Danica Ahrens (Indonesia) đã tận dụng tối đa vị trí xuất phát đầu tiên để vượt lên và bỏ khá xa các đối thủ khác, anh thi đấu “đủng đỉnh” cả trận và về đích với khoảng cách lên tới hơn 5 giây so với người thứ 2. Vì vậy mọi ánh mắt của khán giả dồn về cuộc đấu tay đôi giữa Cao Việt Nam (số 65) và tay đua nước chủ nhà Masaharu Ono (số 14).

Cao Việt Nam có khởi đầu không thực sự tốt khi anh chỉ giành được vị trí xuất phát thứ 28/33. Với vị trí này, mục tiêu lọt vào top 15 của anh sẽ cực kì khó khăn mặc dù “Gã điên” rất quyết tâm và tính toán rất kĩ.

Ngay khi vừa xuất phát, Cao Việt Nam lao lên hòng đánh chiếm vị trí top 15 nhưng ở nội dung AP250 thì mọi việc không dễ dàng như ở UB150, các tay đua của nội dung này ở một trình độ cao hơn và có khả năng xử lý bước một tốt hơn.

Và cũng kể từ thời điểm xuất phát, Cao Việt Nam đã lao vào cuộc chiến tay đôi với Ono, người có vị trí xuất phát thứ 26.

Cao Việt Nam đã thi đấu với một chiến thuật khiến rất nhiều người bất ngờ, thường các tay đua sẽ chọn phong cách thi đấu điềm tĩnh, an toàn ở Suzuka bởi độ “phức tạp” của đường đua này, nhưng Cao Việt Nam thì ngược lại, anh chọn phong cách thi đấu máu lửa và liều lĩnh khiến những đối thủ trực tiếp phía trước anh khá sốc và liên tục để anh vượt qua. Và kể từ vòng 3, anh cùng Ono đã chính thức “kè” nhau cho tới cuối trận.

Ono với lợi thế sân nhà cùng vị trí xuất phát đã tổ chức che chắn cực kì tốt trước những đợt tấn công của Cao Việt Nam, Ono không chủ động cạnh tranh trực tiếp với Cao Việt Nam ở những khúc cua, thay vào đó Ono sẽ tấn công Cao Việt Nam ở những đoạn đường thẳng. Chính vì thế mà vị trí của hai tay đua này hoán đổi liên tục.

Suốt cả trận, Cao Việt Nam lao tới tấn công Ono theo đủ các hướng, đặc biệt là ở những khúc cua “Gã điên” luôn táo bạo lựa chọn cách vào cua hẹp để lách vào trong và vượt lên. Cao Việt Nam cho biết anh đã nghiên cứu khá kĩ những đối thủ trực tiếp của mình, những tay đua Nhật thường thi đấu chắc chắn và che chắn cực tốt vì vậy chỉ có sự táo bạo mới có thể đánh bại họ. Trong khi đó, Ono cũng cho thấy được bản lĩnh, và đầy khôn ngoan. Biết không thể ngăn được Cao Việt Nam ở những khúc cua, anh chủ động tránh nhưng vẫn bám đuổi và giữ một khoảng cách vừa đủ, sau đó tới khúc cua số 12 khi chuẩn bị bước vào đoạn dốc nghiêng lòng chảo anh sẽ cua vòng ra rồi tăng tốc và về đích ngay trước vạch.

Kịch bản này diễn ra tiếp tục sau đó. Ở vòng cuối cùng, kịch tính được đẩy lên tới đỉnh điểm, hai tay đua lúc này quá “hăng máu”, Ono không còn giữ được sự điềm tĩnh nữa, anh chủ động thi đấu “rát” với Cao Việt Nam, trong khi đó Cao Việt Nam cũng “không ngán”. Cả hai tay đua có những thời điểm ở rất gần và cà sát vào nhau, cùng “đọ gan” coi ai phải vào cua trước.

Cao Việt Nam với tố chất “điên” hơn đã chiếm lợi thế và gây cho Ono rất nhiều ức chế. Đến đoạn cua thứ 12, những tưởng mọi thứ sẽ lặp lại khi Cao Việt Nam sẽ để bị vượt qua một cách đầy đáng tiếc ngay trước vạch đích.

