Trên thực tế, tuyên bố này có vẻ tương đồng với xu hướng của nhiều nước khác. Châu Âu được coi là khu vực ủng hộ xe điện nhất, song là Trung Quốc mới được đánh giá là thị trường số một của loại phương tiện này, do nhiều thành phố lớn của nước này hiện luôn trong tình trạng báo động về vấn đề ô nhiễm không khí.
Michael Greenstone - chuyên gia năng lượng và môi trường tại Đại học Chicago - đã nghiên cứu về chất lượng không khí tại 154 thành phố ở Trung Quốc từ năm 1981 đến năm 2012, và chỉ ra rằng việc ô nhiễm nặng khiến tuổi thọ người dân giảm khoảng 3,1 năm do ung thư phổi hoặc đột quỵ ở mọi lứa tuổi.
Do yêu cầu cấp bách, Trung Quốc đã bắt đầu triên khai cấm xe máy chạy xăng từ 10 năm trước. Các nước Châu Âu hiện cũng lên lịch trình để cấm hoàn toàn xe sử dụng động cơ xăng hoặc diesel trong khoảng 10 năm kế tiếp, song song với việc liên tiếp nâng các tiêu chuẩn về khí thải khắt khe hơn như Euro 6, và hỗ trợ chi phí cho người mua mới xe điện (tới 4.500 bảng tại Anh).
Ông Đoàn Ngọc Linh – Chủ tịch kiêm CEO của hãng xe điện PEGA.
Nhiều hãng xe máy trên thế giới đã chuẩn bị cho cái chết của động cơ xăng, từ các hãng xe thể thao như KTM, Harley Davidson, Alta, Victory, Brutus… đều đã có phiên bản thử nghiệm, thậm chí chờ sản xuất chính thức. Thậm chí, Honda công bố đã có kế hoạch sản xuất đại trà mẫu xe EV-Cub trong năm 2018, vốn đã phát triển từ năm 1999.
Trao đổi về vấn đề này, ông Đoàn Ngọc Linh khẳng định: “Tôi đã sớm nhận ra động cơ đốt trong đã phát triển tới giới hạn và những công nghệ như phun xăng điện tử Fi không thể cứu vãn được tình hình ô nhiễm không khí hiện nay. Dĩ nhiên, không người Việt nào muốn chết sớm vì ô nhiễm không khí, và giá xăng dầu tăng liên tục vì thuế môi trường.”
Ông Linh cũng cho rằng nếu cơ chế thị trường chưa kịp thay đổi, người tiêu dùng nên tự bảo vệ sức khỏe và túi tiền của mình bằng cách sớm chuyển sang sử dụng xe điện. Giá điện hiện nay khá ổn định, và số tiền điện để phục vụ cho loại phương tiện này rất ít, tiết kiếm gấp 32 lần so với xăng.
Năm 2017, công ty này tuyên bố có thể tự chủ sản xuất được xe điện với tỉ lệ nội địa hóa cao và tận dụng các đối tác cung cấp linh kiện cho các hãng xe máy Nhật Bản để đảm bảo chất lượng. Ngoài ra, Pega đã xây dựng xong cơ sở lắp ráp xe, sử dụng động cơ điện của Bosch đến từ Đức, vốn được đánh giá có độ bền cực cao, thời gian bảo hành còn dài hơn cả động cơ xăng.
Theo ông Linh, mấu chốt của xe điện hiện nay là pin và ắc quy, song hiện nay Pega đã nâng quãng đường đi được sau một lần sạc từ 40km của năm 2012 thành khoảng 100km trong năm 2017. Công ty cho biết đang làm việc Bosch, Panasonic để cải tiến pin hơn, có tuổi thọ bền hơn và thời gian sạc ngắn hơn trong thời gian tới. Mới nhất, Pega đã hợp tác với Viettel để phát triển pin cho xe điện.
Ông cũng nhấn mạnh, xe điện hiện nay đều được thiết kế để vận hành như tay ga, song giá bán hiện tại đều rẻ hơn xe số phổ thông, và có thể nâng cấp dễ dàng với các tính năng thông minh. “Trước khi iPhone ra đời, không ai nghĩ sẽ cần tới smartphone. Và những chiếc xe điện cũng sẽ tạo ra cuộc cách mạng tương tự trong 5 năm tới.”
Hiện Pega bán 4 sản phẩm gồm 2 mẫu xe đạp điện là Zinger Color 3, Cap-A 3 và 2 mẫu xe máy điện là Crazy Bull 2, Trans. Giá xe dao động 12-18 triệu đồng. Ngoài ra công ty có kế hoạch ra mắt một mẫu scooter chạy điện trong năm nay.
Theo VnMedia