Hệ thống phát hiện qua tần số radio hay còn gọi là radar được cho là một trong những yếu tố quan trọng giúp quân đội Anh mang tới nhiều lợi thế cho quân Đồng Minh. Nếu không có hệ thống này, quân đội Đức của Hitler đã lên kế hoạch tấn công quốc gia này bất cứ lúc nào.
Nhưng radar không chỉ được dùng trong chiến tranh, công nghệ này đã thay đổi cuộc sống của chúng ta rất nhiều.
Dưới đây là 3 công nghệ có nguồn gốc từ quân sự và cách hoạt động của từng công nghệ:
1. Hệ thống radar
Hệ thống radar hoạt động theo nguyên lý gửi sóng vô tuyến điện từ tần số cao trong không khí và những sóng đó sẽ trả lại khi chạm vào các vật thể. Sử dụng bộ thu sóng vô tuyến để thu thập các sóng sẽ dễ dàng biết khoảng cách và tốc độ của các vật thể.
Những chiếc xe ngày nay sử dụng radar trong hệ thống kiểm soát hành trình tích cực, cảnh báo va chạm, cảnh báo điểm mù và một số tính năng tự động. Ngoài ra, còn có cảm biến siêu âm, thường được gắn ở cản trước và cản sau để phát hiện các vật thể ở tầm gần. Cảm biến này hoạt động trên nguyên tắc tương tự như sóng âm.
2. Hệ thống Head-Up Display (HUD)
Sự thành công của máy bay chiến đấu thường được dựa trên khả năng các phi công đưa ra các quyết định sớm nhất. Màn hình HUD sinh ra từ nhu cầu giúp các phi công tập trung và vẫn tiếp nhận được các thông tin quan trọng. Mắt của họ của phải tập trung vào vật thể có khoảng cách khác nhau và liếc xuống cụm đồng hồ sẽ mất thời gian cũng có nghĩa là sự khác biệt giữa cái sống và cái chết.
Hệ thống HUD trên ô tô hoạt động bằng cách chiếu hình ảnh lên bề mặt được xử lý của kính chắn gió ô tô hoặc một bảng điều khiển riêng biệt như trong máy bay chiến đấu. Đối với người lái xe, thông tin hiển thị xuất hiện trực quan, giúp lái xe luôn tập trung và không gây mỏi mắt. GM là hãng xe đầu tiên đưa công nghệ HUD vào ô tô từ năm 1988.
3. Hệ thống Global Positioning System (GPS)
Hệ thống định vị toàn cầu của Mỹ dựa trên một mạng lưới bao gồm ít nhất 24 vệ tinh xoay quanh trái đất ở độ cao khoảng 20.000 km, những vệ tinh này sẽ truyền vị trí theo sóng vô tuyến đến một máy thu mặt đất. Người nhận sau đó sẽ tính toán vị trí tương đối bằng phép đo trilateration (phép đo tam giác).
Năm 1983, sau khi một chiếc máy bay Air 747 của Korean Air cất cánh và bị Liên Xô bắn hạ, Tổng thống Mỹ Reagan đã ban hành một chỉ thị cho phép sử dụng GPS dân sự. Nhưng phải đến khi Tổng thống Clinton ban hành chính sách vào năm 2000 để sắp xếp lại các tín hiệu GPS dân sự thì hệ thống này mới chính xác như các hệ thống quân sự, đó cũng là lúc hệ thống định vị trong xe được phát triển.
Nguồn : AutoBikes