Cả 2 đổ cua, Ono vòng ra rộng hơn và nếu Cao Việt Nam sẽ tiếp tục phóng thẳng để về đích như những lần trước anh sẽ thất thế bởi Ono thuộc đường đua này, anh biết khi nào điểm bắt đầu nghiêng dốc để nghiêng xe theo tận dụng lợi thế. Nhưng lần này thì không, Cao Việt Nam sau khi đổ cua, tiếp tục ngả người và mở rộng tay lái hơn qua đó chặn ngay đường tiến của Ono, ép Ono phải vỉa lái ra mép cỏ sau đó Cao Việt Nam tiếp tục nghiêng ngang người theo đúng cách mà Ono đã làm những vòng trước đó, có vẻ như Cao Việt Nam đã “học lỏm” khá nhanh sau đó anh lao về đích với Ono ở ngay nửa phía sau thân xe của anh.

Bước sang ngày thi đấu thứ 2, “Gã điên” bước vào trận với một sự tự tin ngập tràn. Anh chia sẻ rằng anh tin tưởng những chiến thuật của anh sẽ phát huy tác dụng.

Vào trận với thái độ lạnh lùng như thường lệ, nhưng khác với thói quen lao lên để chiếm lấy một vị trí tốt nhất có thể, lần này Cao Việt Nam chủ động duy trì vị trí xuất phát ở đoạn đầu. Sau đó đến khúc cua đầu tiên anh chủ động vào cua muộn hơn các đối thủ và chiếm lấy vị trí số 18/33 một cách đầy bất ngờ mặc dù anh xuất phát ở vị trí thứ 28/33.

Và kể từ đây, Cao Việt Nam chính thức “cầm đầu” một nhóm với khoảng 15 tay đua phía sau. Nếu như ở phía trên kịch bản ngày đầu tiên tiếp tục lặp lại, Rheza Danica Ahrens (Indonesia) tiếp tục bỏ xa những tay đua phía sau tới khoảng 5 giây cuộc chiến trong nhóm cạnh tranh cùng Cao Việt Nam lại diễn ra “không khoan nhượng”.

Nếu như ngày hôm qua là cuộc đua song mã giữa Ono và “Gã điên” thì hôm nay là cuộc chiến “ngũ mã”. 5 tay đua cùng cạnh tranh cho vị trí thứ 17 và ưu thế hoàn toàn thuộc về Cao Việt Nam.

Các đối thủ của anh tìm mọi cách để lao lên tấn công anh, nhưng trong một ngày thi đấu như “lên đồng”, Cao Việt Nam cho thấy anh hoàn toàn có thể tạo nên bất ngờ. Cao Việt Nam cho thấy một hình ảnh hòa trộn của liều lĩnh, lì lợm và mạnh mẽ. Đôi khi anh để các đối thủ vượt qua nhưng sau đó nhanh chóng anh lấy lại được vị trí nhờ những khúc cua gấp.

Đỉnh điểm của cuộc đấu diễn ra ở vòng cuối cùng. Ở khúc cua thứ 8, Cao Việt Nam và Masato Fernando (Philippines) đang so kè quyết liệt, khi lên tới đầu dốc, Fernando lao lên chủ động tì sát Cao Việt Nam nhằm vượt lên. Rất nhanh chóng Cao Việt Nam đánh lái vào phía trong khiến Fernando bị hẫng và trượt ngã, một pha xử lý cực kỳ đẳng cấp của Cao Việt Nam.

Lúc này anh đang xếp ở vị trí thứ 17 và vị trí này coi như đã nằm chắc trong tay anh khi ở những khúc cua còn lại anh luôn chiến ưu thế tuyệt đối so với các đối thủ. Tuy nhiên, đến khúc cua số 12, trong một tích tắc, Cao Việt Nam bị lưỡng lự trong việc phanh, pha xử lý lỗi này khiến “Gã điên” bị mất lái và qua đó bị tới 3 đối thủ khác loại bỏ trong khúc cua cuối cùng này. Một lỗi lầm quá đáng tiếc của Cao Việt Nam khi anh hoàn toàn có thể làm tốt hơn. Chính vì thế mà vị trí thứ 20 mặc dù đã cải thiện được 2 bậc so với ngày thi đấu đầu tiên nhưng chắc chắn không thể khiến anh hài lòng.

Chia sẻ sau trận đấu, Cao Việt Nam cho biết: “Em tiếc quá, em đã có trận đấu tốt nhất từ đầu mùa giải. Em đã tính toán rất kĩ, ở sân này những khúc cua gấp những tay đua khác thường vào chậm, nhưng em thì chủ động vào nhanh và điều đó đã phát huy hiệu quả. Khúc cua cuối em xử lý quá tệ, em cảm thấy rất tiếc nuối. Em đang mong chặng tiếp theo tới thật nhanh.”

Chứng kiến Cao Việt Nam thi đấu, điều khiến nhiều người tiếc cho anh nhất chính là vị trí xuất phát thứ 28 của anh. Anh đã cải thiện được tới 8 bậc so với vị trí xuất phát. Trong đua xe việc cải thiện tới 8 bậc là một “chiến tích” thực sự xuất sắc. Nếu Cao Việt Nam có thể xuất phát trong vị trí top 10 thì anh hoàn toàn có thể giành được podium.

“Gã điên” Cao Việt Nam cần phải cải thiện ngay lập tức thành tích ở những ngày đua phân hạng nếu như anh muốn có được những điểm số đầu tiên tại ARRC 2018.

Chặng 3 của mùa giải ARRC vừa khép lại tại Nhật Bản và để lại rất nhiều cảm xúc tích cực cho Honda Việt Nam Racing. Mặc dù phải chịu một sự tổn thất lớn về mặt nhân sự khi mà tay đua Nguyễn Vũ Thanh không thể tham dự nội dung UB150 nhưng với Lê Khánh Lộc, có thể nói rằng Honda Việt Nam Racing đã có thêm một sự lựa chọn mới đầy thú vị và tiềm năng. Sẽ không quá bất ngờ nếu như trong thời gian tới sẽ thấy Nguyễn Vũ Thanh và Lê Khánh Lộc cùng sát cánh trong màu áo của Honda Việt Nam Racing để chinh chiến tại ARRC.

Trong khi đó, Cao Việt Nam tiếp tục cho thấy sự tiến bộ từng ngày, phong cách thi đấu của anh ngày càng định hình rõ và đặc biệt là tư duy chiến thuật sắc sảo hơn, táo bạo hơn. Với đà tiến bộ này, chắc chắn Cao Việt Nam sẽ có thể lọt vào top 15 trong thời gian tới.

Honda Việt Nam Racing đang đi đúng hướng trong mục tiêu trở thanh một thế lực thực sự tại ARRC và chặng đua thứ 3 tại Nhật Bản này có thể coi là một chặng đua thành công của Honda Việt Nam Racing.

Theo VnMedia

TIN LIÊN QUAN

Hai tay đua Việt Nam chuẩn bị bước vào cuộc đua ARRC cuối cùng năm 2018

Chặng đua cuối cùng chuẩn bị khởi tranh tại trường đua quốc tế Chang International, Thái Lan vào 2 ngày 1-2/12 tới sẽ là màn thể hiện cuối cùng của hai tay đua Việt Nam trong mùa giải ARRC 2018.

Chặng thứ 5 - chặng đua áp chót của mùa giải ARRC 2018 chuẩn bị khởi tranh

Những ngày qua, cả thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng luôn dõi theo để chia sẻ cùng Indonesia khi nước bạn phải hứng chịu những hậu quả thảm khốc của thảm họa kép động đất - sóng thần ập đến cách đây không lâu. Hi vọng “Xứ Vạn Đảo” sẽ sớm

Honda Việt Nam tham gia chặng 5 giải đua xe ARRC 2017 tại Ấn Độ

Honda Việt Nam tham gia chặng 5 giải đua xe ARRC 2017 tại Ấn Độ. Giải đua Motor Châu Á (ARRC) là một trong những giải đua xe uy tín nhất thế giới hiện nay, chỉ xếp sau MotoGP, quy tụ những tay đua tài năng và chuyên nghiệp tham gia thi đấu ở tất cả

ARRC 2018 chặng I: Khởi đầu đầy hy vọng

Đầu tiên là về thành phần tay đua tham dự giải, năm nay Honda Việt Nam đã thực hiện một cuộc cách mạng nhân sự thực sự. Thay thế Bùi Duy Thông ở nội dung AP250 là Cao Việt Nam - tay đua đã gắn bó với ARRC 2 năm qua ở nội dung UB150.

[ARRC 2018] Chặng 5 Indonesia - Khi thần may mắn ngủ quên

Thậm chí cuộc chiến cho vị trí thứ 4 này cũng khó khăn khi ở chặng đua tại Indonesia sẽ có thêm từ 5 - 6 tay đua tự do của nước chủ nhà sẽ đăng kí tham dự, do đó mức độ cạnh tranh sẽ được tăng lên rất nhiều. Cụ thể nội dung AP250 của Cao Việt Nam

[ARRC 2018] Chặng Ấn Độ - Vượt mọi thử thách, Cao Việt Nam giành thứ hạng cao nhất sự nghiệp đua xe!

Đây là tin xấu đối với toàn bộ đội đua Yuzy Honda Việt Nam Racing khi đối diện với nguy cơ phải hủy bỏ chặng thi đấu này. Tuy vậy, Honda Việt Nam xác định sẽ cố gắng hết sức để tay đua Cao Việt Nam vẫn có thể thi đấu. Tay đua Cao Việt Nam, kỹ

Soi Exciter 150 của đội đua Uma Racing sử dụng phuộc trước Winner 150

Giải đua ARRC 2018 đang được các đội đua chạy thử để bước vào ngày đua chính thức. Ai cũng hiểu rõ và ngay cả đội đua chính thức cũng phải công nhận phuộc trước + chảng 3 của Exciter 150 rất yếu và không thỏa điều kiện sử dụng trong đường đua. Do

Hình ảnh cận cảnh Honda CBR250RR trong giải đua ARRC 2018

Tham gia vào hệ thức đua AP250 của giải đua ARRC 2018 bao gồm có cả Yamaha R25 và Honda CBR250RR. Trong đó, Yamaha R25 được thay đổi khá nhiều về kiểu dáng bên ngoài để phù hợp với khí động học nhưng ngược lại với CBR250RR vẫn giữ kiểu dáng ban đầu

THỦ THUẬT HAY

7 thủ thuật hay nhất trên Android không phải ai cũng biết

Android, hệ điều hành phổ biến nhất thế giới hiện nay mới hàng tỷ thiết bị đang hoạt động. Và sau đây, mình sẽ tổng hợp lại 9 thủ thuật hay nhất,...

Intel Core i9 so với i7 và i5: Bạn nên mua CPU nào?

Intel mới đây đã ra mắt dòng CPU Core i thế hệ thứ 12 dành cho máy bàn với ba tùy chọn gồm Core i5, i7 và i9 cao cấp nhất. Nhưng đâu mới là CPU mà bạn nên chọn cho công việc của mình?

Tạo dòng trạng thái Facebook trên phông nền viết tay

Thế giới di động - Trong thời gian qua, hẳn nhiều group công nghệ sôi sục trào lưu tạo hình có trang cá nhân Facebook độc đáo bằng Picsart đúng không nào? Nhưng...

YUMI phần mềm tạo boot đa cấu hình trên USB

Bạn mất rất nhiều thời gian để tìm kiếm, xem hưỡng dẫn tạo một đĩa boot cho riêng mình. Bạn quá mệt mỏi khi làm theo những hưỡng dẫn rắc rối, khó hiểu để có được một đĩa Boot ưng ý. Với YUMI boot đa cấu hình sẽ giải

Những mục nào cần chú ý khi dọn dẹp bộ nhớ trên macOS?

Việc dọn dẹp bộ nhớ trên macOS Sierra sẽ giúp máy hoạt động nhanh hơn, đặc biệt có thể lấy lại dung lượng lớn lưu trữ cho hệ thống.

ĐÁNH GIÁ NHANH

Đánh giá chi tiết Xiaomi Mi 5s: máy đẹp, hiệu năng mạnh, pin tốt

Xiaomi Mi 5s có vẻ như đang bị rơi vào lãng quên, nhưng thực sự thì đây vẫn là chiếc điện thoại được đánh giá rất nên mua vào thời điểm này

Đánh giá chi tiết iPhone 8: Smartphone đang bị lãng quên của Apple?

Tạm gác lại câu chuyện nói về sự nhàm chán về thiết kế trên iPhone 8, chúng ta có một chiếc máy đơn giản nhưng vẫn hài hoà trong từng đường nét. Khung kim loại cứng cáp, mặt lưng kính bóng bẩy cùng các góc bo cong mềm

Đánh giá Asus Zenfone 3 Max: thiết kế ấn tượng, thời lượng pin tốt

Không chỉ sở hữu thiết kế kim loại nguyên khối đẹp mắt, Asus Zenfone 3 Max còn ghi điểm với người dùng nhờ thời lượng pin vô cùng ấn tượng.